Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở các cơ sở giáo dục

doc 16 trang sangkien 10640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở các cơ sở giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_thung_rac_3_ngan_o_cac_co_so_g.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thùng rác 3 ngăn ở các cơ sở giáo dục

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC Tác giả : Lê Văn Sỹ Trình độ nghiệp vụ: Cao Đẳng Sư Phạm - Lý KTCN Đơn vị công tác : Tổ Tự Nhiên -Trường PTDTNT Ninh Sơn Nhiệm vụ phân công : Giảng dạy Lý - Công nghệ Điện thoại : 0942 890 337 Email : lvs_gd2006@yahoo.com I.Đặt vấn đề : Tổ quốc Việt Nam xanh mát, Có sạch đẹp mãi được không? Điều đó phụ thuộc hành động của bạn, Chỉ thuộc vào bạn mà thội. 1. Thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải hiện nay: Không cần nói nhiều về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải ở Việt Nam hiện nay, bạn chỉ cần vào mạng truy cập “ Rác thải” thì hàng loạt trang web và hàng nghìn hình ảnh, số liệu, thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và dao động từ 0,35 – 0,8 kg/người.ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường và con người.
  2. Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm, Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Lượng CTRSH bình Lượng CTRSH phát sinh STT Loại đô thị quân/người (kg/người/ngày) Tấn/ngày Tấn/năm 1 Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 2 Loại 1 0,96 1.885 688.025 3 Loại 2 0,72 3.433 1.253.045 4 Loại 3 0,73 3.738 1.364.370 5 Loại 4 0,65 626 228.490 Tổng 6.453.930 Trong đó các cơ sơ giáo dục góp phần không nhỏ về tình trang ô nhiễm môi trường nói trên :
  3. Trên mọi nẻo đường, trường học tràn ngập rác và là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Vậy ta đã làm gì để giải quyết thực trang trên ? Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây lo ngại trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường.
  4. 2.Các biện pháp xử lý rác thải hiện nay: a .Chôn lấp rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường Thông thường ở các địa phương đặt biệt ở vùng nông thôn, dùng biện pháp xử lý rác bằng cách đem ra khu đất trống chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, mất mỹ quang khu dân cư: b. Xử lý rác theo phương pháp Fukuoka Thành phố đang đô thị hóa nhanh, lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn, trong khi diện tích các khu chôn lấp chất thải rắn có hạn, công suất thu gom và xử lý rác thải chưa đáp ứng yêu cầu, ngày càng tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.Để góp phần cải thiện quy trình xử lý rác thải tại các bãi rác, các chuyên gia của Tập đoàn Pháp nhân môi trường Fukuoka ( Nhật Bản) hỗ trợ Hải Phòng kỹ thuật xây dựng khu xử lý rác theo phương pháp bán hiếu khí kiểu Fukuoka, thí điểm tại bãi rác Đình Vũ. Tại đây, các chuyên gia về môi trường của Nhật Bản hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng các đường ống thiết kế theo hình xương cá, độ đốc 1% để thu nước rỉ rác trong khu thí điểm, trên các ống có các lỗ nhỏ để thu nước rác và cung cấp ô xy cho lớp rác từng bước biến nơi đây thành khu xử lý rác thải thí điểm theo phương pháp bán hiếu khí kiểu Fukuoka
  5. một công đoạn trong xử lý rác thải c.Phương pháp mới xử lý khí CO2 Trước khi được lưu trữ dưới lòng đất, CO2 phát ra từ sản xuất năng lượng phải được tách khỏi các khí khác. Các phương pháp hiện nay đòi hỏi chi phí cao và sử dụng các sản phẩm hoá học. Một loại màng lọc mới đã được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Trondheim (Na-Uy) sáng tạo và đăng ký sáng chế quốc tế. Phương pháp mới xử lý CO2
  6. Loại màng này được làm từ chất dẻo plastic, và chế tạo bằng công nghệ nano. Nó cho phép tách CO2 một cách hiệu quả, ít tốn kém và không hại cho môi trường. Nó có thể được sử dụng để tách CO2 khỏi các chất khí khác, hàm lượng CO2 càng cao thì hiệu quả càng cao. d.Hiện trạng quản lý và phương thức thu gom rác trong trường học : - Về hệ thống lưu trữ: mỗi lớp học được trang bị một thùng rác bằng nhựa và có các thùng rác đặt trên sân trường. Tất cả các loại rác được đổ chung vào các thùng đặt ở góc sân trường -. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác trường học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như tốn kém kinh phí, lãng phí tài nguyên, gây khó khăn cho việc xử lý, chưa gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và giáo dục cộng đồng d. NHỮNG HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÊN: - Tính giáo dục công đồng chưa cao, chưa đánh vào ý thức cộng đồng trongviệc bảo vệ môi trường . - Chỉ xử lý được dưới 31%, Tốn kém ngân sách và nhân lực khá lớn. - Kém hiêu quả, chưa triệt để, khó thực hiện, vẫn còn gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quang môi trường thiên nhiên, khu dân cư, trường học. - Kém bề vững, Thất thu một nguồn ngân sách đáng kể cho xã hội Đứng trước những bức xúc trên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC” II CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1 Ưu điểm khi sử dụng thùng rác 3 ngăn trong các cơ sở giáo dục: Như đã nói trên “ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC” sẽ khắc phục toàn bộ những hạn chế của những biện pháp trên và mang lại những kết quả sau: - Giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường trong toàn thể học sinh, toàn thể công đồng, toàn xã hôi.
  7. - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân thiện môi trường. - Hình thành nếp sống văn minh, ý thức bảo vệ môi trường, kỷ năng biết phân loại rác thải ngay từ khi còn học mầm non, tiểu học. - Giải quyết triệt để và bền vững về thực trạng rác thải hiện nay. - Tiết kiệm một khoản ngân sách và lao động cho xã hội; đồng thời thu một khoản ngân sách đáng kể cho các cơ sơ giáo dục. - Không gây ô nhiễm cho người phân loại rác, trong qua trình rác phân hủy Vậy thùng rác 3 ngăn là gì ? 2 Cấu tạo thùng rác 3 ngăn: Thùng rác gồm 3 ngăn : 1 ngăn chứa rác tái sử dụng 1 ngăn chứa rác rác khó phân hủy và không tái sử dụng, 1 ngăn chứa rác hữu cơ Có thể dùng thùng rác 3 ngăn tự chế : bằng nhựa, giấy phế liệu hoặc đan sọt tre
  8. 3. Quá trình thực hiện: a. Mục đích: - Giải quyết triệt để và bền vững về thực trạng rác thải hiện nay. - Tiết kiệm một khoản ngân sách và lao động cho xã hội; đồng thời thu một khoản ngân sách đáng kể cho các cơ sơ giáo dục. b. Yêu cầu : - Có sự quan tâm, đồng tình hỗ trợ của lãnh đạo Sở, Phòng và BGH nhà trường - Sự phối hơp của các ban ngành, đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm và sự hưởng ứng của học sinh. - Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, và đưa vào thi đua thực hiện. 4 Quy trình thực hiện : Bước 1- Xác định thành phần, khối lượng rác thải trong trường học - Điều tra kiến thức và nhận thức của học sinh về rác thải và phân loại rác tại nguồn - Thiết kế các phương tiện tuyên truyền về rác thải và phân loại rác tại nguồn dựa trên ý kiến học sinh - Đánh giá hiệu quả các biện pháp tuyên truyền trong việc nâng cao hiểu biết, nhận thức cũng như hành động của học sinh về phân loại rác tại nguồn. - Xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn trong trường học phù hợp với điều kiện thực tế Bước 2 : Tổ chức phát động tuyên truyên và chỉ đạo thực hiên của các cấp. Bao gồm các công tác phát thanh, băng rôn, biểu ngữ Bước 3 : Tập huấn kỷ năng phân loại rác trường học cho các cơ sở giáo dục, đến từng học sinh. Bước 4 : Mua sắm trang thiết bị, mua thùng rác 3 ngăn, hoặc tự làm. Xây hố chứa rác hữu cơ Liên hệ cơ sở thu mua phế liệu. Bước 5 : Thu gom rác thải Tiến hành thực hiện và tổng kết hàng tuần, tháng.
