Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy Số học 6

pdf 38 trang sangkien 01/09/2022 10045
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy Số học 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_van_dung_bai_toan_co_noi_du.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy Số học 6

  1. Tăng cường vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy Số học 6 PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống. Với vai trò đặc biệt, Toán học trở nên thiết yếu đối với mọi ngành khoa học, góp phần làm cho đời sống xã hội ngày càng hiện đại và văn minh hơn. Bởi vậy, việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là điều cần thiết đối với sự phát triển của xã hội và phù hợp với mục tiêu của giáo dục Toán học. Để theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, chúng ta cần phải đào tạo những con người lao động có hiểu biết, có kỹ năng và ý thức vận dụng những thành tựu của Toán học trong điều kiện cụ thể nhằm mang lại những kết quả thiết thực. Vì thế, việc dạy học Toán ở trường học phải luôn gắn bó mật thiết với thực tiễn, nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng và giáo dục họ ý thức sẵn sàng ứng dụng Toán học một cách có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với môn học xã hội thì các ứng dụng thực tế là rất dễ thấy. Học môn địa lý thì các em có thể hiểu vì sao có các hiện tượng ngày, đêm, mưa, gió vì vậy rất dễ lôi cuốn sự hứng thú của học sinh. Ngược lại môn toán thì sao? Có lẽ ai đã từng học toán, đang học toán đều có suy nghĩ rằng toán học ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia thì hầu hết các kiến thức toán khác là rất trừu tượng đối với học sinh. Vì vậy việc học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Các em nghĩ rằng, toán học là mơ hồ, xa xôi, học chỉ là học mà thôi. Học sinh học toán chỉ có một mục đích duy nhất đó là thi cử. Hình như ngoài điều đó ra các em không biết học toán để làm gì. Vì vậy, các em học sinh có quyền nghi ngờ rằng liệu toán học có ứng dụng vào thực tế được không nhỉ? Sự thật là toán học có rất nhiều ứng dụng vào thực tế và nó thể hiện rất rõ trong cuộc sống hằng ngày của con người nhưng chúng ta không để ý mà thôi. 2. Cơ sở thực tiễn. Những ứng dụng của Toán học vào thực tiễn trong chương trình và sách giáo khoa, cũng như trong thực tế dạy học Toán chưa được quan tâm một cách đúng mức và thường xuyên. Trong các sách giáo khoa môn Toán và các tài liệu tham khảo về Toán thường chỉ tập trung chú ý những vấn đề, những bài toán trong nội bộ Toán học; còn số lượng ví dụ, bài tập Toán có nội dung thực tiễn để 1 / 38
  2. Tăng cường vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy Số học 6 học sinh học và rèn luyện còn rất ít. Và vì nhiều lý do khác nhau, giáo viên (GV) Toán thường tập trung vào những vấn đề, những bài toán trong nội bộ toán học mà chưa chú ý nhiều đến những nội dung liên môn và thực tế. Vì vậy mà việc rèn luyện cho học sinh (HS) năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tiễn còn hạn chế. Giảng dạy Toán "còn thiên về sách vở, hướng việc dạy Toán về việc giải nhiều loại bài tập mà hầu hết không có nội dung thực tiễn", "hậu quả tai hại là đa số học sinh tốt nghiệp lớp 7 hoặc lớp 10 còn rất bỡ ngỡ trước nhiều công tác cần đến Toán học ở hợp tác xã, công trường, xí nghiệp" - đó là ý kiến quan trọng của các tác giả Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình trong cuốn Giáo dục học môn Toán (1987). Ý kiến này vẫn là điều mà ngành giáo dục quan tâm trong những năm gần đây. Năm học 2014 – 2015 được phân công giảng dạy Toán lớp 6B, tôi nhận thấy việc tăng cường rèn luyện cho học sinh lớp 6 năng lực vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tiễn là rất thiết thực và có vai trò quan trọng trong việc khơi gợi niềm thích thú khi học Toán của các em. Vì những lí do trên đây, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Tăng cường vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy Số học 6”. II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Góp phần làm rõ thêm vai trò quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết một số bài toán có nội dung thực tiễn. - Giúp giáo viên có một hệ thống ví dụ và bài tập để sử dụng vào việc dạy học tăng cường vận dụng những bài toán có nội dung thực tiễn trong chương trình Toán 6, đồng thời, đưa ra những gợi ý, lưu ý về phương pháp dạy học hệ thống bài tập đó. - Giúp cho học sinh thấy rằng toán học là rất gần gũi với cuộc sống xung quanh, hoàn toàn rất thực tế và việc tiếp thu các kiến thức toán ở nhà trường không chỉ để thi cử mà nó còn là những công cụ đắc lực để giúp các em giải quyết các vấn đề, tình huống đơn giản trong thực tế, từ đó khơi gợi, phát huy tính tích cực sáng tạo và đầy hứng thú cho học sinh trong học tập môn Toán. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học Toán 6. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Nêu được vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết các bài toán có nội dung thực tiễn. 2. Khái quát được tình hình rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn trong giảng dạy Toán ở trường học hiện nay 2 / 38
  3. Tăng cường vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy Số học 6 như thế nào? 3. Nghiên cứu việc xây dựng một Hệ thống ví dụ và bài tập có nội dung thực tiễn, nhằm đáp ứng yêu cầu rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học để giải quyết một số bài toán có nội dung thực tiễn. 4. Đưa ra một số gợi ý về phương pháp dạy học sử dụng Hệ thống bài tập đã được xây dựng. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Trên cơ sở tôn trọng chương trình sách giáo khoa Toán 6 hiện hành, nếu thiết kế được một hệ thống ví dụ và bài tập có nội dung thực tiễn, đề xuất được những quan điểm, những gợi ý hợp lý về cách lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học, thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học môn Toán, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Toán học ở trường Trung học cơ sở. V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Đề tài nghiên cứu qua những tiết dạy học Số học 6 có thể vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn, qua định hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán. - Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 6B trường THCS năm học 2014 – 2015. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa và sách tham khảo. - Điều tra thực tế: phương pháp kiểm tra, thực hành; phương pháp phát vấn, đàm thoại nghiên cứu vấn đề. - Thực nghiệm sư phạm, tổng kết kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp. VII. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1) Phạm vi nghiên cứu: Chương trình số học 6 gồm có 3 chương: Chương I. Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên. Chương II. Số nguyên. Chương III. Phân số. Trong đó, chương III có rất nhiều bài toán có nội dung thực tiễn đã được nêu ở trong Sách giáo khoa và Sách bài tập. Vì vậy trong giới hạn của đề tài, tôi sẽ nghiên cứu và đưa ra các ví dụ và bài toán có nội dung thực tiễn áp dụng kiến thức của chương I. Còn chương II tôi xin đưa vào hướng tiếp theo của đề tài. 2) Kế hoạch, thời gian nghiên cứu: Từ 15/8/2014 đến 15/11/2014. 3 / 38
  4. Tăng cường vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy Số học 6 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI. I. Cơ sở lý luận. Trong học tập và nghiên cứu toán học, để đạt được hiệu quả tốt đều cần có sự hài hòa giữa lý luận và thực tiễn . Lý luận là những chỉ dẫn giúp hoạt động thực tiễn của con người đi đúng hướng. Ngược lại, hoạt động thực tiễn cũng giúp lý luận có ý nghĩa hơn. Động lực phát triển của Toán học dựa vào sự hỗ trợ lẫn nhau giữa lý luận và thực tiễn. Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và thực tiễn Việt Nam. Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn có vai trò quan trọng và góp phần phát triển cho học sinh những năng lực trí tuệ, những phẩm chất tính cách, thái độ, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội lao động hiện đại. Tăng cường rèn luyện năng lực ứng dụng Toán học vào thực tiễn là một mục tiêu, một nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học Toán ở trường học: thay cho việc dạy học sinh một khối lượng lớn kiến thức, trước hết ta phải dạy cho họ cách huy động có hiệu quả các kiến thức đã được học để giải quyết một cách hữu ích những tình huống xuất hiện trong thực tiễn. II. Thực trạng của đề tài. 1. Học sinh. Khối lớp 6 của trường tôi có số lượng học sinh không đồng đều về nhận thức; gây khó khăn cho giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần do đó việc đầu tư về thời gian và sách vở cho học tập bị hạn chế nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến sự nhận thức và phát triển của các em. Đa số học sinh hay thỏa mãn trong học tập, các em cho rằng các kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa là kết tinh của các nhà toán học, đó là những kiến thức đầy đủ nhất và chỉ cần học thuộc lòng nó để vận dụng vào làm các bài tập là xong. Chính vì vậy học sinh tiếp thu một cách thụ động, không cần suy nghĩ, mày mò để tự mình khám phá ra kiến thức mới như một khái niệm, một định lý hay một tính chất nào đó và những 4 / 38
  5. Tăng cường vận dụng bài toán có nội dung thực tiễn vào dạy Số học 6 kiến thức đó không ăn sâu vào trí óc của học sinh, làm cho học sinh dễ quên khi vận dụng vào làm các bài tập. Cụ thể sau khi nhận lớp và dạy một thời gian tôi đã tiến hành điều tra cơ bản thì thấy thực trạng lớp 6B: với sĩ số 40 HS thì số em lười học bài, lười làm bài tập chiếm khoảng 50%; số học sinh nắm chắc kiến thức và biết vận dụng vào bài tập có khoảng 15%. Kết quả cụ thể: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Số HS 6 14 15 5 0 % 15 35 37.5 12.5 0 Nguyên nhân: - Các em chưa có ý thức tự giác trong học tập, chưa có kế hoạch về thời gian hợp lý khi tự học ở nhà. - HS còn ham chơi, học còn mang tính chất để lấy điểm, chưa nắm vững hiểu sâu kiến thức toán học, không tự ôn luyện một cách thường xuyên có hệ thống. - Trong lớp chưa thật tập trung chú ý vào bài giảng của thầy cô, chưa chịu đào sâu suy nghĩ để phát triển ra các kiến thức mới. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là học sinh chưa thực sự yêu thích môn Toán, không thấy hứng thú khi giải toán, bởi vì các em thấy môn Toán còn chưa gắn liền với đời sống của mình, học chỉ là để thi cử mà thôi. Dựa vào Phiếu điều tra dành cho HS (xem phần phụ lục ), tôi đã tiến hành điều tra 40 HS ở lớp 6B trường THCS vào tháng 9/2014. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 1.1, 1.2 và biểu đồ 1.1 dưới đây : Bảng 1.1. Bảng thống kê về mức độ cần thiết của môn Toán trong cuộc sống Mức độ Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 80,2 Cần thiết 17,6 Không cần thiết 2,2 Bảng 1.2. Bảng thống kê về nhu cầu muốn biết về những ứng dụng thực tế của Toán học trong cuộc sống. Nhu cầu biết về ứng dụng thực tế Tỉ lệ (%) của môn Toán Có 97,8 Không 2,2 5 / 38