Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_cho_ho.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS
- Sỏng kiến kinh nghiệm- mụn Ngữ văn 6- Năm học 2014/2015 I.ĐẶT VẤN ĐỀ. 1/ Lý do chọn đề tài Như chúng ta đều biết: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay khi đang học bậc học THCS và trưởng thành sau này. Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Để rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên phải hướng dẫn cho các em cách thức viết đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu trong đoạn văn, bố cục đoạn văn trong một văn bản, cách sử dụng các phương tiện liên kết trong đoạn văn. Tuỳ theo từng phương thức diễn đạt khác nhau mà viết theo lối qui nạp, diễn dịch, song hành hay móc xích. Để viết được đoạn văn phải có nhiều câu kết hợp tạo thành, cũng như vậy để tạo thành văn bản yêu cầu phải có các đoạn văn liên kết với nhau mà thành (khi đã dùng các phương tiện liên kết trong văn bản). Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại, thông tin đại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường say mê “nghiện” sách vở bị lãng quên, ham bạo lực điện tử, sách kiếm hiệp. Vì vậy, các em không còn ham đọc sách, ham nghiên cứu. Cho nên, việc viết một đoạn văn lại càng là vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta rèn luyện cho các em.Hơn thế nữa, tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn – Tiếng Việt, môn Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mối tương quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Như vậy, chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản, biết xây dựng các đoạn văn thông thường. Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em các thao tác, những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản. Vì thế, cách xây dựng đoạn văn trong phân môn tập làm văn được coi như vị trí hàng đầu. Việc rèn cách viết đoạn văn cho học sinh THCS theo trục tăng dần qua các thể loại văn học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận thuyết minh, điều hành ( hành chính công vụ). Từ đó giúp các em biết vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho học tập và trong đời sống. Qua việc tiếp thu những kiến thức của môn Văn – Tiếng Việt, học sinh vận dụng sáng tạo, tổng hợp để có thể nói hoặc viết theo những yêu cầu, những đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em. - 1 -
- Thông qua môn Tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bọc lộ những tri thức, vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân. Vì thế người giáo viên phải biết nắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giáo viên có dịp uốn nắn điều chỉnh những lệch trong vốn sống, nhận thức, tư tưởng tình cảm - đặc biệt qua các thể loại văn học mà các em sẽ học trong chương trình. Trên đây là những lí do, vị trí, vai trò của việc xây dựng đoạn văn cho học sinh THCS. Từ những mặt tích cực, hạn chế trên chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và xây dựng các bước để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn được tốt hơn. 2/ Lịch sử vấn đề Như chúng ta đã biết, vấn đề nghiên cứu, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh đã đặt ra từ lâu nhưng chưa được quan tâm nhiều do phân môn Tập làm văn chưa được xem là phân môn chính và có nhiều quan niệm khác nhau: Trước cải cách giáp dục (Từ những năm 1980 trở về trước), phân môn Tập làm văn thuộc về môn Văn, là bộ phận của môn Văn, quan niệm Tập làm văn giúp cho học sinh tạo lập được những văn bản văn học. Đến cải cách giáo dục (1980 – 2001), Tập làm văn là một phần của môn TiếngViệt, quan niệm dạy môn này và Tiếng Việt có tính chất như là công cụ để học tốt các môn học khác. Làm văn là quá trình giúp học sinh xây dựng văn bản. Giai đoạn hiện nay: phân môn Tập làm văn có tính độc lập nhưng có mối quan hệ trực tiếp đến phần Văn và phần Tiếng Việt. Lần thay sách giáo khoa này, phân môn Tập làm văn được tích hợp cùng phân môn Văn và Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn mới. Các kiểu văn bản của Tập làm văn chính là trục để xây dựng nội dung, chương trình Ngữ Văn THCS từ năm học 2002 – 2003. 3/ Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích. Phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh nắm được các thể loại trong chương trình tập làm văn ở THCS như Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận, Thuyết minh, Điều hành. Từ đó, giúp học sinh biết vận dụng các thể loại văn bản để phục vụ cho học tập, trong đời sống. Đặc biệt đề tài này sẽ giúp cho các em biết cách xây dựng đoạn văn với bố cục đoạn văn dù ngắn hay dài đều phải đảm bảo mặt nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, hướng dẫn cho các em rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết luận. Mỗi đoạn văn đều bao hàm một ý chính của nó. ý chính đó, có thể đứng ở đầu đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc đứng cuối đoạn văn theo cách qui nạp hoặc ý chính của các câu bình đẳng nhau, ngang hàng nhau theo cách song hành. Qua đó, rèn luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt đúng và hay bằng các hình thức nói hoặc viết, tập vận dụng một cách sáng tạo, tổng hợp những kiến thức đã tiếp thu được qua các môn Văn – Tiếng Việt và những kiến thức văn hoá xã hội để có thể nói và viết theo yêu cầu, đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà cuộc sống đặt ra cho các em. - 2 -
- Viết đoạn văn (trong phân môn Tập làm văn còn trực tiếp rèn luyện cho học sinh một số đức tính như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì Bởi vì môn này góp phần phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo, biết phân biệt: đúng, sai, tốt, xấu, phải, trái Từ đó, nuôi dưỡng tâm hồn học sinh hướng tới cái chân, thiện, mĩ. b. Nhiệm vụ Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như những tri thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm để phát huy những khả năng cao hơn. Đồng thời, qua đó uốn nắn, điều chỉnh, hạn chế những lệch lạc trong nhận thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm của các em. Củng cố kiến thức Tiếng Việt và Văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để học sinh biết rung động trước cái hay, cái đẹp, hướng các em tới nhu cầu thẩm mĩ, sáng tạo và biết tôn trọng những giá trị thẩm mĩ khi xây dựng đoạn văn. Là bộ môn khó, đặc biệt yêu cầu kĩ năng càng khó hơn, đòi hỏi chúng ta phải dày công, kiên trì dạy các em. Qua đó, hình thành thói quen, kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, trình bày, diễn đạt. Trong đó, cách viết đoạn, dựng đoạn càng quan trọng trong bước đầu tạo lập viết đoạn, dựng đoạn càng quan trọng trong bước đầu lập văn bản. Cũng từ dựng đoạn, nhiệm vụ của giáo viên Ngữ Văn là phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giúp các em biết tích luỹ vốn kiên thức, biết huy động vốn kiến thức, biết đặt ra các vấn đề và giải quyết các vấn đề ấy. Qua đó, biết trình bày kết quả tư duy của mình một cách rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục trước từng vấn đề, từng kiểu văn bản khi viết đoạn và trong giao tiếp. Là phân môn có tính thực hành cao, nên giáo viên cần cho học sinh đọc nhiều đoạn văn mẫu, viết nhiều đoạn văn để tạo lập văn bản được dễ dàng hơn. Đó là những mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của giáo viên Ngữ văn trong bước rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh THCS. 4/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Điều tra các đối tượng học sinh, phạm vi nghiên cứu ở trường THCS Đối tượng phần lớn là học sinh khối lớp 6B - bậc THCS. 5/ Phương pháp nghiên cứu. Trước hết, chúng ta phải có cái nhìn khái quát toàn bộ chương trình ở cấp THCS như sau: Chương trình Tập làm văn THCS đồng tâm với chương trình Tập làm văn của Tiểu học nhưng ở yêu cầu cao hơn, tiếp tục và hoàn chỉnh chương trình ở THCS, mở rộng các thể văn mới hơn, yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Chương trình Tập làm văn có mối quan hệ khá rõ ràng: Giữa Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn. Để trở thành thao tác tốt viết đoạn văn, giáo viên hướng dẫn học sinh như cách dùng từ đặt câu và cao hơn là dựng đoạn. Vì vậy, có thể nói học sinh được học và thực hành 15 loại văn bản ở bậc THCS, đủ để giao tiếp bằng văn bản và tiếp tục học lên ở những bậc trên. a.Phương pháp lí thuyết. Bước đầu dạy cho học sinh những khái niệm về từng thể loại văn, làm quen với những đề văn mẫu, những bài văn mẫu và tìm hiểu cụ thể từng bài qua các tiết học: - 3 -
- Lí thuyết về đoạn văn. Qua đó, giúp học sinh học, tìm hiểu cách xây dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, các câu chốt (câu chủ đề) trong đoạn văn, viết theo các cách diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích Từ đó, cho học sinh tập viết đoạn văn, có vận dụng lí thuyết về thể loại văn ấy. Tuy nhiên, phương pháp lí thuyết không quá nặng. b.Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu. Học sinh là chủ thể trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình tiếp nhận. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cho học sinh tự thân vận động là chính, giáo viên im lặng đến mức tối đa để khuyến khích học sinh sáng tạo trong giờ Tập làm văn. Vậy, trong tiết học Tập làm văn mà đặc biệt là tiết rèn luyện viết đoạn văn, hướng dẫn các kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu để vận dụng các kiến thức đã học để dựng đoạn theo đặc điểm thể loại để tạo lập văn bản. c.Phương pháp kiểm tra, khảo sát. Với phương pháp này, đòi hỏi học sinh phải thực hành liên tục, chắc chắn các thao tác từ lí thuyết về thể loại sau đó đến nghiên cứu, tìm hiểu. Từ đó, ta mới đi vào kiểm tra, khảo sát để thấy được sự vận dụng tổng hợp, để sáng tạo văn bản qua nhiều bước trong quá trình rèn luyện các kĩ năng. Đó là điều kiện để đánh giá học sinh thông qua bài kiểm tra, bài viết ở lớp (hoặc ở nhà) đòi hỏi phải đánh giá đúng năng lực của học sinh và đòi hỏi một sự nhạy cảm của thầy trước yêu cầu thực hành của học sinh. d. Phương pháp cố vấn, chuyên gia. Đây là những phương pháp khó đối với học sinh. Học sinh thường không chú ý đến những cái khó khăn này và cũng không cần hỏi ai những vấn đề cần tháo gỡ, cần đến chuyên gia cố vấn. Mặc dù, mức độ lí thuyết mang tính trừu tượng, việc kiểm tra, đánh giá, cố vấn, chuyên gia, giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức vào viết văn rõ ràng hơn. Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giáo viên phải định hướng cho các em biết đối chiếu giữa thực hành và lí thuyết, đối chiếu kết quả thực hành của mình với yêu cầu chung. Nhưng, phương pháp cố vấn, chuyên gia phải được liên hệ một cách chặt chẽ giữa giáo viên với học sinh. Trên đây là một số các phương pháp nghiên cứu đối với việc rèn luyện các kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 6B - 4 -