  9. * Đối với trường Nội trú như trường PTDTNT Ninh Sơn ngoài học trên lớp các em còn xả rác thái sinh hoạt tại phòng ở. Vì vây mỗi phòng ờ trang bị thêm một thùng rác 3 ngăn để xủ lý tận gốc rể 5. Tính hiệu quả kinh tế của sáng kiến: - Tính hiệu quả, bền vững . - Mang tính giáo dục cao, hình thành nếp sống văn minh từng học sinh và cả cộng đồng. - Đem lại một nguồn ngân sách đáng kể cho đơn vị: Và được thống kê như sau : Theo ước tính của bộ tài nguyên môi trường: Học sinh TH thải rác 0.2kg rác/ 1 ngày và Học sinh THCS thải rác 0.3kg rác /1 ngày Học sinh TH PT thải rác 0.4 kg /Ngày Tính đến nay trong toàn tỉnh Ninh Thuận: có 324 trường học từ mầm non đến cấp THPT, 4674 lớp học và 132 236 học sinh. Theo ước tính của bộ môi trường : 200kg rác/1 năm/ 1 người X 132 236 HS =26 447 200 kg rác Nếu tổ chức tốt chương trình “ Thùng rác 3 ngăn” Hằng năm toàn tỉnh sẽ giảm lượng rác thải ra môi trường là trên 26 447 tấn rác . Ứơc tính 10% là rác tái sử dụng: Phế liệu thu được là : 2,644,7 tấn/ năm Giá phế liệu hiện nay : - Giấy các loại : 2.900 đ -4.500đ - Nhựa các loại : 3,000đ – 10.000đ - Trung bình giá cho 2 loại 3000đ/1kg X 2644700 kg = 7 932 000 000 đ/ năm Bán phế liệu 1 năm sẽ thu vào ngân sách cho các đơn vị toàn tỉnh Ninh Thuận 8 tỷ/ năm. - Tiết kiệm một khoảng ngân sách đáng kể và tiết kiệm nguồn lao động cho xã hội. III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CỦA MỘT TRƯỜNG PTDTNT: 1 . Đặt vấn đề : Thực hiện Chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về phát động phong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo về kế hoạch triển khai “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông . Đảm bảo đạt được các nội dung :
  10. . Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, . Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập. . Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản của các em. . Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Trong khi đó ở các trường nội trú hiện nay. Đa số các em là con các đồng bào dân tộc thiểu số, việc nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế. Rác thải khu nôi trú và trên lớp học quá tải,. Việc xử lý rác thải ở các trường nội trú hiện nay còn nhiều bất cập. Mỗi lớp học được trang bị một thùng rác bằng nhựa và có các thùng rác đặt trên sân trường. Tất cả các loại rác được đổ chung vào các thùng đặt ở góc sân trường Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác trường học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như tốn kém kinh phí, lãng phí tài nguyên, gây khó khăn cho việc xử lý, chưa gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường và giáo dục cộng đồng Vì vậy việc sử dụng thùng rác 3 ngăn để quản lý rác là vấn đề cấp bách. 2 .Tổ chức thực hiện: a. Mục đích yêu cầu : - Nâng cao nhận thức của học sinh về việc bảo vệ môi trường là tự bảo vệ chính mình và cộng đồng. - Hình thành thói quen biết xử lý rác và ý thức bảo vệ môi trường. - Tăng một khoảng thu nhập không nhỏ cho đơn vị bằng tiền bán phế liệu. - Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn. b.Quy trình thức hiện •Công tác tổ chức: Thành lập Ban tổ chức thực hiện gồm : 1. Hiệu trưởng: - Trưởng ban tổ chức 2. Tổng Phụ trách Đội : Phó ban thường trực 3. Tổ trường các ban ngành đoàn thể Giáo viên chủ nhiệm Thành viên: