Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS (Môn Ngữ văn 9)
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS (Môn Ngữ văn 9)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_he_thong_cau_hoi_tich_hop_tron.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS (Môn Ngữ văn 9)
- Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS A-đặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đã dược đề cập bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua ,đặc biệt trong bốn năm gần đây ,với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả. Phát huy tính tích cực trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy lấy học sinh làm trung tâm là một xu hướng tất yếu có tính lịch sử. Với các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của ngữ văn tập chung trong hai chữ “Tích” : tích hợp và tích cực. Có “tích cực” mới phát huy tốt tính chất tích hợp, qua tích hợp học sinh càng tích cực hơn. Trong cả ba phân môn của ngữ văn: Văn- Tiếng Việt – Tập làm văn. Tích hợp không phải là vấn đề khó, nhưng cũng không hề đơn giản. Nếu người thầy giáo không thực sự chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp và hệ thống câu hỏi lại đặc biệt cần thiết với phần giảng văn. Bởi cái cốt lõi để người giáo viên có thể hướng dẫn, cùng học sinh tìm hiểu văn bản, cảm nhận được văn bản một phần chủ yếu là thông qua hệ thống câu hỏi. Để hệ thống câu hỏi phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh lại cần có tính tích hợp. Vấn đề nghe có vẻ rắc rối nhưng cũng thật dễ hiểu khi bắt tay vào việc. Nếu trong giờ giảng văn người thầy chú ý tích hợp thì học sinh sẽ chú ý đến mọi mặt của vấn đề hơn, các em phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư duy của mình. Khi học văn còn phải liên hệ với Tiếng việt, với Tập làm văn, không chỉ có thế còn phải liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ chương trình đã học với nhau mà rộng hơn là liên hệ giữa văn với kiến thức của các môn học khác như : Sinh, Sử, Địa, GDCD,Ngoại ngữ và tất nhiên để có thể trả lời tốt những câu hỏi tích hợp của thầy, học sinh không thể không “động não”, không thể không nghiên cứu kỹ càng khi soạn bài, luôn chú ý tới mối quan hệ giữa bài học này với bài học kia, môn học này với môn học khác. Nhờ vậy cũng hình thành cho các em khả năng tư duy tích hợp trong tình huống, trong cuộc sống hàng ngày. Thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng dạy ngữ văn, ngay từ đầu năm học được phân công giảng dạy ngữ văn 9, bản thân tôi đã chú đến hệ thống câu hỏi “Tích hợp” ở cả 3 phần: Văn – Tiếng việt – Tập làm văn, đặc biệt chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp ở phần giảng văn. b- nội dung thực hiện Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS (Môn ngữ văn 9) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hướng – Trường THCS An Hoà Trang1
- Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS c- đối tượng thực hiện Tập trung áp dụng thực hiện ở đối tượng học sinh khối 9 trường THCS An Hoà. Đối tượng ở đây là học sinh đại trà (lớp 9C) trong quá trình giảng dạy tôi luôn xác định mỗi bài giảng phải đảm bảo cho học sinh có đầy đủ kiến thức cơ bản cần thiết, cấp bách cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới theo chủ đề năm học (tiếp tục: ổn định- phát triển – hội nhập) d- giảI quyết vấn đề I. Điều tra cơ bản Học sinh khối 9 trường THCS An Hoà cũng như học sinh khối 9 cả nước là khoá học được tiếp tục áp dụng học tập theo chương trình sách giáo khoa mới. Chính vì lẽ đó đây là khoá học sinh được chú ý nhất, được rèn luyện “bài bản” về phương pháp học tập mới. Thực tế qua ba năm học trước các em đã quen với cách học “Tích hợp” nhưng nếu đến lớp 9 người thầy giáo không chú ý thì cũng không thể tiếp tục rèn luyện ở các em những gì đã tích luỹ được ở ba lớp dưới. Ngay từ đầu năm học để áp dụng tốt hệ thông câu hỏi “Tích hợp” tôi đã phân ra các đối tượng học sinh: Giỏi – Khá - Trung bình – Yếu ở lớp 9C nhằm mục đích áp dụng câu hỏi từ dễ đến khó cho phù hợp cụ thể với các dạng câu hỏi. 1. Dành cho học sinh yếu 2. Dành cho học sinh trung bình. 3. Dành cho học sinh khá - giỏi. Sau khi điều tra áp dụng câu hỏi trong những bài học đầu năm số liệu cụ thể được thống kê. - Học sinh trả lời câu hỏi 3 em đạt: 7 % - Học sinh trả lời đúng một phần câu hỏi : 25 em đạt 61 % - Học sinh trả lời chưa chính xác câu hỏi : 13 em đạt 32 % Từ điều tra thực tế tôi nhận thấy thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều. *Về thuận lợi: - Ban giám hiệu trường rất quan tâm tới lực lượng và chất lượng giáo dục. - Phía phụ huynh học sinh cũng đã tạo điều kiện về thời gian cho con học bài ở nhà - Bản thân tôi đã dạy một năm lớp 9 theo chương trình mới nên ít nhiều tôi cũng rút ra được kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. *Về khó khăn : -Đồ dùng trực quan đối với bộ môn văn là rất ít, thậm chí là không có. - Về phía phụ huynh mặc dù đã tạo điều kiện về thời gian cho con học xong vẫn chưa cao. - Về phía học sinh :+Kiến thức cơ bản còn mơ hồ (có nắm được kiến thức xong chưa rõ) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hướng – Trường THCS An Hoà Trang2
- Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS +Đối với lớp 9C thành phần học sinh cá biệt nhiều, mải chơi hơn học, trong lớp không ghi bài, gây rối làm ảnh hưởng tới giờ học. Về nhà không học và làm bài tập. Xác định được mục tiêu của mỗi giờ học văn với hệ thống câu hỏi “tích hợp” sao cho tất cả mọi đối tượng đều có thể tiếp thu được. Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể như sau. II. Kế hoạch cụ thể. 1/ Đề ra mục tiêu chính. *Sau khi áp dụng hệ thống câu hỏi học sinh rèn luyện cho mình tư duy “Tích hợp”, khả năng liên hệ giữa ba phân môn Văn-Tiếng việt-Tập làm văn. Liên hệ giữa Ngữ văn với các môn học khác (tích hợp ngang). Nắm chắc rõ toàn bộ phần Văn-Tiếng việt-Tập làm văn đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (tích hợp dọc) *Đối với hệ thống câu hỏi “Tích hợp” tôi luôn chú ý cho mọi đối tượng : Giỏi-Khá-Trung bình-Yếu-Kém và luôn đặt ra câu hỏi cho mỗi tiết dạy văn Tích hợp cái gì? Tích hợp như thế nào để học sinh nắm được bài, thuộc ngay tại lớp làm được điều đó với lớp tôi ( đối tượng đại trà - lớp 9C) quả thật không phải là dễ. 2/ Quá trình và thời gian thực hiện. *áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp trong tất cả các bài giảng văn trong ngữ văn từ đầu năm đến hết năm học. - Giai đoạn 1: Từ đầu năm đến hết học kỳ I rút ra kinh nghiệm và phương pháp thực hiện ở giai đoạn 2. - Giai đoạn 2:Từ đầu học kỳ II cuối học kỳ II rút ra kinh nghiệm cả thời gian dài thực hiện. III.Hình thức thực hiện. 1/ Xác định nội dung kiến thức bài học với phần giảng văn thường đi theo các bước: Bước 1: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới. Bước 2: Đọc tìm hiểu bố cục, chú thích. Bước 3: Đọc tìm hiểu văn bản. Bước 4: Tổng kết. Bước 5: Hướng dẫn về nhà. ở các bước, các phần đều có thể áp dụng và áp dụng tốt hệ thống câu hỏi tích hợp. 2/ áp dụng hệ thống câu hỏi với từng phần trong mỗi bài cụ thể. 2.1- ở phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới. a) Tích hợp ngang. Kiểm tra kiến thức ở bài cũ của phần văn bản có kết hợp với Tiếng việt, Tập làm văn trong toàn bộ chương trình. -Ví dụ: Hãy tìm các hình ảnh trong bài thơ “Viếng lăng Bác” và phân tích tác dụng những hình ảnh đó . ở câu hỏi này học sinh vận dụng kiến thức về “ẩn dụ”trong Tiếng việt để trả lời . Người thực hiện: Nguyễn Thị Hướng – Trường THCS An Hoà Trang3
- Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS b)Tích hợp dọc . -Ví dụ 1:Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới trả lời nhanh các câu hỏi ? 1/Một bài thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan mà em đã học ở lớp 8? 2/Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu thơ sau ? “Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ” (Ngữ văn 8) 3/ Một tên gọi khác của truyện Kiều ? 4/ Thuý Kiều có sắc đẹp như thế nào ? 5/ Nguyễn Đình Chiểu còn có tên gọi khác là? 6/ Người lợi dụng đêm tối đẩy Lục Vân Tiên xuống sông là ? 7/ Một bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật viết về người lính Trường Sơn là ai? Q U A Đ E O N G A N G Ô N G Đ Ô G I A Đ O A N T R Ư Ơ N G T Â N T H A N H N G H I Ê N G N Ư Ơ C N G H I Ê N G T H A N H Đ Ô C H I Ê U T R I N H H Â M T I Ê U Đ Ô I X E K H Ô N G K I N H Mỗi đáp án của câu hỏi tương ứng với hàng ngang ,tìm ra đáp án của 7 câu hỏi trên ta tìm ra hàng dọc có tên ĐồNG CHí trên cơ sở đó giáo viên dẫn vào bài mới luôn Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 trong Văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới đó là tình “ Đồng chí, đồng đội”của người chiến sĩ cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ. Là một nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài này bằng một bài thơ đặc sắc mang tên “Đồng chí”- đó là Chính Hữu. Và đây cũng chính là mục tiêu mà tiết học này muốn giới thiệu đến các em. *Ví dụ 2: Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới ở bài “Mây và Sóng” của nhà thơ Tagor. *Tổ chức trò chơi ô chữ. Câu hỏi: 1/ Văn bản của Et.Môn-Đô-Ami-xi viết dưới dạng một bức thư của người cha gửi cho con, nhắc nhở về thái độ đối với mẹ. (Ngữ văn 7) Người thực hiện: Nguyễn Thị Hướng – Trường THCS An Hoà Trang4
- Đề tài: Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS 2/ Ba tiếng đầu trong tên một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được nhạc sĩ- Huyền Dân phổ nhạc. (Ngữ văn9). 3/ Tên đoạn trích trong tác phẩm “Thời thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng . (Ngữ văn9) 4/ Văn bản viết như lời mẹ ru với những hình ảnh đẹp trong ca dao của nhà thơ Chế Lan Viên (Ngữ văn 9) 5/ Văn bản nhật dụng của tác giả Lí Lan viết về cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con (Ngữ văn 8) M E T Ô I K H U C H A T R U T R O N G L O N G M E C O N C O C Ô N G T R Ư Ơ N G M Ơ R A Giới thiệu bài mới qua câu hỏi . ? Điểm chung của các văn bản trên là gì? Đều viết về người mẹ, tình cảm mẹ con Với ô chữ TAGOR – một tác giả ấn Độ nổi tiếng với bài thơ nói về tình cảm mẹ con- bài thơ “Mây và Sóng” tiết học hôm nay cô sẽ cùng các em đi tìm hiểu. 2.2- ở phần đọc tìm hiểu chú thích, bố cục. Đây là phần dễ dàng nhất cho tích hợp ngang, liên hệ kiến thức Văn-Tiếng việt-Tập làm văn thông qua các dạng câu hỏi ?H1- Xác định giọng văn bản. ?H2- Xác định thể loại văn bản của văn bản, xác định ngôi kể, thứ tự kể (Tích hợp Tập làm văn) ?H3- Giải thích từ khó (Tích hợp Tiếng việt) - Câu hỏi về tác giả và những tác phẩm có liên quan (Tích hợp ngang, dọc) -Tóm tắt văn bản (Tích hợp Tập làm văn) 2.3- Phần đọc tìm hiểu văn bản. Trong phần này có thể áp dụng, sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp tương đối hiệu quả khi khai thác văn bản, tích hợp ngang với 3 phân môn văn, các tác phẩm trong chương trình hoặc tích hợp mở rộng với các văn bản khác, tích hợp chỗ . Một số ví dụ cụ thể mà bản thân tôi đã và đang thực hiện *Ví dụ 1: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu Người thực hiện: Nguyễn Thị Hướng – Trường THCS An Hoà Trang5