Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn

doc 18 trang sangkien 14141
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_thi.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn

  1. A. PHẦN MỞ ĐẦU. “Công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ tin học, vừa là công nghệ, vừa là kỹ thuật, bao trùm cả tin học, viễn thông và tự động hóa” (Nghị quyết 49/CP của Chính phủ về phát triển CNTT của Việt Nam năm 1996). Theo Chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 “CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng CNTT và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng”. Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, nhiều nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Bộ giáo dục và đào tạo đã yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Chính vì thế mà từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT đã chọn chủ đề năm học là “Năm ứng dụng CNTT”. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với tất cả những người làm nghề giáo. Đặc biệt là đối với các thầy cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn. Bởi môn Văn, với đặc thù vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật- nghệ thuật sử dụng ngôn từ, cho nên nhiều người quan niệm dạy - học Văn chủ yếu là dùng ngôn ngữ, nếu dạy bằng thiết bị máy móc CNTT sẽ làm mất đi chất văn vốn là đặc trưng riêng biệt của bộ môn này. Tuy nhiên lại cũng có nhiều quan điểm cho rằng, để cảm nhận đầy đủ và sâu sắc một tác phẩm, cần biết rõ bối cảnh lịch sử- xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, phong tục tập quán của một dân tộc; cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả; cảnh vật thiên nhiên ở nơi này, nơi khác, nước này, nước khác được mô tả trong tác phẩm mà học sinh chưa hình dung rõ nét, thì sử dụng phương tiện nghe nhìn, soạn bài giảng điện tử đề chèn âm thanh, hình ảnh, tư liệu có liên quan đến tác phẩm một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ là rất cần thiết để làm bài học sinh động hơn, thu hút được sự hứng thú của học sinh. 1
  2. Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7, tôi không khỏi băn khoăn, suy nghĩ: “Làm thế nào để xây dựng được một giờ dạy Ngữ văn tốt nhất vừa đáp ứng được yêu cầu của môn học, vừa phù hợp với học sinh của mình để các em có hứng thú khi học môn này, yêu văn và tìm thấy niềm say mê đối với bộ môn”? Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, của đồng nghiệp và tự học tôi đã có một vốn tin học cơ bản. Từ những điều đã tiếp thu được qua các đợt tập huấn chuyên đề hè 2009 – 2010 của Phòng GD – ĐT và đợt tập huấn vào ngày 15,16/03/2011 của Bộ GD, tôi nhận thấy cần mạnh dạn ứng dụng công nghệ tin học vào việc thiết kế bài giảng và giảng dạy bộ môn Ngữ văn với sự hỗ trợ của các phần mềm trong đó có phần mềm Powerpoint, kết hợp với các phương tiện hiện đại như máy vi tính, máy chiếu projector để làm cho giờ dạy học tươi vui, hấp dẫn và mới mẻ hơn. Cách làm đó còn có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở nhà trường bậc THCS. Từ thực tế những việc đã làm được tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để đồng nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh nghiệm và vận dụng một cách có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, giảng dạy bộ môn Ngữ văn”. Với đề tài này, tôi không có tham vọng viết tất cả về công dụng của phần mềm Powerpoint trong thiết kế và giảng dạy Ngữ văn vì sự hiểu biết về tin học còn hạn chế. Đề tài này được tôi thử nghiệm và thực hành trong chương trình Ngữ văn lớp 7 từ đầu năm học 2009-2010.Với một người giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy môn ngữ văn lớp 7 trong thời gian hai năm học. Bản thân tôi thấy đây là nhiệm vụ hết sức cần thiết của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn đồng thời ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy mà ngành đề ra. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm vào thiết kế và giảng dạy Ngữ văn là một trong những phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh. II. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN. Trong thời gian qua cũng như hiện nay, dạy học Ngữ văn gặp nhiều khó khăn bởi vì phần lớn học sinh thờ ơ với môn học này, thậm chí có không ít học sinh coi môn 2
  3. Ngữ văn là một cực hình. Điều này có một phần nguyên nhân từ phương pháp truyền giảng của giáo viên. Một bộ phận không nhỏ giáo viên Ngữ văn chưa có sự sáng tạo cần thiết, ít tìm tòi về mặt phương pháp – phương tiện dạy học. Từ đó dẫn đến phương pháp dạy học Ngữ văn hết sức khuôn sáo, nhàm chán, thủ tiêu hứng thú học tập của học sinh. Trong những năm trở lại đây một số giáo viên đã cố gắng ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng rối mắt. Nhiều giờ dạy giáo viên còn ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao. Nguyên nhân của việc chưa hoặc ít ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn là do môn Ngữ văn là môn học mang tính thẩm mỹ, tính cảm xúc, tính đa nghĩa. Hình tượng văn chương là hình tượng phi vật thể đòi hỏi người học phải liên tưởng, tưởng tượng và huy động cảm xúc chủ quan của mình nên khó sử dụng giáo cụ trực quan. Hơn nữa, cơ sở vật chất, kỹ thuật dạy học ở trường còn thiếu thốn. Nguyên nhân chủ quan là trình độ tin học và anh văn của giáo viên Ngữ văn hiện nay còn hạn chế. Cho nên, hầu hết giáo viên còn rất lúng túng trước các vấn đề CNTT. Giáo viên Ngữ văn ngại thay đổi, dè dặt với công nghệ mới, sợ mất nhiều thời gian học tập, chuẩn bị. Việc soạn giảng với các phần mềm mất rất nhiều thời gian, một tiết dạy 45 phút có khi phải chuẩn bị trước vài ngày thậm chí cả tháng trời, rồi máy hư, phần mềm bị lỗi tất cả sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giờ dạy của giáo viên. Chính vì những khó khăn đó mà các giáo viên chỉ ứng dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ thông. Mục đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong các tình huống này. III. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ. 1. Nguyên tắc khi ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ Văn. Môn Ngữ văn ở trường phổ thông bao gồm các phân môn Đọc – Hiểu văn bản, Tiếng Việt và Làm văn. Trong các phân môn này không phải phân môn nào và không phải bài nào, phần nào của mỗi phân môn cũng đều có thể ứng dụng CNTT để giảng dạy được. Và đương nhiên không phải bất cứ tiết nào, bài nào cũng biến thành giáo án điện tử để trình chiếu được. Muốn ứng dụng CNTT thật sự hiệu quả phải chọn các nội dung, các vấn đề phù hợp. 3
  4. Khi sử dụng các phầm mềm thiết kế giáo án điện tử phải thận trọng, cân nhắc để lựa chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách chạy chữ, thiết kế màn hình, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, tránh lạm dụng. Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy. Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng CNTT chỉ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo dục con người không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hóa được như giáo dục nhân văn, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ Xác định điều này, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng CNTT, xem CNTT là độc tôn, là duy nhất. Để ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng CNTT. 2. Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử. Thiết kế một giáo án điện tử không thể tuỳ tiện, tuỳ hứng mà cần tuân theo những quy tắc, quy trình nhất định tương tự như quá trình soạn một giáo án truyền thống. Việc soạn giảng có thể tiến hành theo các bước sau: - Xác định rõ mục tiêu bài dạy. - Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm. - Lựa chọn tư liệu, tranh ảnh, phim và những thông tin cần thiết phục vụ bài dạy. - Lựa chọn phầm mềm soạn giảng, lựa chọn cách trình bày, các hiệu ứng phù hợp xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động. - Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng. IV. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT TRONG THIẾT KẾ, GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN. 4