Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS

doc 15 trang sangkien 29/08/2022 9280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_he_thong_cau_hoi_tich_hop_tron.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn bậc THCS năm học 2009-2010 Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng văn THCS I.ĐẶT VẤN ĐỀ. 1.Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. a.Cơ sở lý luận. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua.Đặc biệt trong những năm gần đây,với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả. Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả,chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung tâm là một xu hướng tất yếu có tính lịch sử. Với các môn học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng thì đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của Ngữ Văn tập trung trong hai chữ Tích hợp:Tích hợp và tích cực.Có tích cực mới phát huy tốt tính chất tích hợp,qua phân tích học sinh càng tích cực hơn. Trong cả 3 phân môn của môn Ngữ Văn:Văn-Tiếng Việt-Tập làm văn.Tích hợp không phải là vấn đề khó,nhưng cũng không hề đơn giản.Nếu người thầy giáo không thực sự chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp mà hệ thống câu hỏi lại đặc biệt cần thiết với phần giảng văn.Bởi cái cốt lõi để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh,cùng học sinh tìm hiểu văn bản,cảm nhận được văn bản một phần chủ yếu là thông qua hệ thống câu hỏi.để hệ thống câu hỏi phát huy được tính tích cực,chủ động của học sinh lại cần có tính tích hợp. Vấn đề nghe có vẻ rắc rối nhưng cũng thật dễ hiểu khi bắt tay vào việc nghiên cứu.Nếu trong giờ giảng văn người thầy chú ý tích hợp thì học sinh sẽ chú ý đến mội mặt của vấn đề hơn,các em phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư duy của mình.Khi học văn còn phải liên hệ với Tiếng Việt, với Tập làm văn(Tích hợp dọc) không chỉ có thế còn phải liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ chương trình đã học với nhau mà rộng hơn là liên hệ giữa văn với kiến thức của các môn học khác như Sinh,Sử,Địa,GDCD,Ngoại ngữ hay môn Toán (Tích hợp ngang) và tất nhiên để có thể trả lời tôt những câu hỏi tích hợp của thầy,học sinh không thể không động não,không thể không nghiên cứu kĩ càng khi soạn bài,luôn chú ý tới mối quan hệ giữa bài học này với bài học kia,môn học này với môn học khác.Nhờ vậy cũng hình thành cho các em khả năng tư duy tích hợp trong tình huống,trong cuộc sống hàng ngày. Trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương muốn phát huy được tối đa năng lực chủ quan, kinh nghiệm của học sinh để các em tự thâm nhập tác phẩm theo hướng tích cực, sáng tạo dưới sự tổ chức của thầy. Để đạt được như vậy giáo viên cần phải thiết kế giáo án làm sao, phải có phương án khai thác văn bản,cách sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp,cách phân tích như thế nào, để có thể chuyển hóa một cách tối đa, có hiệu quả mục tiêu trang giáo án, tác phẩm văn chương đến từng học sinh trong lớp học (THCS).Người dạy phải khơi gợi được ở người học động cơ, tự ý thức ham muốn tìm hiểu văn bản, phải tổ chức cho học sinh tiếp cận văn bản trong mối quan hệ đa phương ,để từ đó học sinh Người thực hiện:Ngô Thị Ngân,giáo viên trường THCS Nam Đà-Krông Nô-Đăk Nông 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn bậc THCS năm học 2009-2010 từng bước tự khám phá và chiếm lĩnh văn bản , tự phát triển năng lực, nhận thức, nhân cách của mình. b. Cơ sở thực tiễn. Hiện nay ta thấy trình độ văn hóa, văn minh của xã hội luôn tiến bộ không ngừng điều đó đã đặt ra cho nghành giáo dục một nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải đào tạo ra những con người toàn