Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong Ngữ văn 6
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_lap_dan_y_cho_van_mi.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong Ngữ văn 6
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 Tên đề tài : l Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 I. Cơ sở vấn đề : Văn miêu tả là một thể loại văn quan trọng có số thời lượng lớn trong phân phối chương trình về phân môn tập làm văn ở Ngữ văn 6 tập 2. Với quan điểm tích hợp trong chuyên đề cải cách giáo dục đại trà năm học 2002 - 2003 - Thể loại văn miêu tả không phải là mới đối với học sinh lớp 6. Mà ở đây nó phát huy có kế thừa và nâng cao hơn so với bậc tiểu học. Yêu cầu chính, giúp học sinh nắm vững thế nào là miêu tả đồng thời, đi sâu vào hai kiểu bài : Tả cảnh, tả người. ở Tả cảnh gồm cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt. ở tả người gồm tả chân dung hoặc tả người trong lao động cụ thể. Qua các tiết học - học sinh được rèn luyện các kỹ năng cơ bản và hình thành thói quen thiết yếu khi viết hoàn chỉnh bài văn. Nhưng trong phân phối chương trình không có bài viết cụ thể nào về kỹ năng “ lập dàn ý” cho văn miêu tả.
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 Như chúng ta đã biết, để viết bài miêu tả tốt trước hết cần có kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét cụ thể, chính xác, sinh động về đối tượng mình cần tả. Công việc này, mỗi người có thể làm một cách khác nhau. Có người chỉ im lặng quan sát rồi ghi nhớ ở trong đầu. Có người ghi chép rất tỉ mỉ công phu. Và lại có những người tham khảo qua sách vở, qua thực tế rồi nung nấu, ấp ủ, chắt lọc mới có những liên tưởng hay, độc đáo. Nếu vậy, khi viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đòi hỏi người viết phải sắp đặt trình tự ra sao? bố cục như thế nào ? nhằm tạo sự hứng cảm, tò mò và yêu thích của bạn đọc. Đó là công việc, là kỹ năng không thể bỏ qua. ‘ Lập dàn ý “ Dàn ý là xương sống của bài văn. Nếu không có nó, bài văn thường hay sót ý hoặc lủng củng, hoặc xa đề, lạc đề. Nếu người học có thói quen lập dàn ý trước trước khi viết bài thì người viết đã hình dung bố cục chọn lọc các ý, các hình ảnh tiêu biểu, sinh động để thể hiện trong bài làm của mình. Đặc biệt, với thể văn miêu tả, nếu không có dàn ý thì người viết khó lựa chọn thứ tự miêu tả. Hơn nữa, khi liên tưởng, so sánh tưởng tượng thường hay trùng lặp, không sát hợp. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, bản thân nhận thấy kỹ năng “ lập dàn ý ” cho văn miêu tả ở chương trình ngữ văn 6 là một khâu vô cùng quan trọng. Và
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 chính nó tạo dựng bố cục - nội dung hiòan chỉnh của bài. Đồng thời, với quan điểm tích hợp - tích cực của đặc trưng môn học thông qua các văn bản mẫu ở phần văn và các biệnpháp tu từ tiêu biểu ở phân môn Tiếng Việt phải có những câu hỏi gợi mở, sáng tạo giúp học sinh suy nghĩ liên tưởng khi vận dụng vào kỹ năng “ lập dàn ý cho văn miêu tả”. Nếu rèn luyện tốt kỹ năng trên còn giúp học sinh có sự tổng hợp hóa, khái quát hóa vấn đề sâu sắc. Giáo dục ý thức vươn tới cái “ chân, thiện, mỹ” qua chủ đề của bài văn được tả. Từ đó, người học sinh sẽ có những bài học thiết thực giúp ích cho bản thân - phấn đấu vươn lên.
