Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiện tượng tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng tiết học môn Vật lý

doc 20 trang sangkien 30/08/2022 7360
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiện tượng tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng tiết học môn Vật lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_hien_tuong_tu_nhien_nham_nang.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hiện tượng tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng tiết học môn Vật lý

  1. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lương Thị Hường Mục Lục: a. Đặt vấn đề I. Mở đầu: II. Thực trạng của vấn đề: II.1 Thực trạng: II.1.1 Vấn đề sử dụng sách giáo khoa vật lí THCS. II.1.2. Vấn đề đổi mới PPDH môn vật lý THCS và vấn đề sử dụng thí nghiệm v ật lý hiện nay. II.2. Kết quả - hiệu quả của thực trạng trên: B. giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện: I.1. Nắm vững vai trò của phương pháp thực nghiệm và thực nghiệm vật lí trong trường phổ thông. I.2. Tiếp tục cải tiến, đổi mới PPDH, dùng các hiện tượng tự nhiên nhằm nâng cao tính thực tiễn, ứng dụng thực tế của môn học. I.3. Mỗi giáo viên bộ môn vật lí cần nắm vững nội dung kiến thức và những điểm lưu ý của chương trình SGK. I.4. Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị thí nghiệm sẵn có và thiết bị thí nghiệm tự làm nhằm làm sinh động tiết học. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện: 1. Trước hết, giáo viên cần nắm vững nội dung yêu cầu về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt được sau mỗi tiết học. 2. Phân tích mạch nội dung kiến thức của bài, những thí nghiệm cần thiết theo yêu cầu của SGK. 3. Phân tích thí nghiệm, kết hợp với những kiến thức cần rút ra được sau thí nghiệm để có thể lồng ghép đưa vào một số hiện tượng tự nhiên hoặc thay thế Trường THCS Thanh Thuỷ - 1 -
  2. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lương Thị Hường bằng một số thí nghiệm vui mà vẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học và lượng kiến thức cần truyền tải đến học sinh. 4. Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, đồ dùng thí nghiệm, tự tạo những đồ dùng đơn giản để thực hiện, vạch rõ những nội dung công việc, những dụng cụ học tập giáo viên và học sinh cần chuẩn bị để phục vụ cho tiết học. 5. Thiết lập tiến trình lên lớp với các hoạt động cụ thể. 6. Tiến hành lên lớp với những hoạt động đã được lên kế hoạch. 7. Rút kinh nghiệm sau giờ học, những điều thu được và những mặt hạn chế cần khắc phục cho các tiết học sau ở các lớp khác. c. Kết luận 1 . Kết quả đạt được 2. Bài học kinh nghiệm 3 . Kiến nghị `` Trường THCS Thanh Thuỷ - 2 -
  3. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lương Thị Hường Phần một: Đặt vấn đề I. Mở đầu: Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Cũng như các môn khoa học tự nhiên khác, khoa học vật lí nghiên cứu thế giới tự nhiên nhằm phát hiện ra những đặc tính và quy luật khách quan của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Do khoa học công nghệ kĩ thuật ngày càng phát triển, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi ngành giáo dục phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo”. Đáp ứng yêu cầu đó, môn vật lí đã từng bước đổi mới SGK và phương pháp dạy học. Hiện nay hướng dạy học vật lý là phải gắn liền với thực tiễn, gắn liền với những hiện tượng tự nhiên. Việc gắn liền dạy học vật lý với các hiện tượng tự nhiên là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của tiết học. Đã nhiều năm qua, kể cả giáo viên và học sinh khi học vật lí ít tiếp xúc với thực nghiệm làm cho việc học vật lí không những khô khan mà còn mơ hồ khi nhìn nhận những hiện tượng vật lí trong tự nhiên cũng như trong đời sống. Giờ đây, khi chương trình SGK được đổi mới, phương pháp dạy và học cũng dần thay đổi từ phương thức học tập thụ động sang tích cực thì việc đưa thực nghiệm vào dạy và học là điều kiện thích hợp. Các hiện tượng tự nhiên và thí nghiệm vật lí vui có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học vật lí, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng tiết học. Nó làm tăng tính thực tiễn, ứng dụng thực tế, kích thích sự say mê, hứng thú, óc tò mò trong việc vận dụng kiến thức vật lí để giải thích nhiều hiện tượng được gặp trong thực tế, thậm chí là những hiện tượng luôn là bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn đang dày công nghiên cứu. Đồng thời nó có thể thay thế một số thí nghiệm phức tạp, trừu tượng trong phòng thí nghiệm, đồng thời bổ trợ các thí nghiệm nêu trong SGK. Trên thực tế, nếu chúng ta biết cách áp dụng những thí nghiệm vật lý vui với các câu hỏi, đề kiểm tra thì việc học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đó cũng là một trong những bí quyết giúp việc học tập của học sinh không còn là áp lực mà trở thành niềm vui, như vậy việc học tập sẽ đạt kết quả cao hơn. Trường THCS Thanh Thuỷ - 3 -
  4. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lương Thị Hường Chính vì những lí do trên mà tôi thấy việc chọn đề tài “sử dụng hiện tượng tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng tiết học môn Vật lý” là cần thiết và hợp lí. II. Thực trạng của vấn đề: II.1 Thực trạng: II.1.1 Vấn đề sử dụng sách giáo khoa vật lí THCS. Chương trình vật lí 9 có vị trí đặc biệt quan trọng vì lớp 9 là lớp kết thúc cấp học THCS và do đó, nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được quy định chính thức trong chương trình môn vật lí THCS. SGK Vật lý hiện nay được trình bày theo lối mới, nhiều hình ảnh minh hoạ, nhiều thí nghiệm, kiến thức được tinh giản hơn. Những kiến thức và kĩ năng được lựa chọn đưa vào các đề tài, chủ điểm đều là những kiến thức, kĩ năng có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống, kĩ thuật, gần gũi với kinh nghiệm và vốn hiểu biết của học sinh, giảm những kiến thức ít có giá trị thực tiễn. Những thí nghiệm được trình bày trong SGK, đặc biệt phần quang học là những thí nghiệm dễ thực hiện, có nhiều thí nghiệm có thể tự làm mà vẫn cho độ chính xác cao. Tuy nhiên việc sử dụng SGK của học sinh, ngay cả giáo viên cũng chưa đạt được hiệu quả theo đúng mục đích, yêu cầu của nó. Nhiều học sinh chưa có kĩ năng liên hệ kiến thức SGK với các hiện tượng tự nhiên, chưa có thói quen liên hệ lý thuyết với thực tiễn. II.1.2. Vấn đề đổi mới PPDH môn vật lý THCS và vấn đề sử dụng thí nghiệm vật lý hiện nay. Với sự đổi mới của chương trình SGK, giáo viên bộ môn vật lí đã từng bước đổi mới PPDH, đưa thí nghiệm vào dạy học nhằm truyền tải đến học sinh kiến thức của bài học. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định song cũng còn nhiều bất cập trong vấn đề này. Một số giáo viên chưa theo kịp sự đổi mới, vẫn giữ lối dạy học truyền thống làm giảm hiệu quả trong quá trình học tập của học sinh. Hiệu quả, kết quả của thí nghiệm ảnh hưởng rất lớn và quyết định đến quá trình nhận thức của học sinh. Thế nhưng với điều kiện phương tiện, thiết bị thí Trường THCS Thanh Thuỷ - 4 -
  5. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lương Thị Hường nghiệm ở các trường phổ thông hiện nay, nhiều thí nghiệm chưa được tiến hành hoặc đã được tiến hành những không thành công, kết quả thu được qua thí nghiệm không chính xác tuyệt đối. Phương tiện, thiết bị thí nghiệm còn thiếu thốn, chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ. Một khó khăn nữa là bàn ghế phục vụ cho việc học, đặc biệt là cho việc học nhóm của học sinh. Theo quy định, bàn ghế phải rời nhau, bàn phải có mặt phẳng và chỉ có hai em để thuận tiện cho việc trao đổi thảo luận nhóm. Nhưng hiện nay đa số bàn ghế của nhà trường là bàn liền, 4 em ngồi, mặt bàn có độ nghiêng. Chính vì vậy cũng không thể đạt chuẩn theo quy định. Đặc biệt là trường chưa có phòng chức năng nên một số tiết thực hành chưa được tổ chức đúng theo yêu cầu của nó, vì vậy các tiết thực hành hầu như chưa đạt được kết quả theo mong đợi. Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy, với cách trình bày mới của SGK, nhiều giáo viên còn lúng túng với cách dạy sử dụng các thí nghiệm đi kèm. Về phía học sinh cũng không có thói quen với các thí nghiệm thực, bỡ ngỡ với các thiết bị, vì thế các nội quy trong giờ học thực hành vẫn còn thiếu hiệu lực. Việc dạy học lý thuyết gắn liền với thực tế đời sống còn chưa được chú trọng. Một phần là do nội dung bài học tương đối dài, việc đảm bảo đi hết nội dung trong một tiết học đã là một vấn đề khó; một phần là do một số giáo viên chưa nắm vững PPDH theo PPDH tích cực, đặc biệt là phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. II.2. Kết quả - hiệu quả của thực trạng trên: Với chương trình vật lý hiện nay, học sinh được làm quen với các phương tiện, thiết bị thí nghiệm, được tự mình vạch kế hoạch, tiến hành các thí nghiệm để qua đó tìm ra kiến thức mới. Với cách học hoàn toàn mới mà học sinh đóng vai trò chủ động và là trung tâm của quá trình dạy học đã làm không ít học sinh thấy khó khăn trong việc học tập, đặc biệt là trong việc hình thành và rèn luyện khả năng tự học, nhất là đối với việc học tập một môn thực nghiệm, gắn liền lí thuyết với thực hành như môn Vật lí. Với lối trình bày sinh động, phong phú của SGK Vật lí, học sinh học tập hứng Trường THCS Thanh Thuỷ - 5 -
  6. Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lương Thị Hường thú hơn, kích thích trí tò mò, ham học hỏi, thích quan sát các hiện tượng tự nhiên và vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng đó. Song công việc này gây không ít khó khăn cho những học sinh năng lực yếu kém, tuy nhiên trong các giờ học, đối tượng này chưa được giáo viên thật sự quan tâm. Việc sử dụng thí nghiệm chưa thật hiệu quả nên chất lượng tiết học vật lí chưa cao, việc thực hiện những thí nghiệm không thành công gây khó khăn trong việc giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tiếp thu kiến thức; học sinh chưa thật hiểu sâu sắc mục đích của việc làm thí nghiệm, sai số trong thí nghiệm khiến học sinh tiếp thu kiến thức nhiều lúc còn gượng ép, các em cảm thấy không thuyết phục. Đồng thời khiến giáo viên lúng túng trong quá trình giảng dạy. Dưới đây là bảng số liệu mà tôi đã thống kê được qua quá trình tìm hiểu về mức độ nhận thức của học sinh khi dạy học một số bài phần quang học 9 mà không sử dụng các hiện tượng tự nhiên trong quá trình dạy học: Mức độ nhận thức Lớp Sĩ số Tốt Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9A 32 12 37.5 14 43.8 6 18.7 0 0 0 0 9B 32 10 31.3 11 34.4 10 34.3 0 0 0 0 9C 36 8 22.2 12 33.3 11 30.6 5 13.9 0 0 9D 33 9 27.3 10 30.3 10 30.3 4 12.1 0 0 Từ thực trạng trên, bản thân tôi thấy cần phải thay đổi cách thức giảng dạy môn vật lí một cách hiệu quả. Ngoài việc sử dụng tối đa các thiết bị thí nghiệm có sẵn, cần đưa vào các hiện tượng vật lý nhằm nâng cao chất lượng tiết học, đặc biệt đối với phần quang học 9 – một phần kiến thức liên quan đến rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Vì vậy việc “Dùng hiện tượng tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng tiết học” bộ môn vật lí nói chung và phần quang học 9 nói riêng là cần thiết. Trường THCS Thanh Thuỷ - 6 -