diện, thế hệ trẻ của chúng ta trong tương lai không chỉ phải có đủ tài mà còn phải hoàn thiện về cả đức. Xuất phát từ chức năng của môn ngữ văn là không chỉ có giúp cho học sinh nhận thức tốt mà còn phải giáo dục cho các em về thẩm mỹ trong cuộc sống đó là lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, biết tự hào và góp phần tài trí của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Có thế mới đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển của đất nước. Nhưng thực tế một số học sinh chưa thật mặn mà học môn Ngữ Văn so với các môn học khác.Vì thiên hướng học tủ,học lệch,chỉ coi trong các môn tự nhiên mà xem thưưòng các môn xã hội.Vì các em có tâm lý cho rằng đây không phải là môn học “thời thượng” mà xã hội đang cần nên chỉ học qua quýt,cho đủ điểm,không cần giỏi. 2.Mục đích sáng kiến kinh nghiệm. Là một giáo viên được trực tiếp dạy văn trong nhà trường THCS, được tiếp cận đào tạo bồi dưỡng phương pháp dạy học mới .Thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn.Ngay từ đầu năm học 2007-2009,được phân công giảng dạy Ngữ văn 9,bản thân tôi đã chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp ở cả 3 phần: Văn-Tiếng Việt-Tập làm văn, đặc biệt chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp ở phần giảng văn.Để gieo vào tâm hồn các em tình yêu văn học, để hoàn thành nhiệm vụ dạy học một cách có hiệu quả, với lòng yêu nghề, ý thức về công việc đã thôi thúc tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tập trung áp dụng thực hiện ở đối tượng học sinh lớp 9 trường THCS Nam Đà.Đối tượng ở đây là học sinh đại trà lớp 9.Trong đó tôi chọn một lớp 9A4 làm đối tượng chính trong phạm ví nghiên cứu. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn xác định mỗi bài giảng phải đảm bảo cho học sinh có đầy đủ kiến thức cơ bản cần thiết,cấp bách cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới theo chủ đề năm học:Tiếp tục ổn định-đổi mới-phát triển-hội nhập. 4.Kế hoạch nghiên cứu. * Đề ra mục tiêu chính. -Sau khi áp dụng hệt hống câu hỏi học sinh rèn luyện cho mình tư duy tích hợp,khả năng liên hệ giữa ba phân môn Văn-TiếngViệt-Tập làm văn.Liên hệ giữa môn văn với các môn học khác(tích hợp ngang).Nắm chắc rõ toàn bộ phần Văn-TiếngViệt-Tập làm văn đã học từ lớp 6 đến lớp 9(tích hợp dọc). -Đối với hệ thống câu hỏi tích hợp tôi luôn chú ý cho mọi đối tượng và luôn đặt ra câu hỏi cho mỗi tiết dạy văn tích hợp cái gì?Tích hợp như thế nào để học sinh nắm được bài, thuộc, nhớ bài ngay tại lớp,điều đó (nếu áp dụng đại trà với lớp 9A4 nhiều đối tượng )quả không phải là dễ. * Quá trình thực hiện và thời gian thực hiện. -Áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp trong tất cả các bài giảng văn trong chương trình Người thực hiện:Ngô Thị Ngân,giáo viên trường THCS Nam Đà-Krông Nô-Đăk Nông 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn bậc THCS năm học 2009-2010 ngữ văn từ đầu đến hết năm học 2008-2009. +Giai đoạn 1:Từ đầu năm đến hết học kỳ I->Rút ra khinh nghiệm và phương pháp thực hiện ở giai đoạn 2. +Giai đoạn 2:Từ đầu học kỳ II đến cuối học kỳ II->Rút ra kinh nghiệm cả thời gian dài thực hiện. II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Nội dung thực hiện:Sử dụng hệ thống câu hỏi Tích hợp trong giảng văn THCS Môn Ngữ Văn 9 1.Nội dung lí luận Học sinh khối 9 trường THCS Nam Đà cũng như học sinh khối 9 cả nước được tiếp tục áp dụng học tập theo chương trình sách giáo khoa mới.Chính vì lẽ đó nên các em cần được chú ý rèn luyện một cách bài bản về phương pháp học tập mới.Thực tế qua những năm học trước các em đã làm quen với cách học tích hợp nhưng nếu đến lớp 9 người giáo viên không chú ý thì cũng không thể tiếp tục rèn luyện ở các em những gì đã tích luỹ được ở ba lớp dưới.Ngay từ đầu năm học,để áp dụng tốt hệ thống câu hỏi tích hợp tôi đã phân ra các đối tượng học sinh:Giỏi-Khá-TB-Yếu ở lớp 9. 