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 II. Nội dung vấn đề : 1. Điều kiện rèn luyện : Là học sinh lớp đầu của bậc trung học cơ sở - các em chưa quen với môi trường giáo dục mới. Hơn nữa, trong chương trình mới tuy thời lượng số tiết của bộ môn có giảm, nhưng yêu cầu chất lượng khá cao. Phương pháp giảng dạy đặc trưng môn phải làm sao phát huy tính tự giác, tích cực sáng tạo của người học. Do vậy là giáo viên giảng dạy phân ôn - tôi có vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới phù hợp chung với đối tượng học sinh mình dạy. Nhất là ở phân môn tập làm văn, khi nói tới kỹ năng “ lập dàn ý” học sinh rất ngại và lúng túng. Cụ thể là các em chưa phân biệt được dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết. Chưa biết chọn lựa hình ảnh tiêu biểu, trọng tâm để nêu bố cục đầy đủ trong dàn bài. Với thực tế như trên, khi giới thiệu về văn miêu tả, ngoài việc hình thành kỹ năng quan sát, tưởng tượng, nhận xét và so sánh - giáo viên phải gợi mở cách sắp đặt phù hợp. Giúp các em nhận rõ tầm quan trọng của thói quen trên. Muốn vậy, yêu cầu học sinh tìm đọc tài liệu tham khảo, có sổ tay văn học, xem các chương trình ‘ âm vang xứ Thanh”, “ Đường lên đỉnh Olim pia “ Và điều quan trọng đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên kiểm tra đánh gía để hình thành kỹ năng và thói quen cho học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 Với những suy nghĩ trên, trong thời gian giảng dạy tôi đã vận dụng phương pháp đổi mới phù hợp đặc trưng bộ môn và đã thu được kết quả sau : 2. Phương pháp và kết quả : Ngay từ tiết học đầu “ tìm hiểu chung về văn miêu tả ” kết hợp với trọng tâm bài, khi tìm hiểu đề bài, viết bài đòi hỏi giáo viên định hướng rõ về kỹ năng “ lập dàn ý ” giúp học sinh nhận biết, tích luỹ kiến thức thực hành - sắp đặt theo trình tự bố cục phù hợp sinh động. Tiếp theo với giờ học “ Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ” người dạy phải gợi ý cách sắp đặt, trình bày các hình ảnh tiêu biểu mà bản thân đã lựa chọn theo trình tự hợp lý. Cuối giờ, giáo viên yêu cầu học sinh tự lập dàn ý ở nhà cho các đề bài của tiết “ Luyện nói quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ” Trong giờ, giáo viên kiểm tra, đánh giá sự chuẩn bị bài của học sinh, kết quả : Tổng số học sinh trung bình mỗi lớp : 40 em. Bài có dàn ý tốt = 8 bài, tức 20%. Bài có dàn ý đạt TB = 15 bài tức 37.5% ; dàn ý chưa đạt yêu cầu = 17 bài tức 42.5%. Sau giờ luyện nói, tôi ra đề và yêu cầu học sinh chuẩn bị dàn bài ở nhà. Đề bài như sau : Tả cánh đồng quê em vào một buổi đẹp trời.
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 Với giờ học phương pháp tả cảnh của tuần sau. Giáo viên kiểm tra, chấm, chữa bài cụ thể . Dàn ý mẫu : a. Mở bài : Giới thiệu cánh đồng quê em vào buổi đẹp trời ( cánh đồng ở đại điểm nào ? tên gọi của nó nếu có ? cánh đồng hiện ra trước mắt em vào buổi nào ? mùa nào ? ). b. Thân bài : ( Theo thứ tự từ bao quát > nét nổi bật ) * Tả bao quát quang cảnh cánh đồng : Đặc điểm về không gian ( rộng, hẹp, giới hạn thế nào ) bầu trời ra sao ? Các khu vực nổi bật trên cánh đồng ( nếu có sự phân chia ) màu sắc nổi bật. * Tả những nét nổi bật của cánh đồng ( trong buổi đẹp trời ) khu ruộng nổi bật trồng gì ? màu sắc ra sao ? đặc điểm về hình dáng ô ruộng ? cảnh bố trí cây trồng ? So sánh khu ruộng ấy với những khu ruộng bên cạnh ? Cảnh về dòng mương hoặc kênh rạch như thế nào ? Con đường, hàng cây, cây cổ thụ ( nếu có ) bờ cỏ Một vài hoạt động tiêu biểu của con người trên cánh đồng ( làm cỏ, bón phân, tát nước ? ) cảnh chim chóc, trâu bò trên cánh đồng ( nếu có ).
