Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học sinh học tập, thực hành theo cặp, nhóm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học sinh học tập, thực hành theo cặp, nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoc_sinh_hoc_tap_thuc_hanh_the.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học sinh học tập, thực hành theo cặp, nhóm
- Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 9:”Tổ chức học tâp – Thực hành theo cặp nhóm” Sáng kiến kinh nghiệm: “ Tổ chức học sinh học tập - Thực hành theo cặp, nhóm ” i. Phần mở đầu 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế kỷ 21 - Thế kỷ của sự bựng nổ tri thức và sự phỏt triển vượt bậc của khoa học cụng nghệ. Đứng trước sự phỏt triển này, mỗi người giỏo viờn cần phải hoàn thành mục tiờu giỏo dục đào tạo và cần cú khả năng thớch ứng với xu hướng phỏt triển của xó hội - đú là vấn đề đa dạng hoỏ giỏo dục để đạt được mục tiờu giỏo dục là : Học tri thức- Học làm việc - Học để tồn tại. Vấn đề đổi mới phương phỏp giảng dạy là một cụng việc vụ cựng quan trọng đối với mỗi giỏo viờn, việc dạy và học ngoại ngữ cũng vậy,để đạt hiệu quả cao nhất trong mục tiờu giao tiếp, nắm bắt tri thức cựng hoà nhập vào sự phỏt triển của xó hội. Thực hiên chỉ thị số14/2001 ngày 11/6/2001 của Thủ tướng chính phủ và Nghị quyết số 40/2000 QH10 của Quốc hội về “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”. Năm học 2009-2010 Ngành giáo dục tiếp tục chỉ đạo cho các cán bộ giáo viên giảng dạy theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông. Việc đổi mới nội dung, chương trình và SGK là một nhu cầu tất yếu khách quan không những đối với ngành giáo dục mà còn phù hợp với sự phát triển của xã hội . Người thực hiện: Nguyễn Hà Phương 1
- Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 9:”Tổ chức học tâp – Thực hành theo cặp nhóm” Cùng với các môn học khác môn Tiến Anh ở bậc THCS cũng được đổi mới nội dung, chương trình và SGK, việc đổi mới đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy và học bộ môn này theo đặc thù riêng của nó. Mục tiêu của môn Tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỷ năng cơ bản về Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để thực hiện đúng mục tiêu đào tạo và từng bước nâng cao hiệu quả dạy học, việc đổi mới phương pháp là một vấn đề cấp bách và cần thiết. Phương pháp dạy học mới là lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động học tập, học sinh có động cơ học tập đúng đắn, đúng vai trò tích cực chủ động trong quá trình học tập. Học sinh được tham gia đúng góp kinh nghiệm hiểu biết của cá nhân mình trong quá trình học tập , học sinh được tham gia luyện tập thực hành giao tiếp có ý thức chủ định. Để làm tốt các hoạt động trên giáo viên phải biết tổ chưc hoạt động học tập cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh luyện tập ngôn ngữ qua các hoạt động giao tiếp. Điều đặc biệt là giáo viên phải biết sử dụng SGK và các phương tiện hỗ trợ quỏ trỡnh dạy học như việc ứng dụng công nghệ thông tin , biết kết hợp hài hoà các phương pháp phù hợp trong một tiết học. Qua quá trỡnh dạy học bản thân tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao hiệu quả đào tạo yếu tố quan trọng nhất là phải xác định và tổ chức thực hiện bằng được trong quá trình dạy học phải thực sự “Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm”, trong học tập phải biết vận dụng tối đa việc “Thực hành theo cặp, nhóm”. Suy nghĩ trên đây là định hướng quan trọng trong dạy học và chính là đề tài “Tổ chức học sinh học tập - thực hành theo cặp nhúm mụn Tiếng Anh lớp 9” mà bản thân tôi suy nghĩ, thực hành trong quá trình dạy học và đã thu được hiệu quả nhất định. Người thực hiện: Nguyễn Hà Phương 2
- Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 9:”Tổ chức học tâp – Thực hành theo cặp nhóm” 2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Là một giáo viên dạy tiếng Anh , bản thân tôi luôn trăn trở và tìm tòi giải pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức cho học sinh của mình một cách tích cực và có hiệu quả cao nhất, nhằm phát huy tính tự giác và chủ động của học sinh trong giờ dạy. Giáo viên phải là người lôi cuốn các em vào cỏc hoạt động bài học và đúng vai trò trung tâm , hướng dẫn cho học sinh dưới hình thức này hay hình thức khác trong cỏc hoạt động dạy học. Qua quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác, tự do suy nghĩ và tranh luận rút ra được nhiều bài học bổ ích, để đề xuất vấn đề đang thảo luận và giải quyết vấn đề một cách cụ thể hơn. Các em là đối tượng trung tâm, cho các em thực hành theo cặp, nhóm đẻ các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau kịp thời. Thực hành theo cặp, nhóm thì học sinh khá ,giỏi sẽ giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu, kém nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài học, dần dần các em sẽ biết cách tự học và nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn. Thực hành theo cặp , nhóm giúp các em có sự thi đua và có sự cố gắng, từ đó giáo viên phát hiện ra những em có khả năng để bồi dưỡng và giúp các em trở thành học sinh giỏi của bộ môn mình. Đồng thời thực hành theo cặp, nhóm giúp cho cácem có ý thức tự giác học tập ,mạnh dạn và tự tin, những em học yếu có thễe học được từ bạn phương pháp tự học theo phương châm:”Học thầy không tầy học bạn” 3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM Đề tài “Tổ chức học sinh học tập - Thực hành theo cặp, nhóm mụn Tiếng Anh 9 ” đã được tôi áp dụng vào trong các giờ dạy tiếng Anh cho học sinh các khối lớp tại trường THCS Tràng An trong quá trinh thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Người thực hiện: Nguyễn Hà Phương 3
- Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 9:”Tổ chức học tâp – Thực hành theo cặp nhóm” 4. ĐểNG GểP VỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình, bản thân tôi đã thực hiên phương pháp điều tra, phân tích từ những yêu cầu thực tiễn kết hợp với những kiến thức đã được học để đi đến những kết luận cho việc nghiên cứu. Giáo viên thừa nhận, đồng cảm, tôn trọng với nhu cầu mục đíchcủa học sinh, đạt được độ tin cậy, tạo được sức thuyết phục và kích thích động cơ bên trong của học sinh Dựa vào kinh nghiệm của học sinh rồi khai thác các kinh nghiệm đó, phát huy tính tích cực tự giác Đạt mức độ tối đa sự tham gia của người học, tối thiểu sựyêu cầu của người chỉ đạo (giáo viên). Phát huy năng lực tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy nghĩ tạo cho học sinh tính năng động, tự tin Thực hành theo cặp, nhóm giúp học sinh nhân ra điểm mạnh, điểm yếu từ phía người đối thoại và đặc biệt là tự nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó có ý chí phấn đấu giúp cho bản thân ngày càng tiến bộ hơn. Dễ dàng nhận thấy môi trường ngoại ngữ, điều khiển từ xa, chỉ cần nêu cách làm, hướng dẫn cụ thể rồi triển khai theo từng cặp, từng nhóm, phân vai giao trách nhiệm cụ thể và giáo viên dễ dàng quan sát phong cách, thu nhập kết quả thông qua việc thực hiện của từng học sinh. ii. Phần nội dung CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1. Cơ sở lý luận Bản chất của lý luận dạy học mới là phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể hoạt động của học tập, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận tri thức mới, Người thực hiện: Nguyễn Hà Phương 4
- Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 9:”Tổ chức học tâp – Thực hành theo cặp nhóm” luyện tập ngôn ngữ thông qua các hoạt động giao tiếp đa dạng dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động cặp ,nhóm. Trong quá trình dạy học ,để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt động tổ ,nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các lượng thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận và từ đó trả lại lượng thông tin mà cá nhân xử lý.Lượng thông tin của từng học sinh có thể đúng hoặc có thể sai một phần. Thông qua cặp , nhóm các em trả lại thông tin cho người dạy. Từ đó người dạy nắm bắt được mức độ tư duy, hiểu biết của các em. Quá trình này được diễn ra theo quan hệ hai chiều. Xét về lý luận dạy học thì đây là mối quan hệ biện chứng. Ngoài ra được ttrao đổi cặp , nhóm học sinh được rèn luyện thêm về kỷ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày một vấn đề trước một tập thể. Thông qua hoạt động này, các kỷ năng nghe,nói, đọc, viết của học sinh ngày càng được nâng cao. 2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn ứng dụng việc dạy học”Tổ chức học sinh học tập - thực hành theo cặp, nhóm” đem lại hiệu quả tương đối khả quan. Thông qua việc thực hành theo cặp, nhóm học sinh ở các lớp tôi thử nghiệm đã mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn trong các tiết học ở trên lớp. Mỗi lần tôi đưa một lượng thông tin và yêu cầu hoạt động theo cặp, nhóm là các em nắm bắt và thực hiện khá thành công. Trong khi thực hành các em tự uốn nắn cho nhau cách phát âm, cách dùng cấu trúc câu, ngữ điệu Khi tổ chức cho học sinh thực hành theo cặp, nhóm, giáo viên có điều kiện để nắm bắt lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu được từ đó có biện pháp để phát huy mặt mạnh cũng như để khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình luyện tập của học sinh, đáp ứng được mối quan hệ biện chứng trong quá trình dạy học. Người thực hiện: Nguyễn Hà Phương 5
- Phương pháp dạy học môn Tiếng Anh lớp 9:”Tổ chức học tâp – Thực hành theo cặp nhóm” CHƯƠNG II NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIấN CỨU Hầu hết học sinh ở trường THCS chỉ mới biết vận dụng kiến thức rất sơ đẳng so với chương trình ngoại ngữ - môn Tiêng Anh. Học sinh lớp 9 chỉ học được 2tiết/ tuần nên thời gian không có nhiều để cho các em thực hành một cách thoải mái và thành thạo, trong khi đó môn học này đòi hỏi có thời gian để thực hành nhiều, phát âm đủ to, rỏ, dõng dạc vì thế mà các em luyện tập đã gặp không ít khó khăn trong giao tiếp. Đối với học sinh THCS nói chung đòi hỏi các em phải thực hành nhiều để nhớ lâu, nói to để người đối thoại nhận ra lỗi của mình qua cách phát âm của từ, cách dùng của cấu trúc câu để từ đó có thể sửa lỗi cho nhau. Với yêu cầu này thì việc học tập theo cặp, nhóm giải quyết được rất nhiều vấn đề. Trong điều kiện đồ dùng dạy học chưa phong phú thì việc giúp cho học sinh luyện tập một cách thành thạo kiến thức đã học là một việc làm rất khó đối với người giáo viên dạy ngoại ngữ. Giáo viên phải giúp các em luyện tập các kỷ năng nge, nói, đọc, viết thông qua các họat động và phương tiện dạy học. Nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng kịp thời với các bộ môn khác. Qua theo dõi chất lượng và cách học của học sinh, tôi thấy rằng học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu môn học và giáo viên cũng khó điều chỉnh trong cách dạy các em học bộ môn này.Qua nghiên cứu và tìm ra phương pháp tích cực hoá của mình là làm sao để chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao hơn, kết hơp theo dõi và tiến hành dạy thử ở các lớp mà tôi đảm nhận tôithấy cách học theo cặp, nhóm là một giải pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh tiến bộ nhanh, đáp ứng được nhu cầu của bộ môn. Sau đây là mmột số giải pháp để thực hiện tốt biện pháp “Tổ chức học sinh học tập - Thực hành theo cặp, nhóm”. Người thực hiện: Nguyễn Hà Phương 6