Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh minh hoạ trong giảng dạy Ngữ văn THCS

doc 22 trang sangkien 29/08/2022 8320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh minh hoạ trong giảng dạy Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tranh_minh_hoa_trong_giang_day.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh minh hoạ trong giảng dạy Ngữ văn THCS

  1. sở giáo dục và đào tạo hải dương Sáng kiến kinh nghiệm : Sử dụng tranh minh hoạ trong giảng dạy Ngữ văn THCS  Môn : ngữ văn lớp : 6+7+8 Năm học: 2008-2009 1
  2. Phần ghi số phách của Phòng GD&ĐT Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Sử dụng tranh minh họa trong giảng dạy ngữ văn thcs  Môn : ngữ văn lớp : 6+7+8 đánh giá của phòng GD & ĐT (Nhận xét, xếp loại, ký, đóng dấu) Tên tác giả: Trường: 2
  3. Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nam Sách Trường Trung học cơ sở Hiệp Cát Phần ghi số phách của Phòng GD&ĐT Sáng Kiến Kinh Nghiệm: Sử dụng tranh minh họa trong giảng dạy ngữ văn thcs Bộ môn : ngữ văn Khối lớp : 6+7+8 Tên tác giả: Đào Thị ánh Tuyết Đánh giá của nhà trường (Nhận xét, xếp loại, kí, đóng dấu) 3
  4. Phần A Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài: Môn Ngữ Văn trong nhà trường trước hết là một môn học như tất cả các môn khoa học khác được quy định bởi chương trình và có tác dụng góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Những tác phẩm trong chương trình đó là những tác phẩm văn chương được chọn lọc từ trong kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại. Nói đến những tác phẩm văn chương là nói đến một nghệ thuật, “nghệ thuật ngôn từ ”, đó là đặc trưng của văn học. Việc dạy học trong nhà trường chịu sự chi phối của phương thức phản ánh bằng hình tượng ngôn ngữ được thể hiện qua sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Xét về cấu tạo, hình tượng, bao hàm các cái riêng, cái phổ biến. Và các cá thể, cái trừu tượng khái quát và sinh động, xúc động cảm tính và ý thức tư tưởng, nội dung và hình thức. Chính sự thống nhất của các mặt đối lập ấy tạo ra sức mạnh riêng biệt của văn chương nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật có khả năng gây ra những tác động không hạn chế gợi lên trường liên tưởng bát tận. Hình thức nghệ thuật văn học mang tính đa nghĩa. Nó như khối đa diện nhiều màu, tuỳ theo chỗ đứng, cách nhìn của người xem mà phát hiện ra vẻ đẹp khác nhau của nó. Lứa tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, tư tưởng, tình cảm , sự lịch lãm và vị trí xá hội, khuynh hướng của tâm hồn và trí tuệ từng người cũng dẫn đến sự nhận thức khác nhau. Vì vậy khi dạy học đòi hỏi người dạy vừa phải là một nhà giáo, vừa là người nghệ sĩ đa tài làm thế nào để làm nổi bật được sự rung động thẩm mĩ sâu sắc của tác phẩm khiến cho học sinh say mê, thích thú. 4
  5. Nói đến phương pháp dạy học đã từ lâu môn văn ttrở thành môn học chủ yếu trong nhà trường. Trong thời phong kiến khi đi học, học trò học ngay những bài học về “Tam cương, ngũ thường”, “Tứ thư”, “ Ngũ kinh” mà phương pháp chỉ yếu thiên về bình giảng, đây là một phương pháp có nhiều tích cực. Song trải qua quá trình lịch sử môn văn đã có những cải tiến quan trọng cả về chương trình và phương pháp. Đặc biệt trong những năm gần đây ngành Giáo dục nước ta không ngừng đổi mới về phương pháp dạy học trong đó có môn Ngữ văn. Xuất phát từ mục đích yêu cầu của chương trình đổi mới, tôi xin trình bày một phương pháp gỉảng dạy giúp giờ học giúp giờ học đạt kết quả cao đó là: “ Sử dụng tranh minh hoạ trong giảng dạy Ngữ văn THCS ”. 