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 * Chú ý : Nhớ nêu bật những nét đẹp của cánh đồng quê em trong buổi đẹp trời thông qua những suy nghĩ và cảm xúc chân thành, thể hiện lòng yêu quê hương tha thiết. c. Kết bài : Cảm nghĩ chung về cánh đồng quê em trong buổi đẹp trời đã tả khác với cánh đồng trước đây, cánh đồng ở buổi khác. Tương lai của cánh đồng? Hoặc cảnh đẹp của cánh đồng gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương ? Qua kiểm tra, kết quả lần này như sau : Tổng số bài : 40 ; Dàn bài khá ( tốt ) : 12 bài = 30% Bài viết văn tả cảnh ở nhà yêu cầu phải lập dàn ý rồi mới viết hoàn chỉnh. Khi chấm, giáo viên phải đánh giá cụ thể. Để chuẩn bị tốt cho giờ học “ Phương pháp tả người” giáo viên ra đề bài và yêu cầu chuẩn bị dàn ý ở nhà. Đề bài : ở gia đình em ( hoặc gia đình mà em quen biết ) có một em bé đang tập nói, tập đi. Em hãy tả hình dáng và tính nết thơ ngây của em bé đó ? Dàn bài mẫu : a. Mở bài : Giới thiệu khái quát về em bé ( tên, con ai, trai hay gái ? béo hay gầy ? )
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 b. Thân bài : - Hình dáng : + Bụ bẫm - cườm tay, cổ chân có ngấn. + Da hồng hào - môi đỏ chót - răng nhỏ và đều. + Tóc lơ thơ, mềm mại, mắt long lanh đen nhánh. - Tính tình : láu lỉnh ? nhút nhát ? + Hay cười - dễ khóc. Nói ngọng, đi như chạy c. Kết luận : Em bé là niềm vui cho cả nhà. Em ước bé lớn mau để cùng đi học chung. Trong các giờ học tiếp theo giáo viên kiểm tra, nhận xét và yêu cầu viết bài hoàn chỉnh. Nhất là, qua tiết trả bài và tiết ôn tập - giáo viên củng cố, khắc sâu và hình thành thói quen về kỹ năng “ lập dàn ý cho văn miêu tả” . Với giờ ôn tập, giáo viên ra đề và chữa bài ở lớp. Kết quả : Tổng số bài : 40 ; Bài khá tốt : 20 = 50% Bài TB : 20 = 50%, không còn bài nào không đạt yêu cầu. Đề bài : Tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em kính yêu ( cụ già đó có thể là ông bà em hoặc người mà em quen ).
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 Sau đây là một dàn ý của học sinh : a. Mở bài : Giới thiệu chung hình ảnh của bà ( hiền hậu, luôn chăm loc cho mọi người trong gia đình ) b. Thân bài : - Hình dáng : + Da nhăn, mắt sáng, miệng ăn trầu răng nhuộm màu nâu óng. Lưng hơi còng. Tóc bạc trắng như cước. Khi cười có những nếp nhăn to. Gò má rám nắng. - Tính tình : Hay kể chuyện cổ tích > răn dạy cháu + Giúp đỡ mọi người trong gia đình : Trông nhà, tưới rau, + Bảo ban nhắc nhở các cháu học bài. + Không chửi mắng mà hay cười khuyên nhủ. + Khi cháu khóc, hờn > bà dỗ dành, chiều chuộng. c. Kết bài : - Cảm nghĩ của em về hình ảnh bà. - Hứa làm tốt những điều bài khuyên bảo.
- Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho văn miêu tả trong ngữ văn 6 III. Kết thúc vấn đề : Mặc dù kết quả chưa đáp ứng mong muốn của người dạy. Từ chỗ 8 em làm bài tốt. Sau 2 tháng đã có 20 em có kỹ năng và thói quen lập dàn ý đầy đủ, tốt. Nhưng đó cũng là một vài kinh nghiệm, một vài biện pháp rèn luyện thực hành mà bản thân đúc rút, thử nghiệm trong quá trình giảng dạy bộ môn. Nhằm giúp học sinh có thêm vốn tri thức, vốn kỹ năng, kỹ sảo và trở thành thói quen khi viết bài phải có “ dàn ý”. Đó là một mắt xích quan trọng giúp bánh xe văn bản đi đúng, đi nhanh và phù hợp với thể loại, đặc trưng môn học. Xây dựng cho học sinh niềm cảm hứng - sự tích hợp vận dụng các kỹ năng của phân môn văn và tiếng khi thực hành tập làm văn. Hơn nữa, với kỹ năng trên còn giáo dục cái đẹp trong ngôn từ, trong hình ảnh văn chương ở việc tái hiện cảnh và con người. Giúp bạn đọc như thấy rõ cái đó hiện ra trước mắt mình : Một con người, một con vật, một dòng sông người đọc có thể nghe được tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy. Thậm chí còn ngửi được cả mùi mồ hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc Và đặc biệt, người đọc còn biết thể hiện tình cảm yêu thươngh, giận buồn đối với những vật, hình ảnh được giới thiệu.