Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy chủ đề Văn học cổ trung đại Lớp 8

doc 18 trang sangkien 12400
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy chủ đề Văn học cổ trung đại Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_khi_day_ch.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy chủ đề Văn học cổ trung đại Lớp 8

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ Văn 8 Phần I: Lý lịch: - Họ và tên: Chu Minh Đức - Chức vụ: Tổ trưởng tổ Xã Hội. - Đơn vị: Trường THCS Hoàn Long. - Tên SKKN: Tích hợp kiến thức liên môn khi dạy chủ đề văn học cổ trung đại lớp 8. Phần II: Nội dung: A. Đặt vấn đề: 1. Thực trạng: - Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, bên cạnh những thành công những kết quả đáng phát huy vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định: Chẳng hạn, học sinh giờ đây không còn yêu thích môn Văn; cách tiếp cận, học tập môn Ngữ Văn vẫn còn thụ động. Nhiều em không thuộc nổi một bài thơ ngắn, không tóm tắt được một văn bản tự sự . Bởi vậy dẫn đến rất nhiều hiện tượng dở khóc dở cười. Đặc biệt với các tác phẩm văn học, khoảng thời gian lịch sử cách xa, như Văn học Trung đại học sinh tiếp cận học tập hầu như thụ động, lúng túng. Lúng túng không chỉ vì vấn đề đặt ra khác thời đại sống; tư tưởng, giá trị thẩm mỹ hoàn toàn khác thời đương đại, mà một phần do các em rất khó tiếp cận, không hiểu hoặc hiểu chưa sâu mục đích của văn chứng thời bấy giờ: Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn chí. Thụ động học tập còn thể hiện ở chỗ, tác phẩn bao giờ cũng là trung hòa của các yếu tố nghệ thuật, tư tưởng, văn hóa, phong tục tập quán, địa lý, lịch sử . Do đó giúp học sinh tiếp cận đúng các tác phẩm trung đại, tìm ra được phương pháp đúng nhất người giáo viên phải cung cấp, rèn luyện, tạo cho các em thói quen học đa chiều, tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết tốt một vấn đề. Trường THCS Hoàn Long 1 Người viết: Chu Minh Đức
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ Văn 8 2. Ý nghĩa của giải pháp mới: - Với môn ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đăc trưng bộ môn là yếu tố quan trọng nhất. Không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác phẩm khác thời đại, bên cạnh đặc trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa. - Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Văn nói chung, phần văn học Trung đại nói riêng sẽ mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều, đa kênh để các em bước vào tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Bởi vì tác phẩm văn học nào cũng phản ánh dấu ấn của thời đại. Dấu ấn của thời đại bào giờ cũng in đậm nhất cũng là hệ tư tưởng, giá trị thẩm mỹ, có tầng chiều sâu văn hóa. Bất kể tác phẩm nào cũng phản ánh một giái đoạn lịch sử, một vùng đất .và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ có cả âm nhạc, hội họa, điêu khắc - Dạy học văn theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình Ngữ văn bậc THCS. - Các tác phẩm văn học thời trung đại lớp 8 – học kỳ II. + Tiết 91: chiếu dời đô – Lí Công Uẩn. + Tiết: 94, 95: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn. + Tiết 98: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi. + Tiết 102: Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp. - Kiến thức lịch sử văn hóa, địa lý, tư tưởng thời: Lí, Trần, Lê, Tây Sơn. B. Phương pháp tiến hành: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: Trường THCS Hoàn Long 2 Người viết: Chu Minh Đức
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ Văn 8 a. Cơ sở lý luận: - Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn, trước tiên xuất phát từ ý tưởng: làm thế nào để dạy – học văn thêm hứng thú? Làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm một cách chủ động, hiệu quả? Làm thế nào để đến với các tác phẩm trung đại một cách tự nhiên, gần gũi? Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất? - Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn nói riêng và trên hết là dạy học theo hương tích cực. Học sinh được chủ động tiếp cận tác phẩm, chọn được phương pháp phù hợp để học tập với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng. - Mặt khác tích hợp chủ đề, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề cũng đang là phong trào của mỗi địa phương, trường học, giáo viên, học sinh cũng tích cực thực hiện. Bởi vậy, đề tài của Tôi cũng bám sát những mục tiêu và sự định hướng đó. Nó sẽ là một cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy Ngữ Văn nói chung, phần văn bản Trung đại nói riêng. b. Cơ sở thực tiễn: - Xuất phát từ thực tiễn 14 năm giảng dạy môn Ngữ Văn; 03 năm trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn 8. Do đó, bước đầu Tôi cảm nhận được: Muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn có hiệu quả trong giảng dạy học Văn không thể không đổi mới phương pháp. Kiến thức ngày càng đa dạng, có xu hướng xích gần. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt chẽ. Thậm chí một số môn học kiến thức còn chồng chéo lên nhau. Do đó, làm thế nào để học sinh không nhàm chán, làm thế nào để các em biết vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết có sẵn để giải quyết tốt một vấn đề đang là câu chuyện đáng bàn ở mỗi trường học. - Thứ hai: Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề không phải là câu chuyện hoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến được thực hiện từ rất lâu. Những giáo viên có kinh nghiệm vẫn đang làm, học sinh khá – giỏi các em cũng Trường THCS Hoàn Long 3 Người viết: Chu Minh Đức
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ Văn 8 đang làm. Vấn đề dặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên và tất cả học sinh cùng hưởng ứng, cùng làm. Trong Văn có Sử, trong Văn có Địa, trong Văn có văn hóa có âm nhạc có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm mỹ. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm ngấm vào tâm hồn mỗi học sinh, để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống cần lao động là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên dạy Ngữ Văn. - Do đó tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại không còn là vấn đề đơn thuần nữa mà nó trở thành nhiệm vụ của mỗi ai đã, đang và sẽ là giáo viên dạy Ngữ Văn trong mỗi nhà trường. 2. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: * Biện pháp tiến hành: - Hình thức: Thực nghiệm SKKN trên một lớp 8C, một lớp dạy theo phương pháp chung 8B để thực nghiệm đối chiếu. - Cách tổ chức: + Lớp thực nghiệm tiến hành theo quy trình của SKKN, lớp đối chiếu theo cách thức chung của tiết dạy văn bản. + Lớp thực nghiệm tiến hành theo các bước: -> Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch. -> Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Mục tiêu, phương pháp, phương tiện, kiến thức liên quan, các bước tiến hành, -> Bước 3: Thực nghiệm. -> Bước 4: Rú kinh nghiệm. - Phương pháp: + Giáo viên: xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương ứng, dự kiến quy trình, kết quả, + Học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức: Văn hóa, lịch sử, địa lí, kỹ năng tổng hợp, báo cáo kết quả. Có thể sưu tầm cá nhân, trao đổi, thu thập thông tin theo nhóm. Trường THCS Hoàn Long 4 Người viết: Chu Minh Đức
