Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn bậc Trung học Cơ sở

doc 28 trang honganh1 15/05/2023 14601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn bậc Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_hoc_ngu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn bậc Trung học Cơ sở

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẠ HÒA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LANG SƠN SÁNG KIẾN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh Chức vụ: Giáo viên MỤC LỤC Hạ Hòa, năm 2019
  2. MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I Cơ sở lý luận 1 II Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến 2 III Mục tiêu 2 CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN I Nêu vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm 4 1 Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề 4 2 Chỉ ra các tồn tại, hạn chế 4 3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế 5 4 Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng 6 kiến II Giải pháp để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 6 1 Tìm hiểu về sơ đồ tư duy 6 2 Cách sử dụng SĐTD trong quá trình tổ chức các hoạt 9 động dạy học III Kết quả và khả năng áp dụng, nhân rộng 18 IV Giải pháp tổ chức thực hiện 20 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ I Kết luận 21
  3. II Ý kiến đề xuất kiến nghị 21
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Danh mục chữ viết tắt Ý nghĩa 1 SĐTD Sơ đồ tư duy 2 PPDH Phương pháp dạy học 3 THCS Trung học cơ sở
  5. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I. Cơ sở lý luận Ngữ văn là một bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Ngữ văn cung cấp cho chúng ta những tri thức nhất định về cuộc sống đa chiều, đa diện đang diễn ra, đồng thời, bồi đắp tư tưởng, tình cảm và góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách đạo đức cho mỗi cá nhân. Ngữ văn trong nhà trường được chia thành ba phân môn đó là: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Từng khía cạnh, nội dung của ba phân môn này đều có ý nghĩa thiết thực, gắn liền với thực tế đời sống. Ngoài ra, Ngữ Văn còn là môn học có mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường. Học tốt môn Ngữ Văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế, dạy học Ngữ văn còn gặp không ít khó khăn. Một bộ phận học sinh chưa có niềm yêu thích, say mê và hứng thú đối với môn học này. Các em chưa cảm nhận được hết những giá trị nhân văn cũng như sự hữu ích mà môn học mang lại. Mặt khác Ngữ văn cũng là bộ môn đòi hòi năng khiếu và sự cảm nhận tinh tế của cá nhân mỗi học sinh. Cùng với những lí do trên thì trong quá trình dạy học Ngữ văn còn tồn tại nhiều bất cập. Xu hướng đọc – chép vẫn phổ biến nhiều ở các nhà trường, chưa có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Do đó, chất lượng và hiệu quả của bộ môn Ngữ văn đạt được chưa cao, đặc biệt là đối với các trường Trung học cơ sở. Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định số 16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới PPDH. Từ đó, việc thực hiện đổi mới được diễn ra liên tục và toàn diện trên tất cả các môn học. Đặc biệt, năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ Giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong trường phổ thông. Trước tình hình đó, đòi hỏi mỗi giáo viên giảng dạy Ngữ văn cần phải có sự thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm của mình. Giáo viên cần lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học thông qua các PPDH mới mẻ, linh hoạt và hiệu quả. Nói tới PPDH là nói đến cách dạy của người thầy. Cùng một nội dung, một đơn vị kiến thức nhưng mỗi người giáo viên sẽ có những cách truyền thụ riêng, không giống nhau. Thực tế cho thấy, nếu giáo viên có sự thay đổi, tích cực áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy thì sẽ đem lại kết quả cao hơn so với việc dạy học thụ động, theo lối mòn trước đây. Đối với môn Ngữ văn, đây là môn học có đặc thù riêng. Bởi, ngoài tính công cụ, nó còn có tính nghệ thuật, tính nhân văn rất cao. Do đó, để học sinh học tốt môn Ngữ Văn ở trường phổ thông nói chung, người giáo viên phải chú trọng đến phương pháp dạy học, phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình thức, biện pháp tổ chức dạy học mới, hiện đại, sinh động, đưa học sinh đến với môn học này một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự.
