Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm Hóa học trên lớp

doc 9 trang sangkien 01/09/2022 7800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm Hóa học trên lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_dung_cu_ho_tro_viec_thuc_hanh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm Hóa học trên lớp

  1. GV: Phạm Văn Thiện Trường THPT Phú Ngọc SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1. Họ và tên : Phạm Văn Thiện 2. Ngày tháng năm sinh : 26/03/1976 3. Nam, nữ : Nam 4. Địa chỉ : Trường THPT Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai 5. Điện thoại : (CQ) : 0613853361 (NR) : 0983851351 6. Fax : Email : pham.thien16@yahoo.com 7. Chức vụ : Tổ trưởng 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Phú Ngọc II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Cử nhân - Năm nhận bằng : 2001 - Chuyên ngành đào tạo : Đại học sư phạm hóa III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Số năm kinh nghiệm: 10 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 05 năm gần đây: 1. Hướng nghiệp cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp. 2. Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học. 3. Một số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm hình thành “nhân cách” của học sinh. 4. Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm hóa học trên lớp Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm hóa học trên lớp. 1
  2. GV: Phạm Văn Thiện Trường THPT Phú Ngọc SÁNG KIẾN THIẾT KẾ DỤNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRÊN LỚP Phụ Lục trang I. Lí do chọn đề tài . 01 II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài : 02 III. Nội dung của đề tài 03 IV. Kết quả . 08 V. Kết luận 08 Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm hóa học trên lớp. 2
  3. GV: Phạm Văn Thiện Trường THPT Phú Ngọc SÁNG KIẾN THIẾT KẾ DỤNG CỤ HỖ TRỢ VIỆC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA HỌC TRÊN LỚP I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Hóa học là bộ môn khoa học thực hành ứng dụng do vậy việc thí nghiệm minh họa trong giảng dạy ở các tiết lên lớp là vấn đề đã được đề cập rất nhiều trong các tiết học, vì nó là một trong những phương tiện dạy học hữu hiệu nhất, hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những mục tiêu lớn của ngành giáo dục đang tích cực vận động và thực hiện ráo riết trong giai đoạn hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng toàn diện, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh qua đó rèn luyện tư duy sáng tạo và hiệu quả học tập. Tất cả chúng ta đều biết để nâng cao chất lượng dạy và học phải tiến hành đồng bộ về nhiều mặt : Chương trình, nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên vv. Song phạm vi đề tài tôi chỉ đề cập dụng cụ hổ trợ việc thực hành hóa học chứng minh trên lớp và hiệu quả của nó như thế nào đối với việc đổi mới phương pháp. Qua làm công tác giảng dạy nhiều năm, và cũng tham khảo nhiều trường THPT trên địa bàn cũng như các trường THPT ở địa bàn lân cận, cũng như trường THPT Phú Ngọc nơi tôi công tác, tôi thấy việc đem dụng cụ, hóa chất lên thực hành trên lớp của giáo viên hết sức khó khăn, không an toàn và nguy hiểm chỉ là những cái khay nhựa để hóa chất rồi bưng lên lớp trong khi giáo viên còn phải đem nhiều dụng cụ soạn giảng khác như hồ sơ giáo án giảng dạy đôi lúc giáo viên phải nhờ đến học sinh bưng phụ lên lớp rất nguy hiểm nếu phải va chạm đổ bể hóa chất dụng cụ thì không biết điều gì xảy đến với các em cũng như giáo viên , trong khi đó các danh mục dụng cụ giảng dạy mua sắm lại không thấy một dụng cụ nào giúp cho giáo viên trong công tác này. Trước sự việc trên vấn đề tôi trăn trở là việc thiết kế một dụng cụ đa năng sao cho giúp giáo viên hóa khi đem dụng cụ hóa chất lên làm thí nghiệm trên lớp an toàn và thuận tiện nhất, không còn e ngại, để cho tiết học trở nên sinh động giúp các em học sinh hiểu bài tốt hơn giúp giáo viên đỡ vất vả hơn.Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này. Vì vậy trong đề tài tôi xin đưa ra ý tưởng thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm trên lớp học phục vụ cho tiết dạy để quý thầy (cô) cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý để có 1 sản phẩm hoàn thiện hơn đa dụng hơn giúp cho công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục. Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm hóa học trên lớp. 3