2. Cơ sở lí luận: Môn ngữ văn là một môn học đồng thời cũng là nôm nghệ thuật có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Vì vậy giáo viên cần phải giúp học sinh tiếp cận những bài học đạo đức đó một cách tự nhiên sinh động. Trong phân môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp hiện nay thì đây là phần nền quan trọng, làm cơ sở cho các phần khác như Tiếng Việt, Tập làm văn. Xuất phát từ đó nên việc hiểu rõ, hiểu sâu những vấn đề tư tưởng đặt ra trong văn bản là một việc hết sức quan trọng. Trong phạm vi một tiết dạy văn( tìm hiểu văn bản) đặt ra những yêu cầu về nhận thức, giúp học sinh hướng tới những tư tưởng tình cảm đẹp, lòng nhân ái trọng lẽ phải, căm ghét cái xấu, cái ác, sự bất công trong xã hội và cả hướng tới những tư tưởng lớn của thời đại như lòng yêu nước, yêu hoà bình, ghét chiến tranh Để đạt được điều đó, giáo viên cùng một lúc thực hiện nhiều thao tác (phương pháp ) với những hoạt động cụ thể trong tiết dạy như : Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, phân tích các chi tiết, hình ảnh, hệ thống câu hỏi, lời giảng bình làm nổi bật ý nghĩa nội dung bài. Song một thao tác không thể thiếu và góp phần quan trọng trong bài dạy đó là dùng tranh 5
  6. minh hoạ giúp học sinh quan sát, tưởng tượng chủ động tự rút ra những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về bài học. Vì theo quan niệm biện chứng thì quá trình nhận thức nói chung đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Do vậy muốn nhận thức thì phải trải qua quá trình phản ánh( nhận biết) và không có sự nhận biết nào sinh động toàn diện hơn khi trực tiếp quan sát tranh ảnh minh hoạ. Thông qua bức tranh bức ảnh đó học sinh có thể nhận biết nội dung và vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Vì thế việc sử dụng tranh minh hoạ là cần thiết cho bài giảng. Qua quan sát tranh vẽ, học sinh có thể suy nghĩ, cảm nhận toàn diện mới mẻ của bản thân với “bức tranh ngôn ngữ” của nhà văn đã gợi lên mà chưa nói hết được. Trong quá trình đó vô tình học sinh lại được tiếp cận với môn nghệ thuật mới “ hội hoạ”. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi thiết nghĩ nhất thiết phải sử dụng tranh trong tiết dạy Văn học. 3. Cơ sở thực tiễn: Thực tế cho thấy tranh ảnh tác động trực tiếp và sinh động tới các giác quan của học sinh, học sinh có thể nhận biết được ngay vấn đề, chứ không như ngôn ngữ học sinh phải đọc, phân tích nghĩa, suy luận, rút ra nội dung (đó là quá trình mất nhiều thời gian cho học sinh) Ngày nay do sự phát triển chung , nhận thức của học sinh càng cao và nhanh nhạy, đứng trước yêu cầu đó trong mỗi giờ dạy giáo viên không thể nhất thiết phải phân tích rồi rút ra nội dung bài học mà chỉ cần thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, giúp học sinh tự phân tích đánh giá cái hay, cái đẹp, những tình cảm, ý tưởng đã được thể hiện trong bức tranh. Những phát hiện mới này học sinh có thể hiểu qua đường nét, những hoạ tiết, màu sắc đầy ấn tượng của bức tranh. Trong thực tế sách giáo khoa mới đã in sắn nhiều bức tranh đẹp phù hợp để minh hoạ cho mỗi văn bản. Song nếu có thể vẽ lại một số bức tranh để đạt được những yêu cầu cao hơn như màu sắc, đường nét giúp cho học sinh cảm nhận nội dung bài học dễ dàng, sâu sắc hơn. Vì bản thân mỗi 6
  7. học sinh đã được học mĩ thuật nên các em có thể cảm nhận tốt các nội dung được thể hiện trong bức tranh. Từ những vấn đề trên, qua thực tế giảng dạy, qua trao đổi tích luỹ của bản thân với đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra một ý tưởng trong giảng dạy đó là: “ Sử dụng tranh minh hoạ trong giảng dạy Ngữ văn THCS” tôi nghĩ đây là vấn đề thiết thực mang tính khả thi đối với tất cả các trường, các tiết dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Song sử dụng tranh minh hoạ khi nào và sử dụng ra sao để đạt được kết quả cao đó là toàn bộ những vấn đề về nội dung mà tôi muốn trình bày sau đây. 7
