Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Violet và bản đồ tư duy iMindMap vào thiết kế bài giảng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Violet và bản đồ tư duy iMindMap vào thiết kế bài giảng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phan_mem_tailieu_va_ban_do_tu.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Violet và bản đồ tư duy iMindMap vào thiết kế bài giảng
- MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Phạm vi đề tài 3 4. Đối tượng, kế hoạch và phạm vi nghiên cứu 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: 4 2. Thực trạng của vấn đề: 4 2.1 Thuận lợi: 4 2.2 Khó khăn: 5 2.3 Một số nội dung đề tài nghiên cứu 5 2.3.1/ Chương 1: Giới thiệu tổng quan Violet và iMindMap 5 2.3.2/ Chương 2: Sử dụng Violet và iMindMap để soạn Tin 8 17 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 20 3.1/ Đối với giáo viên: 20 3.2/ Đối với học sinh: 20 4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm: 21 III. KẾT LUẬN 23 DANH MỤC TÀI LIỆU 24
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách tổ chức các hoạt động. Nhiều quốc gia trên thế giới ý thức được rất rõ tầm quan trọng của tin học và có những đầu tư lớn cho lĩnh vực này, đặc biệt trong giáo dục để nâng cao dân trí về công nghê thông tin và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thì Bộ GD&ĐT đã bước đầu đưa bộ môn tin học vào các cấp học. Hiện nay trên thị trường ngành CNTT có rất nhiều phần mềm trợ giúp cho việc soạn thảo thiết kế bài giảng điện tử cho giáo viên, tạo ra công cụ rất hữu ích cho việc thiết kế bài giảng, công việc giảng bài của GV ở trên lớp và quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Song đại đa số các phần mềm này đều là các phầm mềm của nước ngoài, tức giao diện tương tác với người dùng bằng tiếng Anh. Mà trên thực tế, thì những người người dùng phần mềm này là những giáo viên thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết về Tin học còn gặp chút khó khăn. Do vậy sẽ rất khó khăn cho việc sử dụng các phần mềm này mà bằng tiếng Anh. Hiện nay, trong trường học tôi thấy các cô giáo, thầy giáo đều chỉ sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng, xong việc thiết kế đơn giản lại làm cho học sinh không tạo được sự hứng thú, vì thế luôn đòi hỏi thiết kế bài giảng phải có thật nhiều sáng tạo. Song việc thiết kế phức tạp trên Powerpoint lại gây mất rất nhiều thời gian cho các thầy cô, ví dụ: + Khó thiết kế bản đồ tư duy + Khó kết nối video để làm tư liệu cho bài học + Khó thiết kế trò chơi ô chữ để củng cố nội dung bài học Xuất phát từ cơ sở trên, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng phần mềm Violet và bản đồ tư duy iMindMap vào thiết kế bài giảng”. Phần mềm Violet tôi giới thiệu ở đây cũng được coi là một trong các phần mềm nổi bật trợ giúp thiết kế, soạn thảo bài giảng, ngoài ra chỉ cần cài đặt phần mềm iMindMap (phần mềm thiết kế bản đồ tư duy) nó sẽ được tích hợp ngay trên thanh công cụ của Powerpoint hoặc trên Violet thì việc thiết kế bài giảng có bản đồ tư duy cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn . Nó có những tính năng khá hoàn chỉnh với việc trợ giúp để thiết kế bài giảng trong chương trình phổ thông, nó có khả năng tạo hiệu ứng không thua kém gì với Powerpoint, bài tập được thiết kế ở dạng trắc nghiệm: Một đáp án, bài tập khuyết, bài tập kéo thả, bài tập ẩn , ngoài ra hỗ trợ cho việc vẽ đồ thị hàm số và sự chuyển động của đồ thị hàm số. 2. Mục đích nghiên cứu Trong quá trình dạy học và dự giờ thăm lớp qua các môn học, tôi nhận thấy để có thể tạo ra được những giờ học hứng thú, học sinh có thể tập trung và yêu thích 2
