Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học môn Toán Lớp 1

doc 11 trang sangkien 11781
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học môn Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_doi_m.doc
  • docBan cam ket.doc
  • docBia.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học môn Toán Lớp 1

  1. ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học môn toán lớp 1 Tác giả: Dương Thị Thuý Trường Tiểu học Tiên Thanh I. Tóm tắt đề tài: Trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta có những bước phát triển đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để có được những thắng lợi trên phải kể đến sự thay đổi về giáo dục như: cập nhật các nền giáo dục tiên tiến của các nước bạn, từ đó thay đổi phương pháp dạy học cũng như phương tiện dạy dọc cho phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới. Đã đưa công nghệ thông tin vào dạy học giúp học sinh được tiếp cận với khoa học hiện đại của thế giới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhất là áp dụng dạy học bằng giáo án điện tử từ bậc tiểu học giúp các em say mê học tập thông qua các hình ảnh động nâng cao việc tiếp thu các môn học như Toán, Tiếng Việt và các môn học khác. Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một yêu cầu quan trọng trong đổi mới phương pháp DH. Trường tiểu học Tiên Thanh cũng như các trường tiểu học khác cần quan tâm đến viếc ựng dụng CNTT vào dạy học tất cả các môn học trong đó có môn toán. Vì nội dung daỵ học ở môn toán ở tiểu học nói chung và lớp một nói riêng có rất nhiều vấn đề trừu tượng. Để hỗ trợ việc dạy và học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh hoạ. Nhiều GV tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ khác như tranh, ảnh, mô hình, sơ đồ Giáo viên hướng dẫn Hs quan sát, kèm theo lời mô tả, giải thích với mục đích giúp cho Hs hiểu bài hơn. Cho nên, đối với những nội dung khó mà GV chỉ dùng lời nói và các hình ảnh tĩnh để minh hoạ thì Hs vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em còn mơ hồ. Chính vì vậy nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của vấn đề “ Vì sao như vậy”, kỹ năng vận dụng thực tế hiệu quả chưa cao. Khi giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng CNTT vào dạy toán, giáo viên giúp Hs từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng lôgíc, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Giờ học toán diễn ra nhẹ nhàng, cụ thể, sinh động mhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, từ đó các em thích thú với việc học toán. Việc sử dụng đồ dùng trực quan hiện đại là một phương tiện có tác dụng lớn trong việc trợ giúp cho các em tiếp thu kiến thức, phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tự học không ngừng được nâng cao. Thực tế trong quá trình dạy học GV có ứng dụng CNTT ở một số tiết nhưng trong quá trình vận dụng còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả giờ dạy chưa cao. Vậy làm như thế nào để đổi
  2. mới PPDH, ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào mang lại hiệu quả cao trong giờ học toán? Chính vì những lý do trên với những kinh nghiệm qua thực tế dạy học. Chúng tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp về: “ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học môn toán lớp 1” Nghiên cứu tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 1 trường tiểu học Tiên Thanh. Lớp 1A là lớp thực nghiệm và lớp 1B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bảng cộng (Toán 1, nội dung (lập bảng cộng 3, 4 ). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của các em. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 8, 05; điểm kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7, 21. Kết quả kiểm chứng t - test cho thấy p < 0, 05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng : “ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới dạy học môn toán lớp 1” đã nâng cao kết quả học tập khi dạy các bài về lập bảng cộng cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Tiên Thanh. II. Giới thiệu: Trong SGK toán ở tiểu học nói chung và SGK toán ở lớp 1 nói riêng các hình ảnh như con vật, cây cối, các hiện tượng sự vật chỉ là hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ, kém sinh động màu sắc mờ nhạt . Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình ảnh rực rỡ, sinh động, kèm theo âm thanh ngộ nghĩnh, con vật có thể chạy nhảy, cây rung, sóng nước góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và phù hợp với Hs tiểu học. Tại trường tiểu học Tiên Thanh, giáo viên mới chỉ sử dụng máy tính để soạn giáo án. Số giáo viên biết sử dụng phần mềm PowerPoint còn ít, nhưng chủ yếu mới dừng lại ở việc biết trình chiếu kênh chữ chứ chưa nắm được cách khai thác các hình ảnh động, các video clip phục vụ cho bài học. Năng lực tiếp thu của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn: do trình độ, hoặc tuổi cao, do sức khoẻ còn hạn chế. Giáo viên chưa có điều kiện tiếp cận được những thông tin về tin học do chưa có thời gian. Một phần cũng do đặc thù của giáo viên tiểu học: Vừa dạy vừa chăm học sinh, hiện nay trường có 100% lớp học 2 buổi /ngày. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho rằng: đây là việc làm không cần thiết cho nên việc tự học còn hạn chế. Khả năng thiết kế bài giảng của giáo viên: Từ khâu lựa chọn các hình ảnh đến việc đưa hình ảnh đó dạy vào lúc nào? Dạy như thế nào? Còn lúng túng.
