Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học môn Toán Lớp 1

doc 8 trang sangkien 29/08/2022 13680
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học môn Toán Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_co_hieu_qua_do_dung_day_hoc_mo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học môn Toán Lớp 1

  1. Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Phó Xuyªn Tr­êng TiÓu häc Tri Thuû S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tªn ®Ò tµi: SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1 Ng­êi thùc hiÖn : Vò ThÞ Minh HuÖ Chøc vô : Phã HiÖu Tr­ëng §¬n vÞ c«ng t¸c: Tr­êng TiÓu häc Tri Thñy S¸ng kiÕn kinh nghiÖm m«n: To¸n N¨m häc : 2011 -2012 ®Ò tµi s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
  2. N¨m häc : 2011 -2012. I. S¬ yÕu lý lÞCh: - Hä vµ tªn: Vò ThÞ Minh HuÖ. - Ngµy, th¸ng, n¨m sinh: 16 / 8 / 1970 - N¨m vµo ngµnh: 1989 - Chøc vô: Phã hiÖu tr­ëng. - Tr×nh ®é chuyªn m«n: §¹i häc ĐỀ TÀI SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 1
  3. A- PHẦN MỞ ĐẦU I- Lý do chọn đề tài: Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, thông tin khoa học ngày càng nhiều. Song thời gian giành cho một tiết học trong trường phổ thông không thay đổi. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những thông tin mới nhất trong một thời gian có hạn.Vậy việc đổi mới phương phát dạy học luôn là một vấn đề bức xúc và được mọi người quan tâm. Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở Tiểu học nói riêng đã có nhiều đổi mới về phương pháp. Nhưng phương pháp dạy học kích tính tự tìm tòi và đòi hỏi của học sinh đặc biệt được chú trọng đó là việc sử dụng thiết bị đồ dùng trong tiết dạy. Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục. Đối với các môn học trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học., thiết bị đồ dùng dạy học là một trong các yếu tố quan trọng.Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thiết bị đồ dùng giúp giáo viên và học sinh huy động mọi năng lực nhận thức, tiếp cận nhận thức, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành. Thiết bị đồ dùng là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri, vô giác. Nhưng dưới sự điều kiển của giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó như: Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo sự lôi cuốn hấp dẫn làm cho giờ học thêm sinh động. Nếu vệc dạy chay, dạy suông làm cho người học tiếp thu thụ động không phát huy được tính tích cực, sáng tạo thì thiết bị đồ dùng là cầu nối giữa người dạy và người học. Làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục và giảng dạy. Trong những năm gần đây ngành học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng đã quan tâm nhiều tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới đồng bộ về chương trình , sách giáo khoa, thiết bị đồ dùng dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với bậc Tiểu học thiết bị dạy học lại càng đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tựơng một cách trực quan, giúp các em nhận thức sậu hơn nội dung bài học. II- Mục đích nghiên cứu: Tôi nghiên cứu đề tài :" Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học môn Toán lớp 1" với mục đích: 1- Khẳng định trong giờ học học sinh được học tập có thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao. 2-Tìm ra những giải pháp để chỉ đạo và quản lý việc sử dụng trang thiết bị dạy học đối với giáo viên và học sinh. 3- Giúp giáo viên và học sinh thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học. III- Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