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ Văn 8 * Thời gian tạo ra giải pháp: + Thực nghiệm trong năm học: 2012 – 2013. + Lớp thực nghiệm: 8C. + Lớp đối chiếu: 8B. + Tiếp tục thực hiện trong năm học: 2013 – 2014. + Rút kinh nghiệm – đưa ra giải pháp sau khi đánh giá kết quả cụ thể từ so sánh, đối chiếu, rút kinh nghiệm. + Trao đổi, thảo luận. góp ý thông qua sinh hoạt chuyên môn của nhóm Văn của tổ Khoa học Xã Hội. C. Nội dung: 1. Mục tiêu: * Nhiệm vụ 01: với giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn: - Tích hợp giáo dục liên môn trong giảng dạy Văn là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay. Nó không chỉ góp phần làm sâu sắc kiến thức của bài học mà còn tạo ra động lực lớn cho tư duy và sự hứng thú học tập của học sinh với bộ môn. Vận dụng kiến thức liên môn sẽ tránh được việc tiếp xúc văn bản một cách khô khăn, khiên cưỡng. Thậm chí suy diễn khi dạy các văn bản thời văn học trung đại. - Vận dụng kiến thức liên môn giúp giáo viên luôn phải đặt mình vào bộ môn, luôn tự làm mới chính mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách tổ chức dạy học. Bởi vì chỉ có vậy người giáo viên mới có thể “truyền lửa” tinh thần đến học sinh, mới có thể giúp các em chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh hội chi thức. - Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy văn còn giúp giáo viên luôn chủ động, sáng tạo trước mọi yêu cầu. từ đó tiết dạy học văn bản, bên cạnh phương pháp đặc trưng bộ môn đầy chất nghệ thuật còn có sự tươi mới, khoa học của kiến thức địa lí, sự chính xác, logic của môn lịch sử; có chiều sâu triết lí của hệ tư tưởng, văn hóa, Từ đó người dạy văn có thể có cái nhìn đa chiều khi tiếp cận một tác phẩm. Vì vậy mới có thể khơi lên “ngọn lửa” nhiệt huyết ở tinh thần học tập của học sinh. - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học văn cũng là nhu cầu tự thân, Trường THCS Hoàn Long 5 Người viết: Chu Minh Đức
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy – học môn Ngữ Văn 8 là yêu cầu bắt buộc của cuộc sống hôm nay. Xu thế thời đại là hội nhập toàn cầu, khoa học là sự giao thoa, kế thừa, văn hóa là sự đan xen đa dạng, và giáo dục đương nhiên không thể nằm “ngoài vùng phủ sóng”. Bởi hơn đâu hết: Các môn học luôn có sự đan xen, cài cắm. mọi kiến thức không bao giờ độc lập. Người giáo viên yêu nghề, có trách nghiệm không thể là cái máy đã lập trình sẵn rồi cứ thể mà chạy. Luôn đổi mới chính mình, đổi mới ngay từ tư duy tích hợp là một trách nhiệm bắt buộc với mỗi giáo viên. * Nhiệm vụ 02: với học sinh: - Tích hợp kiến thức liên môn trong học văn sẽ giúp các em tránh được sự thụ động, máy móc khi tiếp cận một văn bản văn học trung đại. Bài học của các em không còn xơ cứng bởi những giá trị nội dung, nghệ thuật đơn thuần. Nó không còn bị gò ép theo một quan điểm nào đó, không còn khó hiểu, mơ hồ nữa. Khi các em vận dụng kiến thức liên môn hiệu quả sẽ hiểu hết được: “Trung quân, ái quốc”, “Tam cương – Ngũ thường”, “Văn dĩ tả đạo – Thơ dĩ ngôn chí”, hoặc những biến cố lịch sử, những vùng đất con người, văn hóa vùng miến, .sẽ làm nên một tác phẩm văn học . và tất nhiên các em tiếp cận tác phẩm dể dàng hơn, đồng cảm hơn giống như bảo tàng lịch sử vừa nhìn hiện vật vừa được nghe thuyết minh kĩ lưỡng. - Học tập theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn còn giúp các em thói quen học tập chủ động, sáng tạo, bước đầu mang tính khoa học. Việc tiếp cận một tác phẩm văn học với đa chiều kiến thức luôn đặt các em vào tình huống “có vấn đề”. Do đó, tự các em sẽ này sinh yêu cầu phải giải quyết bằng được các vấn đề đó. Bởi vậy, vận dụng kiến thức liên môn bao giờ cũng là phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất. - Riêng với phần văn bản văn học trung đại, vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp các em nắm bắt “dụng ý” của tác phẩm một cách chủ động. Bởi vì với kiến thức về tư tưởng, văn hóa, lịch sử, địa lí của thời đại đó sẽ không có gì khó khăn khi các em thâm nhập vào tác phẩm. Trường THCS Hoàn Long 6 Người viết: Chu Minh Đức