Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ tin vào giảng dạy phân môn Nhạc lí tập đọc nhạc - Trần Thị Thuý

doc 29 trang sangkien 9400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ tin vào giảng dạy phân môn Nhạc lí tập đọc nhạc - Trần Thị Thuý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_tin_vao_giang_day_p.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ tin vào giảng dạy phân môn Nhạc lí tập đọc nhạc - Trần Thị Thuý

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HIỆP HOÀ TRƯỜNG THCS THÁI SƠN  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN VÀO GIẢNG DẠY PHÂN MÔN NHẠC LÍ TẬP ĐỌC NHẠC Họ và tên:Trần Thị Thuý Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Thái Sơn Hiệp Hoà - Bắc Giang THÁI SƠN, THÁNG 3 NĂM 2017
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc ở Trường THCS” Trần Thị Thuý Trường THCS Thái Sơn Lời nói đầu Môn Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sỹ, ca sỹ, Mà chính là thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em, góp phần cùng với các môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học. Nhận thức này hết sức quan trọng, để từ đó định ra nội dung học tập và phương pháp giảng dạy thích hợp. Muốn thực hiện được phải cho các em tiếp cận với âm nhạc, tham gia ca hát, nghe và thực hành âm nhạc. Giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Âm nhạc và Mĩ thuật là những môn học chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trỡnh diễn tạo nờn những hỡnh tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, làm dung động lũng người, hướng con người hướng tới Chân - Thiện - Mĩ. Ngoài việc cho học sinh được hoạt động âm nhạc thông qua các giờ học hát, phải chú ý cho các em nghe nhạc, được tiếp xúc với những tác phẩm âm nhạc chọn lọc từ kho tàng âm nhạc dân gian, đem tới cho các em niềm vui và những cảm xúc cao thượng. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên cũng phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin
  3. (CNTT) trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm, qua đó từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho HS phổ thông không nhằm đào tạo các em trở thành những người làm nghề Âm nhạc mà thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em, nhằm góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học.
  4. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Công nghệ thông tin ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nó được khai thác và áp dụng có hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực, nghành nghề từ vi mô đến vĩ mô. Và có thể nói công nghệ thông tin thật sự là một trợ thủ đắc lực cho nhân loại. Nó giúp ích cho chúng ta từ công việc đến cuộc sống hàng ngày. Trước sự phát triển mạnh mẽ và những ưu điểm của công nghệ thông tin mang lại, những năm gần đây nghành giáo dục nước ta đã triển khai đồng loạt việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm đổi mới ph- ương pháp giáo dục, phát huy được vai trò tích cực học tập của học sinh, mang lại sự thích thú, ham học hỏi, tìm hiểu của học sinh qua từng tiết học cụ thể. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp giảng dạy đang được phát triển mạnh ở nhiều trường học không kể thành phố hay nông thôn. Việc áp dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong các tiết học đã và đang trở thành một việc làm không thể thiếu đối với mỗi ngời giáo viên thời đại mới. Trong nhà trường phổ thông, Âm nhạc là môn học còn mới so với nhiều môn học truyền thống khác nhưng ngược lại phụ trách bộ môn âm nhạc tại các trường phổ thông là các giáo viên trẻ có năng lực chuyên môn và khả năng nắm bắt, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy khá tốt đã phần nào thúc đẩy và phát huy được việc áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp giáo dục. Một trong các ứng dụng đơn giản nhưng hiệu quả mà cộng nghệ thông tin mang lại cho bộ môn âm nhạc đó chính là “ Giáo án điện tử” và các phần mềm hỗ trợ, liên quan như là: Powerpoirt; Flash; Dream wave; Violet; Encor; Finale Giảng dạy bằng giáo án điện tử hay nói cách khác là việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử trong giảng dạy mang