  4. 1- Khách thể nghiên cứu: Toàn bộ học sinh lớp 1 trường Tiểu học Tri Thuỷ 2- Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp chỉ đạo giáo viên dạy lớp 1 trong nhà trường nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở lớp 1. IV- Nhiệm vụ nghiên cứu: 1- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng giáo cụ trực quan trong bài giảng: - Vị trí và tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học - Cần sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao. 2-Nghiên cứu thực trạng ban đầu của tình hình thực tế của trường trong việc sử dụng thiết bị dạy hoc trong bài giảng. 3- Nghiên cứu về giải pháp chỉ đạo: - Nâng cao chất lượng giảng dạy qua việc sử dụng thiết bị dạy học - Giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trong tiết học. Từ đó có ý thức trong việc tự làm đồ dùng cũng như trong việc sử dụng đồ dùng có hiệu quả. V- Giới hạn đề tài: 1- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ học sinh lớp 1 2- Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Tri Thuỷ- Phú Xuyên- Hà Nội 3- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2011-2012 4- Nội dung nghiên cứu: Sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học môn Toán lớp 1. B- PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận 1-Về đồ dùng dạy học: Khi nói đến việc sử dụng thiết bị dạy học người giáo viên nghĩ ngay đến các vật dụng trực quan như sách giáo khoa, ấn phẩm, vở bài tập Trong những năm qua bậc Tiểu học được cung cấp khá nhiều đồ dùng dạy học ở tất cả các khối lớp. Song chủ yếu vẫn là tranh ảnh , tranh ảnh sản xuất chung cho học sinh cả nước cho nên chưa đáp ứng được của từng vùng miền khác nhau. 2- Về giáo viên: Thực tế thiết bị đồ dùng còn thiếu, bản thân một số giáo viên còn ngại sử dụng; Cán bộ Thư viện còn kiêm nhiệm, một trường có nhiều điểm trường lẻ. Nên việc mượn và trả hằng ngày gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giáo viên khi đứng lớp không sử dụng đồ dùng thường xuyên. Trên thực tế một số tranh ảnh đưa ra cung cấp để giải nghĩa
  5. từ chưa cung cấp hết nghĩa từ cần giải nghĩa mà giáo viên phải dùng bằng lời nói của mình để giải nghĩa cụ thể hơn. Tuy giáo viên đều nhận thức đúng ý nghĩa của đồ dùng dạy học trong quá trình dạy đã sử dụng đúng mục đích, đúng lúc vận dụng một cách sáng tạo thu hiệu quả giảng dạy cao, Song bên cạnh đó một số giáo viên chưa hiểu kỹ nên trong quá trình giảng dạy sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả chưa cao. Đặc biệt thao tác sử dụng đồ dùng còn để thời gian trống làm cho sự giảng bài của giáo viên thiếu sự hấp dẫn và lô gích. Ví dụ: giảng bài Toán thêm, bớt Cô có hai con Gà cô thêm hai con nữa .Hỏi cô có mấy con gà? Nếu cô có thiết bị đồ dùng sẵn cô chỉ việc gài lên bảng theo yêu cầu của bài là được. Nhưng cô không có thiết bị đồ dùng lúc đó cô mới bắt đầu vẽ lên bảng vừa không đẹp mà lại còn mất nhiều thời gian. 3-Về cơ sở vật chất trường học: Trường với 630 học sinh được chia làm 25 lớp, mỗi khối có 5 lớp. Với 3 điểm trường cán bộ quản lý có hai đồng chí; Cán bộ thiết bị dạy học còn trẻ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều bỡ ngỡ. Trường chưa có phòng chức năng, phòng đồ dùng thiết bị. Nên viêc quản lý còn gặp nhiều khó khăn trong việc mượn trả thiết bị đồ dùng.Từ những thực tiễn trên tôi chọn đề tài :" Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học môn Toán lớp 1". Chương II: Thực trạng ban đầu 1- Nhà trường: - Đầu năm có 52 cán bộ giáo viên đều đạt trình độ chuẩn. Trong đó có 34/52 đồng chí trình độ trên chuẩn. - Cán bộ quản lý có hai đồng chí và trường được chia làm ba điểm trường nằm trên địa bàn xã chạy dài 3 km - Trình độ dân trí thấp, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn. - Ngay từ đầu năm nhà trường đã bố trí nhân viên thiết bị , phân loại thiết bị cấp trực tiếp cho các lớp. - Mỗi lớp đều có tủ đựng đồ dùng và tài liệu học tập của học sinh. 2- Giáo viên: - Nắm chắc danh mục thiết bị đồ dùng đã được cung cấp. Đồng thời phân loại ra các phân môn, theo từng chủ đề, đề tài. Từ đó có kế hoạch phối kết hợp với các lớp cùng khối để trao đổi hoặc có kế hoạch sưu tầm, tự làm để có đủ số thiết bị đồ dùng đảm bảo cho các bài học. - Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp để chuẩn bị đồ dùng và sử dụng đồ dùng trong bài giảng thành thạo ,đạt hiệu quả nhất. 3- Về phía học sinh: - Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm đã triển khai tới phụ huynh học sinh để có ý thức mua thiết bị đồ dùng học tập cho con em mình đầy đủ
  6. - Đối với học sinh cá biệt khó khăn thì nhà trường cho các em mượn tại kho thiết bị của trường.Đối tượng học sinh cá biệt rất ít. Bảng thống kê số liệu điều tra ban đầu ban đầu: Lớp Sĩ số Hiểu bài Hiểu bài Hiểu bài ít kiến thức khắc sâu kiến thức hay quên kiến thức hay quên SL % SL % SL % 1B 21 10 47,6 10 47,6 1 4,8 1C 25 10 40,0 13 52,0 2 8,0 1D 28 12 42,9 14 50,0 2 7,1 1Đ 24 10 41,7 13 54,2 1 4,1 Cộng 98 42 42,9 50 51,0 6 6,1 Chương III:Các giải pháp chỉ đạo I- Việc tổ chức cải tiến và tự làm đồ dùng dạy học: Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng thấy còn một số bất cập tồn tại ở đó. Hơn nữa hiện nay để nâng cao chất lượng giáo dục, thiết bị phải đồng bộ và phù hợp có tác dụng trong việc dạy và học. Trong những năm gần đây trường tô luôn tổ chức phong trào thi đua tự làm đồ dùng dự thi cấp huyện cũng như cấp trường. - Thiết bị đồ dùng tự làm, tự cải tiến thường sát với nội dung bài học. - Hình thành được thói quen tiết kiệm cho giáo viên và học sinh - Góp phần làm phong phú thiết bị đồ dùng của lớp, trường. Việc làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng trong giờ học được trường đã đưa vào chỉ tiêu thi đua. Nếu ban giám hiệu kiểm tra đột xuất mà không có đồ dùng dạy học được sử dụng trong bất kỳ tiết dạy nào đều được đánh giá vào thi đua. 2- Sử dụng đồ dùng của học sinh: Nói đến thiết bị đồ dùng dạy học ta không chỉ quan tâm tới đồ dùng của giáo viên mà chúng ta cũng phải quan tâm tới đồ dùng của học sinh cũng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và tiếp thu kiến thức của học sinh. Bởi vì đồ dùng học tập của học sinh cũng là phương tiện , là điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học. Nói cách khác đổi mới phương pháp dạy học là phải đổi mới cách sử dụng đồ dùng dạy học. Ví dụ: Với học sinh lớp 1 bộ đồ dùng Toán bao gồm: Sách giáo khoa,bộ đồ dùng Toàn thực hành, bảng con, vở bài tập. Trong đó tôi xác định bộ đồ dùng thực hành Toàn là hết sức quan trọng. Bộ đồ dùng thực hành Toán là cơ sở vật chất đổi mới phương pháp khi dạy Toán thực hành học sinh được hoạt động cả bằng tay với các vật que tính dùng để hình thành biểu tượng về số có hai chữ số và các phép tính trong phạm vi 100. Bộ chữ số và dấu phép tính, dấu so sánh. Học sinh lớp 1
  7. nhờ bộ đồ dùng mà "cái tay đã làm khôn cái đầu". Mặc dù hiểu rõ vai trò quan trọng của bộ đồ dùng .Song quá trình sử dụng thời lượng có 40 phút một tiết học. Nên một số giáo viên cũng như học sinh sử dụng còn lúng túng , sự thao tác của học sinh còn chậm. Bảng con: Nhờ có bảng con giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng viết. Sử dụng bảng con là khích lệ và thay đổi không khí học tập tạo sự thi đua trong học sinh. Vở bài tập:Sử dụng vở bài tập là củng cố kiến thức cho học sinh vào buổi hai. Sử dụng vở bài tập giúp cho học sinh cá thể học việc dạy học. Mỗi học sinh thực hành theo khả năng và tốc độ riêng của mình 3- Nguyên tắc sử dụng đồ dùng: Muốn sử dụng đồ dùng để nâng cao hiệu quả khi sử dụng chúng ta phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau: -Gắn với nội dung sách giáo khoa -Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn - Phù hợp với kế hoạch bài giảng - Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ. Chương IV:Thực nghiệm 1- Mục đích thực nghiệm: Nhằm chứng minh giả thuyết khoa học sử dụng đồ dùng trong học tập trong tiết học là đúng. 2- Tổ chức thực nghiệm; Trong khối được chia làm hai nhóm lớp, nhóm thực nghiệm và nhóm không thực nghiệm. Nhóm thực nghiệm 100% học sinh đều có đầy đủ tất cả các loại đồ dùng học tập và hơn hẳn là các bài, các tiết đều sử dụng bộ đồ dùng học tập. 3- kết quả thu được: Bảng kết quả: Nhóm Lớp Sĩ số Hiểu bài Hiểu bài Hiểu bài ít kiến thức khắc kiến thức hay kiến thức hay sâu quên quên SL SL % SL % % Đối 1B 21 21 45,7 24 52,1 1 0,2 chứng 1C 25 Thực 1D 28 28 53,8 24 46,2 nghiệm 1Đ 24 Sau khi áp dụng sử dụng đồ dùng trong tiết học chúng tôi không thấy ngại khi sử dụng đồ dùng trong tiết học .Mọi thành viên đều tích cực để tìm tòi, nghiên cứu tự làm đồ dùng để các tiết học được diễn ra vui nhộn có hiệu