  4. GV: Phạm Văn Thiện Trường THPT Phú Ngọc II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : 1. Thuận lợi : - Do địa bàn nơi tôi công tác là vùng rừng núi do vậy việc tận dụng các sản phẩm từ gỗ hết sức dễ tìm - dụng cụ dễ làm, dễ lắp ráp, kết nối và tiện sử dụng. - gần nhà có nhiều gia đình phụ huynh làm mộc nên các dụng cụ để làm rất thuận lợi. 2. Khó khăn : Do không phải làm mộc do đó việc đóng sản phẩm còn hơi e ngại III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI : 1. vật liệu dùng: các tấm ván,thanh gỗ có độ dày khoảng 1cm( mỏng càng tốt sao cho đóng đinh không vỡ là được) cụ thể: -2 tấm ván dài 20cm cao 10cm(mặt hông) -1 tấm ván dài 31cm rộng 21cm(đáy) -2 tấm ván dài 31cm rộng 10.5cm (nắp). -2 thanh gỗ dài 30cm rộng 3cm (khoan lỗ để ống nghiệm). - đinh chỉ, 18 vích - một số thanh gỗ làm chỉ gờ ở đáy hộp và làm tay sách. 2. Giới thiệu mô hình của dụng cụ thông qua hình ảnh Hình 1 Lỗ đinh định vị tay cầm Mặt ngang (22cm) Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm hóa học trên lớp. 4
  5. GV: Phạm Văn Thiện Trường THPT Phú Ngọc Hình 2. Chiều dài (33cm) HÌNH 3 :nắp hộp kín đáo và an toàn Mặt trên (2 nắp) Tay xách Hình 4: Nắp hộp vừa là giá đựng ống nghiệm khi làm thí nghiệm Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm hóa học trên lớp. 5
  6. GV: Phạm Văn Thiện Trường THPT Phú Ngọc Nắp hộp vừa là giá đựng ống nghiệm Hình 5 : Mặt trong đáy Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm hóa học trên lớp. 6
  7. GV: Phạm Văn Thiện Trường THPT Phú Ngọc Giá để ống nghiệm khi làm thí nghiệm Hình 6 : Nơi để lọ hóa Nơi để ống chất nghiệm Nơi để chậu nước Hình 7. Nắp để ống nghiệm thực hành cao thoáng học sinh có thể quan sát dễ dàng hơn. Tay cầm vừa là giá đỡ nắp để ống nghiệm. Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm hóa học trên lớp. 7
  8. GV: Phạm Văn Thiện Trường THPT Phú Ngọc 2. Tính khoa học . a.ưu điểm: - Đây là một dụng cụ hết sức đơn giản mà bất cứ người giáo viên nào cũng có thể tự làm được để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.(chỉ cần nghe, nhìn sản phẩm một lần) - Đơn giản,gọn nhẹ, dễ làm có thể tận dụng gỗ sẳn có ở địa phương. - Rất tiện dụng cho giáo viên đem hóa chất lên thực hành trên lớp,tránh gây nguy hiểm khi vô tình va chạm. - Không cần mang giá đựng ống nghiệm khi thực hành trên lớp. - Đáy hộp thiết kế những gờ giúp định vị các lọ hóa chất mang theo tránh gây va chạm ngã vỡ -Sản phẩm làm bằng gỗ nên tránh được sự oxi hóa nên có thể sử dụng được rất lâu dài. - Dụng cụ này có thể mở rộng cho các loại vật liệu khác như Inox b.Nhược điểm: -sản phẩm làm bằng gỗ nên hơi nặng nhưng có thể khắc phục nếu chúng ta sử dụng loại gỗ mỏng và nhẹ . IV. KẾT QUẢ : -Qua 3 năm đưa vào sử dụng từ năm 2007 đến nay sản phẩm đã giúp cho giáo viên ở trường rất nhiều trong việc thí nghiệm thực hành chứng minh trên lớp, bản thân tôi và các giáo viên trong tổ không còn e ngại khi thí nghiệm trên lớp nữa. VI. KẾT LUẬN : - Bất kỳ một phương tiện hoặc phương pháp dạy học nào cũng đều có những ưu, nhược điểm của nó nếu chúng ta biết phát huy những ưu điểm và hạn chế tối đa những nhược điểm, biết kết hợp với các phương tiện và phương pháp dạy học khác thì hiệu quả sẽ tốt hơn. - Sáng kiến của bản thân tôi hiện tại đã giải quyết được những khó khăn nhất thời khi giáo viên chuẩn bị tiết dạy có thí nghiệm minh họa trên lớp. - Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót do nhận định thiết kế có thể mang tính chủ quan, tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và hội đồng bộ môn để có thể đưa ra một sản phẩm hoàn thiện hơn để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy . Xin chân thành cảm ơn. Người thực hiện Phạm Văn Thiện. Thiết kế dụng cụ hỗ trợ việc thực hành thí nghiệm hóa học trên lớp. 8