Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí ở Lớp 5

doc 19 trang sangkien 11621
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_day_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí ở Lớp 5

  1. MỤC LỤC Tóm tắt đề tài 3 Giới thiệu . 4 +Giải pháp thay thế 4 +Vấn đề nghiên cứu 4 +Giả thuyết nghiên cứu 4 Phương pháp 5 + Khách thể nghiên cứu 5 +Thiết kế nghiên cứu 6 +Quy trình nghiên cứu 6 +Đo lường 7 Phân tích dữ liệu và kết quả 7 Bàn luận 8 Kết luận và khuyến nghị 9 Tài liệu tham khảo 10 Phụ lục DANH MẮC CHẮ CÁI VIẮT TẮT
  2. Trường Tiểu học số 2 Bình Hòa Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ PPDH Phương pháp dạy học CNTT Công nghệ thông tin SGK Sách giáo khoa TTĐ Trước tác động STĐ Sau tác động ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm GV Giáo viên HS Học sinh TB Trung bình K Khá G Giỏi Y Yếu Công nghệ thông tin và truyền thông là một thành tựu lớn của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Vì thế, ứng dụng CNTT trong dạy học ngày càng trở thành xu thế tất yếu, là công cụ đắc lực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc đổi mới phương pháp, Người thực hiện : Từ Thị Mỹ Dung Trang 2
  3. Trường Tiểu học số 2 Bình Hòa Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phương tiện dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Trước những yêu cầu, khuyến khích của ngành về việc đẩy mạnh sử dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy, trường Tiểu học số 2 Bình Hòa cũng rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Nếu như việc ứng dụng CNTT đã và đang phát huy hiệu quả đối với việc dạy và học nhiều bộ môn thì riêng với môn địa lý, CNTT có rất nhiều thuận lợi. Ở tiểu học, Địa lý cung cấp cho học sinh về các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lý đơn giản. Trong đó có nhiều khái niệm trừu tượng không gây ấn tượng cho các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức, các em khó nhận biết, mau quên. Để hỗ trợ việc dạy học các nội dung này, SGK cũng có khá nhiều hình ảnh minh họa, có sơ đồ, biểu đồ, lược đồ giúp các em hình thành biểu tượng về các hiện tượng địa lí. Tuy nhiên, đối với những nội dung khó mà GV chỉ dùng lời nói và các hình ảnh tĩnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộc bài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng. Hơn nữa, khả năng tổng hợp còn hạn chế, khi học xong các em dễ lẫn lộn đặc điểm của vùng này với vùng kia. Giải pháp của chúng tôi là ứng dụng CNTT vào dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí ở lớp 5. Với sự hỗ trợ của CNTT như giáo án điện tử, máy chiếu, tranh ảnh và tư liệu trên Internet, flash, video clip, nhằm giúp học sinh tham gia vào bài tích cực hơn, tạo không khí tiết học thêm sinh động, biến mỗi giờ học địa lí đối với các em thật là một giờ học vui, lí thú như được đi du lịch, được giải trí bằng phim ảnh. Trong khi, quá trình lên lớp giáo viên không phải nặng nề chuẩn bị đồ dùng dạy học mà vẫn truyền tải được tới cho học sinh đầy đủ hệ thống kiến thức cần thiết, liên hệ sát với thực tiễn cuộc sống qua các thông tin chính xác, cập nhật kịp thời cũng như hệ thống tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ trực quan sinh động. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 5 trường Tiểu học số 2 Bình Hòa. Lớp 5A là lớp thực nghiệm và 5B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ 1 – 15 (Địa lí 5, nội dung Địa lí Việt Nam). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,9; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,5. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng Ứng dụng CNTT trong dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học số 2 Bình Hòa. Người thực hiện : Từ Thị Mỹ Dung Trang 3
  4. Trường Tiểu học số 2 Bình Hòa Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng GIỚI THIỆU Trong SGK ở tiểu học các hình ảnh như cây cỏ, con người (các dân tộc), các lược đồ, sơ đồ, các hiện tượng tự nhiên như biển cả, sông ngòi, đất, rừng chỉ là những hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ, kém sinh động. Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình màu rực rỡ, sinh động, kèm theo âm thanh ngộ nghĩnh, cây rung, nước chảy, các mũi tên động chỉ hướng gió, vùng miền, góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và phù hợp với học sinh tiểu học. Thực tế ở trường tiểu học số 2 Bình Hòa, giáo viên mới chỉ sử dụng máy tính để soạn giáo án. Một số giáo viên biết sử dụng phầm mềm PowerPoint nhưng chủ yếu mới dừng lại ở việc trình chiếu kênh chữ chứ chưa biết khai thác các hình ảnh động, các video clip phục vụ cho bài học. Trong giảng dạy môn Địa lí, giáo viên chỉ sử dụng các phiên bản tranh ảnh trong SGK treo lên bảng cho học sinh quan sát, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là số học sinh tham gia vào các hoạt động của bài học ít, giờ học kém sinh động, học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, mau quên. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các phương tiện CNTT như giáo án điện tử, máy chiếu, tranh ảnh- thông tin- tư liệu trên Internet, flash, video clip, vào dạy học thay cho các phiên bản tranh ảnh, lược đồ, bảng phụ và khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức . Giải pháp thay thế: Khi dạy các bài học về Địa lí Việt Nam, giáo viên soạn bài bằng giáo án điện tử (Từ bài 1 đến bài 15, trừ bài 7: Ôn tập). Tùy theo nội dung bài học, giáo viên tạo hiệu ứng màu, hiệu ứng chuyển động trên flash để xác định các vùng miền, mô tả hướng gió, vị trí của một số địa điểm trên bản đồ, lược đồ, thiết lập các mối quan hệ địa lí bằng sơ đồ, Sưu tầm thêm hình ảnh và các đoạn video clip để mô tả lũ lụt - hạn hán, tác hại của lũ lụt - hạn hán, sông ngòi mùa lũ - mùa cạn, giới thiệu các dân tộc trên đất nước ta, các bãi biển đẹp, các loại rừng, các loại đất, các loại cây trồng, các hoạt động về lâm nghiệp-thủy sản, các ngành nghề công nghiệp và thủ công, các tuyến đường, các loại hình giao thông, Soạn các bài tập trắc nghiệm, tạo các ô chữ với những ô chữ liên quan đến những nội dung cơ bản cần ghi nhớ của bài học, đó là cách củng cố bài rất thú vị, nó tạo cho giờ học sự sôi động, vui vẻ thoải mái và khắc sâu được kiến thức. Về vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng đã có nhiều bài viết, nhiều đề tài khoa học đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học. Ví dụ: Người thực hiện : Từ Thị Mỹ Dung Trang 4
  5. Trường Tiểu học số 2 Bình Hòa Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng + Nguyễn Thị Thấn (Đồng tác giả), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học môn Khoa học lớp 5, Tạp chí Giáo dục, Đặc san kì 2 (2006), 30-32. + PGS.TS Phạm Xuân Hậu - CN.Phạm Văn Danh, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Bài viết được trích từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Tăng cường năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin trong Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học" do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với ĐHQG Tp.HCM tổ chức. + Phạm Văn Danh, Trung tâm Công nghệ dạy học - Viện Nghiên cứu Giáo dục, Bài viết được lấy từ Kỷ yếu hội thảo: "Đánh giá năng lực ICT trong dạy học của đội ngũ giáo viên các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề" tháng 4/2009, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM. + Bùi Xuân Đông, giáo viên trường PTTH Tân Lâm - Quảng Trị, Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong vấn đề soạn giảng và dạy học môn hóa học . + Nguyễn Thế Hùng, giáo viên trường THCS Nguyễn Tri Phương – Quảng Trị, Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Địa lí khối trung học cơ sở. Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng các phương tiện CNTT hỗ trợ cho giáo viên khi hình thành các biểu tượng về sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ địa lý cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học. Bằng phương tiện trực quan sinh động, cụ thể, khoa học, chính xác, giáo viên sẽ phát huy triệt để hệ thống kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình, tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tích cực, tự khám phá ra kiến thức, liên hệ với thực tiễn cuộc sống. Qua đó, truyền cho các em lòng ham học hỏi, ý thức bảo vệ và niềm say mê tìm hiểu môi trường xung quanh, quê hương, đất nước, khám phá thế giới. Vấn đề nghiên cứu: Việc ứng dụng CNTT vào dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 5 không? Giả thuyết nghiên cứu: Ứng dụng CNTT vào dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài học thuộc phần Địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 5 trường tiểu học số 2 Bình Hòa. PHƯƠNG PHÁP a. Khách thể nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại trường Tiểu học số 2 Bình Hòa – nơi tôi trực tiếp giảng dạy. * Giáo viên: Người thực hiện : Từ Thị Mỹ Dung Trang 5
  6. Trường Tiểu học số 2 Bình Hòa Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Hai cô giáo giảng dạy hai lớp 5 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1. Trần Thị Thu An – Giáo viên dạy lớp 5A (Lớp thực nghiệm) 2. Nguyễn Thị Kim Linh – Giáo viên dạy lớp 5B (Lớp đối chứng) * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau: Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 5 trường Tiểu học số 2 Bình Hòa: Số HS các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Lớp 5A 27 17 10 27 Lớp 5 B 27 16 11 27 Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động. Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. b.Thiết kế Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 5A là nhóm thực nghiệm và 5B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra cuối năm môn Địa lí năm học trước làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 7,4 7,3 p = 0,36 p = 0,36 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 Dạy học có ứng dụng O3 Người thực hiện : Từ Thị Mỹ Dung Trang 6