  3. Thao tác của giáo viên không thể tuỳ tiện mà phải tuân theo thao tác kỹ thuật công nghệ của máy tính. Vì vậy không dễ gì ai cũng có thể làm được (đặc biệt với giáo viên đã lớn tuổi) Qua thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chỉ sử dụng các hình ảnh trong SGK không có hình ảnh động và âm thanh. Treo tranh lên bảng cho các em quan sát và cố gắng đưa ra một loạt câu hỏi gợi mở dẫn dắt cho Hs lĩnh hội vấn đề. Học sinh tích cực động não, suy nghĩ tìm cách trả lời câu hỏi của cô, từ đó giải quyết vấn đề. Kết quả là Hs thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu về sự vật hiện tượng, kỹ năng vận dụng vào thực tế chưa cao. Để thay đổi thực tế trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các tệp có định dạng FLASH, giáo viên sử dụng hình ảnh động và âm thanh thay cho các hình ảnh tĩnh và khai thác nó như một thông tin dẫn đến kiến thức. GIải pháp thay thế: Đưa các tệp có định dạng FLASH, giáo viên kích hình ảnh cho Hs quan sát, nêu hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp các em phát hiện kiến thức. Vấn đề đổi mới PPDH có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đã được nhiều giáo viên trình bày trong các hội thảo về giáo dục. Như: - SKKN: “ứng dụng CNTT trong dạy học” - Phạm Quang Thiện - trường tiểu học Hồ Văn Cường- Huyện Tân Phú- Bình Định - Bài công nghệ với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học của GS TSKH Lâm Quang Thiệp. - Bài Những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng CNTT đối với người giáo viên của tác giả Đào Thái Lai, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam. - Sáng kiến kinh nghiệm: ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của cố giáo Trần Hồng Vân, trường tiểu học Cát Linh Hà Nội. - Đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học của Vũ Văn Đức - MS 756. Các nghiên cứu này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học. Nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học của các thầy, cô giáo trường CĐSP cũng đã đề cập đến vấn đề ựng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Các đề tài, tài liệu đó đều bàn về sử dụng CNTT như thế nào trong dạy mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc hướng dẫn sử dụng các tệp thông tin có định dạng FLASH và Video clip trong dạy học. Chúng tôi mong muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng các FLASH hỗ trợ cho giáo viên khi dạy mảng kiến thức lập bảng cộng cho học sinh lớp 1. Từ nguồn cung cấp thông tin sinh động đó, các em tự khám phá lấy kiến thức khoa học. Từ đó, truyền cho học sinh lòng tin vào khoa học, say mê khám
  4. phá khoa học, yêu thích khoa học và biết vận dụng các ứng dụng tích cực của nó vào đời sống. Vấn đề nghiên cứu Khi sử dụng các tệp có định dạng FLASH vào dạy các bài có nội dung “Bảng cộng” có mang lại hiệu quả cao trong học tập của học sinh lớp 1 không? Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng tệp có định dạng FLASH vào dạy học sẽ nâng cao hiệu quả học tập các bài học về “Bảng cộng” cho học sinh lớp 1 trường tiểu học Tiên Thanh. III. Phương pháp: 1. Khách thể nghiên cứu: Khi nghiên cứu tôi đã chọn trường tiểu học Tiên Thanh vì trường có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. * Về giáo viên: Hai cô giáo giảng dạy lớp 1 có tuổi đời cũng không còn trẻ và tuổi nghề tương đương nhau, đều có thâm niên dạy lớp 1. Các cô đều là giáo viên dạy giỏi cấp huyện nhiều năm, có tâm huyết và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1. Tôi: Dương Thị Thuý - Giáo viên dạy lớp 1A và nhóm nghiên cứu (Lớp thực nghiệm) 2. Cô Vũ Thị Hoài - Giáo viên dạy lớp 1B (Lớp đối chứng) * Về học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về giới tính và học lực. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính và học lực của Hs lớp 1 trường tiểu học Tiên Thanh: Số Hs các nhóm Học lực Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Lớp 1A 26 14 12 5 10 10 1 Lớp 1B 26 15 11 5 9 10 2 Về ý thức học tập: các em ở hai lớp đều tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức. 2. Thiết kế: Tôi chọn tất cả các em học sinh trong 2 lớp 1. Lớp 1A là nhóm thực nghiệm và lớp 1B là nhóm đối chứng. Tôi và nhóm nghiên cứu dùng bài kiểm tra giữa học kỳ I môn toán làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hia nhóm này có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T - Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:
  5. Đối chứng Thực nghiệm Trung bình cộng 6,3 6,6 P = 0,3 P = 0,3 > 0,05 từ đó tôi thấy sự chênh lệch giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không đáng kể nên hai nhóm được coi là tương đương. Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu: Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ Thực nghiệm DH có sử dụng O1 Flash O3 Đối chứng DH không sử O2 dụng Flash O4 Đối với thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T - Test độc lập. 3, Quy trình nghiên cứu: - Cô Hoài dạy lớp đối chứng: Thiết kế bài học không sử dụng tệp thông tin, quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Cô Thuý và nhóm nghiên cứu thiết kế bài dạy có sử dụng tệp FLASH; sưu tầm và lựa chọn các thông tin tại các trang website bàigiảngđiệntử giáo viên.net và tham khảo các bài giảng của các đồng nghiệp (Nguyễn Thị Thuý - tiểu học Hoà Sơn A huyện Lương Sơn - Hoà Bình. Lê Thị Thanh Huyền - Tiểu học Số 2 Vinh An - Phú Vang - Thừa Thiên Huế. Trần Vân Anh - tiểu học Cát Linh - Hà Nội ) * Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành trong học kỳ I năm học 2011 - 2012, thực hiện theo kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quyết định số 16/ 2005/BGD&ĐT và theo thời khoá biểu của trường tiểu học Tiên Thanh để đảm bảo tính khách quan. Minh hoạ: Bài dạy: Phép cộng trong phạm vi 3 (SGK toán 1trang 44) I. Mục tiêu: - Giúp hs hình thành k/n ban đầu về phép cộng. - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3. - Biết làm tính cộng trong phạm vi 3. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy chiếu, máy soi. - HS: Bộ đồ dùng học toán. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1. KTBC: