Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán

doc 17 trang sangkien 29/08/2022 6841
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_yeu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán

  1. - 1 - A. Më ®Çu I. CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận. Học sinh yếu kém về toán là những học sinh có kết quả về môn toán thường xuyên dưới mức trung bình. Do đó việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết đối với những học sinh này tất yếu đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với những học sinh khác. Về mặt lý luận, người thầy phải nắm vững các đặc điểm của học sinh yếu kém để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém trong học toán của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn. Cũng như việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán, việc giúp đỡ học sinh yếu kém phải được tiến hành ngay cả trong những tiết dạy học đồng loạt bằng các biện pháp phân hoá nội tại thích hợp. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học việc nâng cao hiệu suất giờ lên lớp để giúp đỡ học sinh yếu kém người thầy vẫn cần có sự giúp đỡ tách riêng đối với nhóm học sinh yếu kém (thực hiện chủ yếu ngoài giờ chính khoá). Trên địa bàn mà trường tôi trực thuộc, học sinh đa số là con em nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư về vật chất cũng như thời gian cho con cái học tập chưa cao, ngoài giờ đến lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ các công việc gia đình, không có thời gian để tự học. Sự quan tâm kèm cặp con cái của phụ huynh còn hạn chế . Ý thức học tập của một số em chưa cao, phương pháp học tập chưa phù hợp, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn yếu vì thế hầu hết các em sợ học môn toán. Là một giáo viên đã có hơn mười năm gắn bó với nghề. Tôi rất hiểu và thông cảm trước những khó khăn của các em. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi những phương pháp thích hợp để Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán
  2. - 2 - giúp các em học sinh yếu, kém yêu thích và học tốt môn toán.Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THCS và qua thực tế dạy học tôi đã tìm tòi áp dụng một số giải pháp đem lại thành công. Vì thế tôi chọn đề tài: "Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán” II. LỊCH SỬ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Thực trạng hiện nay cho thấy vấn đề học sinh yếu kém ở các bộ môn rất trầm trọng. Trong đó môn toán không phải là ngoại lệ. Với vai trò quan trọng của bộ môn có tính quyết định đến chất lượng học tập các bộ môn khác. Hơn nữa chương trình toán THCS là những viên gạch đặt nền móng đầu tiên cho cả quá trình học tập sau này. Xuất phát từ lòng thương yêu học sinh như con em của mình và lưong tâm của một người thầy giáo. Tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trước những khó khăn chán nản của học sinh khi học môn toán. Với sự trao đổi, góp ý của đồng nghiệp, tôi đã thử nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 7 ở trường tôi về phương pháp giúp đỡ học sinh yếu, kém học tốt môn toán và thực tế đem lại kết quả khả quan. Sự tiến bộ rõ rệt của học sinh là động lực thúc đẩy tôi hoàn thành bản sáng kiến kinh nghiệm này. III. MỤC ĐÍCH- NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Mục đích: Sở dĩ tôi chọn đề tài này là vì mong muốn tìm được một phương pháp tối ưu nhất để trong quỹ thời gian cho phép hoàn thành được một hệ thống chương trình qui định, nhằm lấp đầy các chỗ hổng kiến thức và từng bước nâng cao thêm về mặt kỹ năng trong việc giải các bài tập Toán cho học sinh. Từ đó phát huy, khơi dậy khả năng sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, đồng thời thu hút, lôi cuốn các em ham thích học môn toán, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 2. Nhiệm vụ. 2.1. Khảo sát chất lượng học sinh về môn toán nhằm xác định đối tượng học sinh yếu kém. Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán
  3. - 3 - 2.2. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự yếu kém môn toán ở học sinh. 2.3. Phân loại đối tượng học sinh từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp và lập kế hoạch khắc phục hiện trạng yếu kém đó. 2.4. Thực hiện kế hoạch khắc phục yếu kém trong học sinh về môn toán. 2.5. Đúc rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy đối tượng học sinh yếu kém toán. 3. Phương pháp. Đề tài này được hoàn thành trên phương pháp thống kê tổng hợp, quan sát, phân tích nguyên nhân và phương pháp thực nghiệm sư phạm. IV. PHẠM VI - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Kiến thức môn toán bậc THCS như đã trình bày đóng vai trò nền tảng. Vì thế khắc phục tình trạng yếu kém môn toán ở bậc THCS là vấn đề không chỉ của riêng một cá nhân giáo viên dạy toán nào. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả rõ ràng trong việc nghiên cứu và thể nghiệm trong đề tài này tôi chủ yếu tập trung đi sâu vào phương pháp dạy học toán cho học sinh yếu, kém thuộc lớp 7 của trường vào các giờ học luyện tập, tự chọn, các buổi học phụ kém, các giờ học ngoại khóa Các bài toán được đề cập đến trong đề tài thuộc phạm vi SGK, SBT đảm bảo tính vừa sức đối với các em. V. ĐỔI MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Qua việc nghiên cứu và thực tế giảng dạy cho thấy việc thực hiện đề tài thu được hiệu quả rõ nét. Chất lượng môn Toán hàng năm được nâng lên rõ rệt thể hiện qua sổ điểm. Hơn nữa chất lượng học sinh khá cũng tăng lên. Học sinh tỏ ra quan tâm yêu thích học toán hơn trước đây. Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán
  4. - 4 - B. Néi dung I. CÁC GIẢI PHÁP 1. Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh để tìm đối tượng yếu, kém. Thông qua học bạ lớp dưới, thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra vấn đáp những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà các em đã được học. Qua đó giúp tôi nắm được những đối tượng học sinh yếu kém và những ''lỗ hổng” kiến thức của các em. Trên cơ sở đó tôi phân lớp thành nhiều nhóm gọi là nhóm '' Tương đồng về kiến thức”. Rồi tìm hiểu nguyên nhân và lập kế hoạch khắc phục. 2. Tìm hiểu và phân loại các nguyên nhân Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy có các nguyên nhân chủ yếu sau dẫn đến học sinh học yếu đó là: 2.1 Học sinh có nhiều "lỗ hổng" về kiến thức cũng như kỹ năng do: * Nguyên nhân khách quan: - Do kinh tế gia đình khó khăn nên điều kiện học tập thiếu thốn về cả vật chất cũng như thời gian, dẫn đến kết quả học tập theo đó bị hạn chế. - Do học sinh có sự khủng hoảng nhất thời về mặt tinh thần trong cuộc sống dẫn đến sao nhãng việc học hành. * Nguyên nhân chủ quan: - Kiến thức bị hổng do học sinh lười học. 2.2 Do khả năng tiếp thu chậm. 2.3 Do thiếu phương pháp học tập phù hợp. 3. Lập kế hoạch thực hiện (Xác định thời gian nội dung chương trình) 4. Thực hiện các biện pháp khắc phục yếu, kém. 4.1. Trước hết, tôi chú trọng khắc phục các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả học tập của những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tinh thần trách nhiệm của một người thầy trên cương vị giáo viên chủ nhiệm. Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán
  5. - 5 - 4.1.1. Đối với những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn ví dụ như các em bị thiếu thốn sách vở đồ dùng học tập. Ngoài các buổi đến lớp các em phải đi mò cua, bắt ốc để phụ giúp kinh tế gia đình không có thời gian để học tập. Sau khi tìm hiểu biết được hoàn cảnh của các em tôi đã có ý kiến đề xuất lên ban lãnh đạo nhà trường có thể miễn giảm cho các em một phần nào các khoản đóng góp có thể được, giảm bớt gánh nặng về sự thiếu thốn vật chất cho các em. Ngoài ra tôi đã phát động các em học sinh trong lớp quyên góp một phần nào đó để giúp bạn có thể mua một số đồ dùng học tập như sách giáo khoa,bút vở Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các em đó trong học tập. 4.1.2. Với đối tượng học sinh gặp sự cố bất thường về tinh thần. Ví dụ như bố mẹ đi làm ăn kinh tế ở xa, hay những trường hợp có những cú sốc về tình cảm trong gia đình mà các em bị ảnh hưởng, có một số em phải ở với ông bà bị thiếu thốn về tình cảm và sự chăm sóc của bố mẹ Thông qua học sinh và phụ huynh tôi thường xuyên trò chuyện thân mật riêng với các em , động viên an ủi để các em có thể vượt qua cơn khủng hoảng về tinh thần, góp phần nào giúp các em trở lại trạng thái cân bằng về tình cảm và tập trung vào việc học tốt hơn. 4.1.3. Với đối tượng học sinh yếu kém do lười học. Tôi trực tiếp trò chuyện riêng với các em, phân tích cho các em hiểu mặt tốt, xấu và sự liên quan đến tương lai của các em. Về mặt chuyên môn, tôi tăng cường công tác kiểm tra việc học và làm bài về nhà, trong các giờ học tôi khuyến khích cho các em phát biểu, gọi các em lên bảng và có lời khen kịp thời, cho điểm khuyến khích, động viên các em, giúp các em tự tin và hứng thú học tập hơn. Sau khi tạo được tâm thế thoải mái về tinh thần trong học sinh thì việc tiếp theo đóng vai trò quan trọng và quyết định. Đó chính là thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm giúp các học sinh yếu kém có điều kiện về mặt kiến thức để theo kịp yêu cầu chung của những tiết học trên lớp, tiến tới có thể hoà nhập vào việc dạy học đồng loạt. Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán
  6. - 6 - Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi giảng dạy kiến thức mới trong điều kiện nền tảng kiến thức cũ rất yếu kém của học sinh. Đây là một nỗi đau hàng ngày gặm nhấm trái tim nghề nghiệp của tôi, thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó để có thể giúp đỡ các em.Và tôi đã thay đổi cách nghĩ và cách làm trong công tác giảng dạy để giúp đỡ các em yếu, kém học tốt môn toán hơn qua các biện pháp cụ thể sau: 4.2. Khắc phục các yếu tố chủ quan: 4.2.1 Trước hết cần đảm bảo cho học sinh có trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp. Để tiết học trên lớp có kết quả thường đòi hỏi những tiền đề nhất định về trình độ kiến thức, kỹ năng sẵn có của học sinh. Đối với diện học sinh yếu kém thì thiếu hẳn tiền đề này. Vì thế cần giúp nhóm học sinh này có đủ tiền đề dảm bảo trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp đạt hiệu quả. Trước hết, tôi nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, vạch rõ khối lượng tri thức và những kỹ năng cần thiết như những tiền đề xuất phát thông qua SGK, SGV, chuẩn chương trình Sau đó, phân tích những tri thức kỹ năng có sẵn ở học sinh ở mức độ nào(qua quá trình tìm hiểu, quan sát ở học sinh trên lớp, qua các bài kiểm tra ) Tiếp đến, tôi tập trung vào việc tái hiện những tri thức và tái tạo những kỹ năng cần thiết một cách tường minh thông qua việc cho học sinh ôn tập những tri thức, kỹ năng trước khi dạy nội dung mới vào các buổi học ngoài giờ chính khoá. Chẳng hạn: Ví dụ 1: Khi dạy bài cộng trừ số hữu tỉ, để học sinh học tốt bài này thì các em buộc phải nắm được các kiến thức, kỹ năng liên quan như đổi số thập phân ra phân số, qui đồng mẫu các phân số, qui tắc cộng, trừ phân số, qui tắc “chuyển vế”, Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn toán