  5. lại hiệu quả rất lớn, các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật; các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hoá các bài giảng. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến các học sinh, sự t- ương tác hai chiều được thiết lập. Giáo án điện tử không những giúp tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Những năm gần đây được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trên tinh thần nội dung đó Sở GD-ĐT Bắc Giang đã chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên các môn học triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình. Cụ thể là: Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và phương pháp của môn nhạc, tránh sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc theo hướng lập trình. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như vậy với các môn hoạ, ngoại ngữ, toán, lịch sử, Giáo viên cần tích cực tham gia giới thiệu và tham khảo các phần mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website Bộ và trên Diễn đàn mạng giáo dục để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị, việc tạo điều kiện thuận lợi từ BGH nhà trường đang công tác, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phần mềm và đưa vào thực nghiệm trong dạy học, bước đầu đã có những kết qủa khả quan. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thiết kế bài soạn và giảng dạy trên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc, tôi mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu cách
  6. thức “ứng dụng công nghệ” trong quá trình giảng dạy để góp phần nâng chất lượng bộ môn đồng thời cuốn hút tất cả học sinh ham mê học môn âm nhạc trong nhà trư- ờng nói chung và biết ứng dụng trong cuộc sống nói riêng. Đó là lí do tôi chọn báo cáo chuyên đề: “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc ở trường THCS” làm đề tài nghiên cứu của tôi. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: * MỤC ĐÍCH : - Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy các bộ môn trong đó có bộ môn Âm nhạc đặc biệt là phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc cho học sinh THCS là một trong những phương tiện hiệu quả giúp học sinh tiếp cận với CNTT , bắt kịp su thế phát triển của thời đại , trang bị cho học sinh những kiến thức , những cảm thụ âm nhạc một cách sâu sắc đặc biệt có quan hệ thẩm mỹ với thế giới tự nhiên và con người. - Khơi dạy những khả năng sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật âm nhạc. - Trau dồi tình cảm đạo đức và niềm tin. - Đưa ra được phương pháp giảng dạy ứng dụng CNTT tốt nhất phục vụ cho việc dạy âm nhạc ở trường THCS, nhưng đồng thời qua đề tài này tôi cũng làm quen được từng bước công tác nghiên cứu khoa học. Từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc đối với học sinh bậc THCS. * PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp lý luận . - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực hành. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc ở trường THCS. - Tài liệu giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin các môn âm nhạc và những tài liệu có liên quan đến phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc.
  7. - 100% học sinh trường THCS Thái sơn. IV. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: Tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc trong trường THCS. Thu thập tài liệu có liên quan, nghiên cứu và biên soạn tiết dạy. V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: - Năm học 2015 – 2016;
  8. B. PHẦN NỘI DUNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU * SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ: Trải qua chiều dài lịch sử trong công tác giáo dục và đào tạo của đất nước nền giáo dục của chúng ta đã trải qua 2 hình thái dạy học cơ bản và đang trong giai đoạn tiến tới hình thức dạy học thứ 3. Nếu ở hai hình thức dạy học cũ với chủ tr- ương lấy người thầy là hạt nhân, trung tâm của mô hình giáo dục với hình thức “Thầy giáo chỉ đạo toàn diện học tập của học sinh” thì ở hình thái thứ 3 này chúng ta đã tiến một bước và thay đổi trung tâm giáo dục là đối tượng học sinh như Luật Giáo dục điều 28.2 đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” . Điều này sẽ dẫn đến vấn đề nảy sinh là buộc các nhà giáo phải thay đổi phư- ơng pháp giáo dục sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh, đáp ứng được yêu cầu xu thế phát triển của thời đại, góp phần xây dựng, đào tạo con ngời đảm bảo được ba mặt Đức - Trí -Thể, xây dựng đất nước với nền kinh tế phát triển theo chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Nếu ở hình thái giáo dục cổ điển, một giáo viên lên lớp giảng giải cho một số đông học sinh thì việc giao tiếp, truyền thụ kiến thức và nắm bắt tín hiệu ngược giữa thầy và trò sẽ bị hạn chế vì không đủ thời gian dành cho học sinh và công tác triển khai bài học, nếu hai công việc này cùng làm song song cần kể đến phải tiến hành các thí nghiệm, thực hành với các vật dụng lỉnh kỉnh, các mô hình tĩnh, các loại tranh ảnh cồng kềnh hoặc quá nhỏ để học sinh có thể quan sát thì đối với hình thái giáo dục hiện đại ( đổi mới phương pháp dạy học bằng việc vận dụng công nghệ thông tin) lại là một việc làm hết sức nhẹ nhàng, mang lại hiệu quả, thu hút đựơc sự chú ý, làm tăng hứng thú học tập, phát huy tối đa việc học của học sinh,