  8. Phần B: GiảI quyết vấn đề I. Nội dung 1. Những yêu cầu khi sử dụng tranh. 1.1. Yêu cầu về tranh: Để sử dụng tranh ảnh vào một tiết dạy như một đồ dùng nghệ thuật trong tiết dạy cũng như các phương tiện đồ dùng dạy học khác đòi hỏi tranh ảnh phải chuẩn mực về nội dung và hình thức. - Về hình thức: yêu cầu bức tranh phải có giá trị thẩm mĩ cao, khoa học, đẹp có độ lớn phù hợp. - Về nội dung tranh ảnh phải phù hợp với nội dung của tác phẩm, thể hiện những nét đặc sắc của nội dung bài học, dễ hiểu dễ nhận biết ( không vẽ quá trừu tượng), phối hợp màu sắc hợp lí, không quá loè loẹt Như vậy bức tranh mới đầy đủ yêu cầu để đưa vào minh hoạ cho bài học. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên thì tranh minh hoạ sẽ như con dao hai lưỡi, sẽ phản tác dụng với mục đích của tiết dạy và gây cho học sinh sự chán nản không yêu thích văn học nghệ thuật. 1.2. Yêu cầu khi sử dụng: Để phát huy được hết những tác dụng của bức tranh đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng sử dụng, không như thông thường đưa tranh ra để ngắm hay triển lãm mà đưa tranh ảnh ra để dạy học, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của nội dung bức tranh. Vì vậy mà giáo viên phải kết hợp chặt chẽ và tiến hành song song nhiều hoạt động, nhiều phương pháp một lúc đặc biệt chú ý tới hệ thống câu hỏi gợi mở, những lời bình, lời phân tích có như vậy giờ học mới thực sự sôi nổi. Hơn nữa cũng cần định hướng và ngăn chặn ngay những suy luận không đúng chủ đề, yêu cầu của bài, có như vậy mới dạy đúng nội dung 8
  9. của bài. Khi gợi ý chúng ta nên gợi ý và tìm điểm nhấn mạnh cho học sinh những chi tiết , nét đặc sắc mà tác giả đã “ nhấn” trong khi thể hiện, có như vậy mới tìm ra điểm “ nút” của bức tranh và hiểu được vấn đề , hiểu được ngôn ngữ hội hoạ.Ví dụ: nhìn vào nét mặt của nhân vật ta có thể hiểu được tâm trạng của nhân vật Đáp ứng được yêu cầu trên bức tranh minh họa sẽ có tác dụng rất cao trong giờ dạy không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của môn văn mà còn tích hợp cho học sinh kiến thức của một số môn học bằng một phương pháp. 2. Sử dụng tranh vào các hoạt động. Trong quá trình đổi mới những yêu cầu về nhận thức luôn đặt lên hàng đầu. Tuỳ theo từng văn bản dài hay ngắn vấn đề rộng hay hẹp mà đưa ra những yêu cầu khác nhau. Nhưng tất cả đều hướng tới yêu cầu nhận thức. Đó là sự cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học để giúp học sinh tìm hiểu văn bản giáo viên phải sử dụng tất cả các phương pháp cần thiết để gợi mở khắc sâu nội dung như tập đọc, hệ thống câu hỏi gợi mở, đồ dùng, lời bình và trải qua những bước tổ chức hoạt động sau: - Giới thiệu bài: Phần này giúp cho học sinh bước đầu tiếp cận bài học với những vấn đề chung nhất, khái quát nhất. - Tìm hiểu văn bản : Phần này giúp học sinh cảm nhận sâu sắc cụ thể về từng vấn đề nội dung ý nghĩa đặt ra trong văn bản. - Củng cố bài: Phần này phát huy khả năng khái quát, tổng hợp tư duy, khái quát bài về một vấn đề nội dung tư tưởng mà nội dung bài đề cập. - Phần luyện tập: Khắc sâu và so sánh những kiến thức đã học để suy luận đến hệ thống kiến thức cao hơn. Xuất phát từ những mục đích của hoạt động dạy và học đặt ra cho tôi một suy nghĩ bằng cách nào đó để học sinh tiếp nhận được các kiến thức bằng chính sự hiểu biết của mình nhờ hoạt động chỉ dẫn của giáo 9