- môn học, phát huy được tính sáng tạo trong tư duy và suy nghĩ thì người giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng ở trong mỗi tiết học đó, từ việc dẫn dắt vấn đề cho đến phần giới thiệu vào nội dung đòi hỏi mỗi người giáo viên luôn phải có sự chuẩn bị kỹ càng, ngoài ra còn phải chuẩn bị thêm các thiết bị đồ dùng dạy học, các phương tiện, các đồ thí nghiệm sao cho phù hợp với kiến thức nhưng việc chuẩn bị quá nhiều thứ trong 1 giờ học thì rất mất nhiều thời gian. Vì thế mà trong nội dung đề tài này tôi đã đưa ra 1 phương pháp giảng dạy có sử dụng kết hợp với CNTT nhằm có thể giảm thiểu một số đồ dùng dạy học khi giáo viên chuẩn bị mà vẫn đảm bảo được khả năng tư duy và hứng thú đến từng học sinh. Ngoài ra, còn mong muốn đưa đề tài nội dung này đến từng giáo viên trong nhà trường và trong huyện biết thêm 1 phần mềm giúp soạn giáo án điện tử mới và dễ sử dung. Việc kết hợp cả 2 phần mềm này vào thiết kế bài giảng sẽ phần nào giúp cho bài học trở nên sáng tạo, hứng thú được với học sinh. Ngoài ra, việc sử dụng bản đồ tư duy thường xuyên còn giúp học sinh có thói quen sơ đồ hóa công việc cần làm, tư duy rõ ràng, rành mạch, có nhiều ý tưởng sáng tạo trong giải quyết công việc: xây dựng bài học trong lớp học, học sinh dễ dàng phân tích câu hỏi của giáo viên, tìm ra câu trả lời chính xác và trình bày một cách rõ ràng. Không chỉ vậy, mà việc sử dụng bản đồ tư duy cũng là phần thay đổi về phương pháp dạy học tích cực. 3. Phạm vi đề tài - Đề tài này được tôi áp dụng giảng dạy ở môn Tin học 8, và tôi đã giới thiệu phần mềm này cho 1 đ/c được phân công dạy môn Hóa học 8 dùng bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet và bản đồ tư duy để làm thực nghiệm cho đề tài. 4. Đối tượng, kế hoạch và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: học sinh các lớp 8A, 8B, 8C trường THCS Cẩm Phong học kỳ II năm học 2013-2014 và học kỳ I năm học 2014-2015. - Kế hoạch nghiên cứu: trực tiếp qua các bài dạy. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về vấn đề sử dụng phần mềm Violet và bản đồ tư duy trong việc soạn bài giảng điện tử ở các môn học. 3
- ơ II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Căn cứ pháp lý của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: - Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục với các môn học mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông (Điều 29 – Luật giáo dục) - Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Căn cứ khoa học và thực tiễn của đổi mới giáo dục: - Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. - Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học kỹ thuật công nghệ. - Đối tượng giáo dục cũng có sự thay đổi do những tác động rất lớn của xã hội 2. Thực trạng của vấn đề: 2.1. Thuận lợi: - Sử dụng bài giảng điện tử trong tiết dạy giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian, thay vì phải chuẩn bị các tranh vẽ, bảng biểu rất rườm rà nay được soạn sẵn trong máy tính để trình chiếu hoặc lưu vào USB hay đĩa CD, DVD sử dụng ở nhiều lớp, nhiều năm học. - Giáo viên tiết kiệm được thời gian trong tiết dạy ở những hoạt động trên lớp như: Treo tranh vẽ, hình ảnh, sơ đồ, kẻ bảng SGK, ghi đáp án, hay giải bài tập Nay được thực hiện nhanh gọn chiếu trên máy chiếu, những thời gian đó được dùng cho hoạt động của học sinh, hay để giáo viên mở rộng thêm kiến thức, khắc sâu kiến thức sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn và phát huy tốt tính tích cực của học sinh trong việc phối hợp hoạt động nhóm. - Dựa vào điều kiện thực tế và điều kiện cơ sở vật chất hiện có, nhà trường đã tạo điều kiện cung cấp đầy đủ các thiết bị cần thiết như: máy chiếu, máy tính 4
- - Việc học tập có ứng dụng CNTT vào thì học sinh có hứng thú học tập hơn so với so với phương pháp dạy học truyền thống. Vì thế, có điều kiện phát triển tư duy và khả năng diễn đạt của các em. 2.2. Khó khăn: - Công việc chuẩn bị một bài giảng điện tử của giáo viên cho một tiết dạy lên lớp cần phải công phu và kỹ lưỡng. - Trường chưa có phòng học chức năng riêng nên việc lắp rắp máy chiếu, các thiết bị kèm theo như máy tính, màn chiếu rất khó khăn, phải mất thời gian chuẩn bị trước, việc di chuyển máy chiếu và các thiết bị từ lớp này lớp khác nếu chỉ có 5phút ra chơi thì không thể kịp được. - Nếu nhiều lớp cùng dạy tiết có sử dụng bài giảng điện tử thì số lượng máy chiếu, máy tính không đáp ứng đủ với những trường vùng nông thôn. - Ngoài ra, thực tế cho thấy rằng ở các nhà trường và giáo viên vẫn đang rất lúng túng trong việc triển khai giảng dạy các môn học có ứng dụng CNTT, vì đa phần là các giáo viên nhiều tuổi không có điều kiện tiếp cận đến máy tính, hay một số giáo viên có máy tính thì tâm lý ngại thiết kế vì nó khó soạn và thiếu kinh nghiệm khi sử dụng CNTT. 2.3. Một số nội dung đề tài nghiên cứu Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VIOLET và IMINDMAP Giới thiệu chung về Violet và iMindMap Cài đặt Violet và iMindMap Những khái niệm cơ bản và cách sử dụng phần mềm Violet Chương 2: PHẦN MỀM “GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TIN HỌC 8” SỬ DỤNG VIOLET và iMindMap Giới thiệu về phần mềm Cấu trúc phần mềm Đánh giá về việc sử dụng Violet trong thiết kế bài giảng: Sau đây là nội dung chi tiết: 2.3.1/ Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VIOLET và iMindMap Giới thiệu chung về Violet và iMindMap Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh chuyển động và tương tác rất phù hợp với học sinh các cấp. 5
- Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Lesson Editor for Teachers (Công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên). iMindMap - phần mềm thiết kế về bản đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức , bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng 1 chủ đề nhưng mỗi ngườ có thể “thể hiện” nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu hình ảnh, âm thanh, phim , sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu dạng multimedia thì Violet tỏ ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho phép thao tác quá trình chạy trên các đoạn phim . Violet cũng có các module công cụ dùng cho vẽ hình cơ bản và soạn thảo văn bản nhiều định dạng. Ngoài ra, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và sách bài tập như: •Bài tập trắc nghiệm gồm các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai •Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc. •Bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh: học sinh phải kép thả các đối tượng này sao đúng những vị trí được quy định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/hiện. Ngoài các module dùng chung và mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều module chuyên dụng cho từng môn học, giúp người dùng có thể tạo những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng. •Vẽ đồ thị hàm số: Cho phép vẽ được đồ thị của bất kỳ hàm số nào, đặc biệt còn thể được sự chuyển động biến đổi hình dạng của đồ thị khi thay đổi các tham số của biểu thức. •Vẽ hình hình học: Chức năng này tương tự như phần mềm Geometer SketchPad, cho phép vẽ các đối tượng hình học, tạo liên kết và chuyển động. Đặc biệt, người dùng có thể nhập được các mẫu mô phỏng đã làm bằng SketchPad vào Violet. •Violet còn cho phép chọn nhiều kiểu giao diện khác nhau cho bài giảng, tùy thuộc vào bài học, môn học và ý thích của giáo viên. 6