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Qua áp dụng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho phù hợp với các dạng câu hỏi dành cho các đối tượng: Dành cho học sinh yếu.Dành cho học sinh TB.Dành cho học sinh khá-giỏi. Sau khi điều tra áp dụng hệ thống câu hỏi trong những bài học đầu năm số liệu cụ thể được thống kê.Sĩ số lớp:41. -Học sinh trả lời câu hỏi 3 em đạt:7% -Học sinh trả lời đúng một phần câu hỏi:25 em đạt 61% -Học sinh trả lời chưa chính xác câu hỏi:13 em đạt 32% Từ điều tra thực tế tôi nhận thấy thuận lợi thì ít,khó khăn thì nhiều. a.Về thuận lợi: -Ban giám hiệu trường rất quan tâm tới lực lượng và chất lượng giáo dục. -Phía phụ huynh học sinh cũng đã tạo diều kiện về thời gian cho con học bài ở nhà. -Bản thân tôi đã dạy chương trình mới nên ít nhiều cũng rút ra được kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. b.Về khó khăn: -Đồ dùng trực quan đối với bộ môn văn là rất ít,thậm chí là không có. -Về phía phụ huynh mặc dù đã tạo điều kiện về thời gian cho con học xong vẫn chưa cao,sự quan tâm vẫn còn chưa sát sao. -Về phía học sinh: +Kiến thức cơ bản còn mơ hồ(có nắm kiến thức xong chưa rõ). +Học sinh còn mải chơi hơn học,trong lớp còn không ghi bài,nói chuyện riêng làm ảnh hưởng tới giờ học,về nhà không học và không soạn bài trước khi đến lớp. Xác định được mục tiêu của mỗi giờ học văn với hệ thống câu hỏi tích hợp sao cho tất cả mọi đối tượng học sinh đề cói thể tiếp thu được.Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể như sau: Người thực hiện:Ngô Thị Ngân,giáo viên trường THCS Nam Đà-Krông Nô-Đăk Nông 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn bậc THCS năm học 2009-2010 3.Quá trình thực hiện. a.Xác dịnh nội dung kiến thức bài học với phần giảng văn thường đi theo các bước: Bước 1:Kiểm tra bài cũ,giới thiệu bài mới. Bước 2:Tìm hiểu chung: tìm hiểu tác giả,tác phẩm,chú thích. Bước 3:Đọc -Hiểu văn bản. Bước 4:Tổng kết. Bước 5:Hướng dẫn học ở nhà. b.Áp dụng hệ thống câu hỏi với từng phần trong mỗi bài cụ thể. b.1:Ở phần kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới. *Tích hợp ngang. Kiểm tra kiến thức ở phần bài cũ của phần văn bản có kết hợp với Tiếng Việt,Tập làm văn trong toàn bộ chương trình. -Ví dụ:Hãy tìm những hình ảnh trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương và phân tích tác dụng những hình ảnh đó. =>Ở câu hỏi này học sing vận dụng kiến thức về ẩn dụ trong Tiếng Việt để trả lời. *Tích hợp dọc: Ví dụ: Kết hợp kiểm tra bài cũ với giới thiệu bài mới,trả lời nhanh câu hỏi. Triển khai theo cách học sinh trả lời câu hỏi vào ô chữ theo những ô quy định để tìm ra từ khoá. 1/Một bài thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan mà em đã học ở lớp 8. 2/Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu thơ sau: “ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy (Ngữ văn 8) 3/Một tên gọi khác của Truyện Kiều. 4/Thuý Kiều có sắc đẹp như thế nào? 5/Nguyễn đình Chiểu còn có tên gọi khác là? 6/Người lợi dụng đêm tối đẩy Lục vân Tiên xuống sông là ai? 7/Một bài thơ nổi tiếng của Phạm Tiến Duật viết về người lính lái xe Trường Sơn? Q U A § E O N G A N G ¤ N G § ¤ G I A § O A N T R ¦ ¥ N G T ¢ N T H A N H N G H I £ N G N ¦ ¥ C N G H I £ N G T H A N H § ¤ C H I £ U T R I N H H ¢ M T I £ U § ¤ I X E K H ¤ N G K I N H Mỗi đáp án của câu hỏi tương ứng với hàng ngang,tìm ra đáp án của 7 câu hoi trên ta tìm ra hàng dọc có tên ĐỒNG CHÍ trên cơ sở đó giáo viên dẫn vào bài mới luôn. Người thực hiện:Ngô Thị Ngân,giáo viên trường THCS Nam Đà-Krông Nô-Đăk Nông 4