  6. Trong những năm gần đây, một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy (SĐTD). Sơ đồ tư duy kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu, sơ đồ nhưng ở mức độ cao hơn. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (người Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp trên thế giới. Có thể khẳng định rằng PPDH bằng SĐTD là một trong những PPDH hiện đại. Nó giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay. II. Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến - Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về các phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng trong quá trình dạy học của các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Tham khảo các tài liệu khoa học về phương pháp sử dụng SĐTD trong dạy học, từ đó, định hướng cách thức vận dụng SĐTD vào giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học co sở. - Tham khảo, lấy ý kiến từ đồng nghiệp thông qua các hoạt động đàm thoại, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm ở các buổi thảo luận chuyên đề, dự giờ thăm lớp, nghiên cứu bài học. - Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, thăm dò ý kiến để tìm hiểu tình hình thực tế giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay, nắm bắt được thái độ của học sinh đối với môn học. Sau đó, dựa trên kết quả thu thập, giáo viên so sánh, phân tích nhằm đánh giá kết quả nhận thức của người học sau khi đã áp dụng SĐTD vào giảng dạy một tiết học cụ thể. - Tiến hành dạy thực nghiệm, sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong quá trình dạy học để quan sát được thái độ, tâm lý, khả năng tiếp cận với phương pháp mới của học sinh. Từ đó, có những điều chỉnh thích hợp, nhằm hoàn thiện hơn nữa phương pháp sử dụng SĐTD vào dạy học môn Ngữ văn. III. Mục tiêu - Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này giúp mỗi giáo viên có thêm cái nhìn thấu đáo hơn về việc đổi mới phương pháp dạy học trong giảng dạy môn Ngữ văn. Sáng kiến đề xuất, làm rõ hơn về phương pháp sử dụng SĐTD, định hướng cho người dạy cách thức thiết kế, các bước tổ chức và các hoạt động có thể tiến hành SĐTD để đạt được hiệu quả cao nhất. - Sáng kiến kinh nghiệm này xuất phát từ những trăn trở của tôi trong quá trình dạy môn Ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở. Đồng thời, nhằm tổng kết phương pháp, cách thức kĩ năng, kinh nghiệm mà tôi thu được từ thực tiễn giảng dạy của bản thân. Thông qua sáng kiến này, tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào đổi mới PPDH đối với môn Ngữ văn nói riêng và quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nói chung. - Với sáng kiến kinh nghiệm tôi tập trung vào vấn đề: “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn bậc Trung học cơ sở”, như một giải pháp hữu hiệu
  7. để các đồng nghiệp cùng tham khảo. Từ đó, giúp nhau tháo gỡ phần nào thực trạng dạy học văn hiện nay, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học, mang đến một tâm thế mới, sự say mê, hứng khởi của học sinh mỗi khi bước vào một tiết học môn Ngữ văn.
  8. CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. Nêu vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm 1. Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề Trong những năm gần đây, việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy luôn được cả xã hội quan tâm. Làm sao để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục? Làm thế nào để truyền lửa tri thức một cách sinh động, hấp dẫn nhất? Và bằng cách nào để khơi dậy hứng thú cũng như niềm say mê học tập cho học sinh? Đây là những câu hỏi thường trực khiến cho người giáo viên vô cùng trăn trở. Để giải quyết vấn đề trên rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học đã được đưa ra và ứng dụng tại nhà trường phổ thông với mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả cho các môn học, trong đó có bộ môn Ngữ văn. Đây là điểm mới mẻ và thuận lợi rất lớn, góp phần không nhỏ để đưa các phương pháp học tập sáng tạo, tiến bộ tiếp cận gần hơn đến thầy cô và các em học sinh. Trong các phương pháp dạy học Ngữ văn thì sử dụng sơ đồ tư duy không hẳn là một phương pháp quá mới mẻ và khó khăn khi thực hiện. Chúng ta có thể bắt gặp dạng đơn giản nhất của sơ đồ tư duy thông qua hình thức sơ đồ hóa kiến thức Tiếng Việt ở các bài học trong Sách giáo khoa Ngữ văn thuộc bậc Trung học cơ sở. Phương pháp này giúp cho học sinh có thể hệ thống kiến thức một cách ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, đồng thời, phát huy được khả năng tưởng tượng phong phú và những năng lực riêng của từng cá nhân. Đặc biệt, giảng dạy bằng sơ đồ tư duy phát huy tính tích cực nhiều nhất trong các giờ ôn tập. Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập. Thực tế hiện nay, hầu hết các trường Trung học cơ sở đều có một đội ngũ giáo viên giảng dạy Ngữ văn có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề và luôn sẵn sàng học hỏi, trau dồi các phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ phục vụ khá tốt cho quá trình vận dụng các phương pháp học tập vào từng tiết học, đặc biệt là phương pháp sử dụng bản đồ tư duy. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, còn tồn tại những khó khăn nhất định khiến cho việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Những khó khăn này xuất phát cả từ phía người dạy, người học và một số yếu tố khác bên ngoài. 2. Chỉ ra các tồn tại, hạn chế a. Về phía học sinh Đa số học sinh còn thờ ơ đối với bộ môn Ngữ văn. Các em chưa tìm thấy được niềm say mê, hứng thú với môn học. Do đây là môn học yêu cầu đối tượng học cần có những cảm nhận, rung động ở mức độ nhất định đối với những nội dung được truyền tải. Việc học sinh có tâm lý thụ động, ngại tư duy tưởng tượng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu tri thức của các em. Cho nên, sử
  9. dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết, để tạo nên hứng thú góp phần khơi dậy tình cảm của học sinh đối với môn học này. b. Về phía giáo viên Mặc dù đội ngũ giáo viên ở Trung học cơ sở hầu hết có kinh nghiệm và năng lực, nhưng khả năng vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào tiết học còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cao. Một số bộ phận giáo viên còn thụ động, ngại đổi mới, hoặc còn loay hoay chưa tìm ra cách thức hợp lý để khiến giờ học của mình trở nên sinh động, thu hút được học sinh. Hiện nay, giáo viên ở bậc Trung học cơ sở đã bước đầu tiếp cận và sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học Ngữ văn, nhất là đối với các tiết học cần ôn tập và hệ thống hóa kiến thức như ở phân môn Tiếng Việt. Tuy nhiên, việc sử dụng này còn thiếu linh hoạt, chưa đồng đều, phổ biến, chưa phát huy được hết khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. Ngoài ra, hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài học, hay mỗi bài ôn tập, tổng kết một phân môn, một mảng kiến thức nào đó mà thôi. Họ chưa mạnh dạn đưa sơ đồ tư duy vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học làm hạn chế đi tính chất phổ biến và đa năng của phương pháp này. Vì vậy, chưa phát huy một cách đầy đủ công dụng của sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học môn Ngữ văn. 3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - Học sinh chưa yêu thích môn Ngữ văn nói chung, còn thụ động trong tiếp nhận, khả năng cảm thụ còn hạn chế. - Do đặc thù của bộ môn Ngữ văn là môn học có những yêu cầu nhất định về năng lực thẩm mĩ. Yếu tố về năng khiếu chi phối một phần không nhỏ đến quá trình học tập và kết quả đạt được của học sinh. - Phần lớn phụ huynh học sinh chưa có sự quan tâm chưa thoả đáng đối với môn Ngữ văn nên định hướng cho học sinh theo học các môn khoa học tự nhiên. Do vậy phần nào ảnh hưởng đến tâm lí học của học sinh. - Nhà trường và tổ chuyên môn: mặc dù có tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, tuy nhiên hình thức chưa đa dạng, hiệu quả còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận và áp dụng phương pháp mới. - Giáo viên: còn quen với các phương pháp cũ, chưa thực sự chủ động trong việc đổi mới phương pháp. Khi sử dụng phương pháp mới vào giờ học còn lúng túng, chưa thực hiện đúng các bước tiến hành nên hiệu quả đạt được chưa cao. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn còn thiếu xót. Thời gian mỗi tiết học chỉ có 45 phút trong đó giáo viên vừa truyền tải kiến thức vừa phải hướng dẫn học sinh trong các hoạt động học. - Hơn thế nữa, sĩ số mỗi lớp học tương đối đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết học. 4. Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến