Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS

doc 22 trang sangkien 29/08/2022 11360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_lam_van_thuyet_minh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS

  1. Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS” A. Đặt vấn đề. I. Lí do chọN đề tài. Mục đích của bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường là bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển năng lực cho học sinh. Năng lực học sinh gồm: năng lực cảm thụ,năng lực tư duy, năng lực diễn đạt. Trong bộ môn Ngữ Văn gồm có 3 phân môn, đó là: Phân môn Tiếng Việt, phân môn Văn Học, phân môn Tập Làm Văn.Mỗi một phân môn đều có vai trò riêng, nhưng để rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt phải nói đến vai trò của phân môn Tập Làm Văn. Để mỗi học sinh đạt được mục đích đó nhiệm vụ của người giáo viên vô cùng quan trọng. Trong thực tế, rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung và rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh nói riêng là một vấn đề tạo ra nhiều sự lúng túng cho người dạy cũng như người học. Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình và được học sinh tiếp cận ở lớp 8, nâng cao ở lớp 9. Với một hệ thống xâu chuỗi như vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung và làm văn thuyết minh phải được thực hiện một cách cơ bản, có hệ thống, có sự đầu tư của người dạy và có tính tích cực, chủ động của người học. Trong những năm qua tôi nhận thấy việc dạy- học văn thuyết minh có một số khó khăn sau: - Giáo viên có thể đã truyền thụ đầy đủ kiến thức nhưng học sinh vần làm sai thể loại hoặc lạm dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận vì đây là kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình THCS. - Giáo viên cũng như học sinh ngại lập dàn ý, dẫn đến bài làm lộn xộn, kỹ năng diễn đạt kém. - Vốn sống trực tiếp cũng như gián tiếp của học sinh về các đối tượng còn hạn chế rất nhiều. Xuất phát từ mục tiêu và thực tiễn nói trên, tôi đưa ra phương pháp làm thế nào để rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh đạt hiệu quả cao nhất. Tạo cho các em những kĩ năng cơ bản, hệ thống và dễ dàng hơn khi tiếp cận làm văn thuyết minh. II. Mục đích nghiên cứu. Đề tài hướng tới các mục đích sau: - Tìm ra một phương pháp giảng dạy khoa học, có hiệu quả nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh, đảm bảo Học sinh làm trung tâm trong tất cả các giờ học. Giáo viên : Trần Thị Sâm - Trường THCS Đồng Tường 1
  2. - Góp phần phát triển năng lực văn học của học sinh, qua đó giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. - Làm rõ nội dung quan điểm: Rèn luyện kĩ năng dạy – học văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn THCS với yêu cầu tăng dần theo suốt các khối lớp. (Lớp 8, 9). - Đưa ra những định hướng cụ thể cho việc xây dựng bài dạy nhằm mục đích phục vụ cho việc rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh, tiến tới nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS hiện nay. B. GiảI quyết vấn đề. Phần 1: Củng cố lý thuyết I. ĐặC ĐIểM, YÊU CầU CủA VĂN THUYếT MINH: Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng mà người làm bài cần phải nhận thức, nắm bắt một cách đầy đủ bởi phương thức biểu đạt sẽ chi phối cách nhìn, cách lựa chọn chi tiết của đối tượng để phục vụ cho mục đích văn bản và cách diễn đạt của người viết. Hơn nữa khi thuyết minh, ngoài quan sát đặc điểm bên ngoài, còn phải tìm hiểu bản chất bên trong của đối tượng. Những đặc điểm ấy thường gắn với tác dụng của đối tượng đối với cuộc sống. Vì vậy người viết văn thuyết minh phải nắm vững các đặc điểm và những yêu cầu của văn thuyết minh 1.Đặc điểm: a.Tính tri thức: Một bài văn thuyết minh hay phải cung cấp những kiến thức nào đó thật tường tận cho người đọc. Nói như vậy không có nghĩa là những thể loại khác không mang lại kiến thức cho người đọc mà cần hiểu rằng với các thể loại khác, việc truyền thụ tri thức không phải là nhiệm vụ chính. Còn văn thuyết minh, nhiệm vụ chính là cung cấp tri thức về đối tượng được thuyết minh. Tri thức trong văn bản thuyết minh được truyền thụ một cách trực tiếp và có hệ thống. Chẳng hạn trong bài “Cây dừa Bình Định”(trang 114 SGK Ngữ văn 8)người viết đã cung cấp một cách có hệ thống những tri thức về loài cây này: công dụng, sự phân bố, phân loại Trong khi cùng một đối tượng là “cây dừa”, nhưng trong bài thơ “Dừa ơi” của Lê Anh Xuân chủ yếu là lay động trái tim người đọc bằng hình tượng cây dừa mang ý nghĩa biểu trưng cho vẻ đẹp kiên trung, bất khuất của con người quê hương: “Dừa ơi dừa, người bao nhiêu tuổi. Mà lá tươi xanh mãi đến giờ? Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi, Xào xạt lá dừa hay tiếng gươm khua. Vẫn như xưa, vườn dừa quê nội, Sao lòng tôi bỗng thấy yêu hơn, Giáo viên : Trần Thị Sâm - Trường THCS Đồng Tường 2
  3. Ôi, thân dừa đã hai lần máu chảy, Biết bao yêu thương, biết mấy oán hờn. Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút, Lá vẫn xanh rất mực diụ dàng. Rễ dừa bám sâu vào lòng đất Như dân làng bám chặt quê hương " b.Tính khoa học: Do mục đích của văn bản thuyết minh truyền thụ tri thức, cho nên văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo tính khoa học của tri thức. Dẫu vẫn được phép sử dụng phương thức miêu tả, tự sự nhưng không cho phép tưởng tượng, hư cấu như trong văn bản nghệ thuật mà phải phản ánh đúng bản chất và quy luật của sự vật một cách chân thực như nó vốn có. c.Tính khách quan: Nói đến tính khách quan của văn thuyết minh cần phải hiểu là : Một là tính khách quan trong thái độ của người viết, có nghĩa là phải bình thản, trung thực khi viết, không được xen tình cảm cá nhân vào. Hai là tri thức bài văn thuyết minh phải phù hợp với thực tế khách quan như đã đề cập đến trong tính khoa học ở trên. Chính vì bảo đảm tính khách quan mà Hoàng Văn Huyền trong bài thuyết minh về cây dừa Bình Định đã tỏ ra rất bình thản và trung thực trong việc giới thiệu những đặc điểm và công dụng của cây dừa. Ngay cả khi dẫn câu ca dao thì vẫn không hề bị chi phối bởi khả năng lay động tình cảm trong câu ca đó. d.Tính thực dụng: Không phải chỉ có văn thuyết minh mới có tính thực dụng mà bất cứ thể loại văn nào cũng có tính thực dụng của chính nó. Với văn bản nghệ thuật, tính thực dụng là ở chỗ tác động lên tình cảm của con người, rung cảm người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật. Tính thực dụng của văn bản nghị luận thể hiện ở chỗ nó tác động đến trí tuệ nhằm thuyết phục người đọc. Còn văn thuyết minh tính thực dụng biểu hiện ở chỗ nó trực tiếp giới thiệu, cung cấp tri thức nhằm chỉ đạo thực tiễn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Chẳng hạn, sách hướng dẫn về kỹ thuật nấu nướng sẽ giúp cho ta nắm bắt được một cách dễ dàng về chế biến các món ăn. Hoặc một chiếc máy gia dụng mới, người ta có thể dựa vào bản thuyết minh (catalog) để lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng. 2.Yêu cầu: a. Phải nắm bắt được đặc trưng sự vật: Chúng ta biết sự vật trên thế giới muôn hình muôn vẻ, biến đổi khôn lường. Vậy, nắm bắt đặc trưng của sự vật là vô cùng quan trọng. Đặc trưng sự vật chính là nét phân biệt giữa sự vật này và sự vật khác. Nếu nắm bắt được đặc trưng của sự vật thì trọng tâm của bài văn mới được biểu đạt một cách rõ ràng, có vậy mới giúp người đọc nắm bắt được chính xác, cụ thể đối tượng mình thuyết minh. Giáo viên : Trần Thị Sâm - Trường THCS Đồng Tường 3
  4. Vậy làm thế nào để nắm băt được đặc trưng sự vật? Thiết nghĩ, không gì hơn là nghiên cứu sâu, nghiên cứu tỉ mỉ đối tượng được thuyết minh tức là phải hiểu biết đối tượng có đặc điểm tiêu biểu gì, có cấu tạo ra sao, nó hình thành như thế nào, có giá trị, ý nghĩa gì đối với con người. Có nghiên cứu tỉ mỉ thì mới thuyết minh được rõ ràng cụ thể. Như vậy tri thức này có được là do trực tiếp quan sát, thể nghiệm. Mặt khác những tri thức do gián tiếp có được như tìm hiểu qua những nhà chuyên môn hoặc sách vở. Vậy là vừa có kinh nghiệm trực tiếp, vừa có kiến thức gián tiếp, chắc chắn các em sẽ viết được bài thuyết minh có giá trị. b. Phải làm rõ mạch thuyết minh: Mạch lạc là yếu tố cần thiết cho mọi thể văn. Với văn thuyết minh thì yêu cầu này càng cao. Bởi vì mục đích chính của thuyết minh là đem đến cho người đọc một hiểu biết tương đối hoàn chỉnh về đối tượng( dù chỉ là một mặt, một phương diện). Vậy nên, các tầng thứ trình bày càng rành mạch, rõ ràng thì chắc chắn sự lĩnh hội của người đọc sẽ dễ dàng. Sự mạch lạc trong văn thuyết minh cũng hiển thị ở trình tự trình bày. Sự vật khách quan muôn hình muôn vẻ, bởi vậy trình tự thuyết minh cũng phải hết sức linh hoạt. Có thể thuyết minh theo trình tự không gian, thời gian, phương diện, cấu trúc , miễn sao hợp lý, lôgic, rõ ràng, dễ hiểu. c. Phải biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự và nghị luận. Nếu một bài văn thuyết minh chỉ đơn thuần giới thiệu đối tượng không thôi thì bài văn đó sẽ khô khan, không có sức truyền cảm. Đưa yếu tố miêu tả làm cho đặc điểm của đối tượng có hình ảnh cụ thể, đưa yếu tố tự sự làm cho đối tượng được trình bày cụ thể hơn, đưa yếu tố biểu cảm làm cho bài văn có cảm xúc tránh khô khan, đưa yếu tố nghị luận làm cho ta thấy được lời bình, lời nhận xét về đối tượng của người viết, từ đó giúp ta hiểu rõ về đối tượng cần thuyết minh hơn. d.Ngôn ngữ phải chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu: Ngôn ngữ phải chuẩn xác, trong sáng, dễ hiểu vẫn biết là yêu cầu chung cho tất cả các thể loại văn chương nhưng với văn thuyết minh thì yêu cầu này về ngôn từ càng nghiêm ngặt và có nét riêng. Cụ thể là, ngoài yêu cầu về quy tắt ngữ pháp trong dùng từ, đặt câu còn đòi hỏi phải chuẩn xác, phù hợp với thực tế khách quan của sự vật, vừa không được phép khoa trương, vừa không được phép đa nghĩa, càng không được mơ hồ. Có như vậy mới bảo đảm tính chính xác, khoa học trong những tri thức cung cấp cho người đọc. Ngôn từ trong văn thuyết minh đòi hỏi ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Tất nhiên ngắn gọn không có nghĩa là què quặt, thiếu hụt nội dung trọng tâm về đối tượng. Ngôn từ trong sáng, dễ hiểu nhưng cũng phải đạt tới sự sinh động thì mới có sức hấp dẫn. II. PHƯƠNG PHáP: 1.Phương pháp nêu định nghĩa: Giáo viên : Trần Thị Sâm - Trường THCS Đồng Tường 4
  5. Đây là phương pháp chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh, vạch ra phương pháp lôgic của thuộc tính sự vật bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Muốn thuyết minh chuẩn xác đối tượng theo cách định nghĩa, cần nắm hai vấn đề: Một là tính chất của đối tượng, nó thuộc loại nào. Hai là đặc điểm riêng của đối tượng, tức là chỗ khác với đối tượng cùng loại. Chẳng hạn: - Giun đất là động vật cố đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. 2.Phương pháp liệt kê: Đây là phương pháp lần lượt chỉ ra các đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nào đó. Bài thuyết minh về cây dừa Bình Định (trang 114 SGK N-văn 8) là điển hình cho phương pháp này. 3.Phương pháp nêu ví dụ: Đây là phương pháp thuyết minh sự vật bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Với cách này ta có thể thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn, tạo ấn tượng cho người đọc. Thuyết minh nêu ví dụ thường có hai cách: - Nêu ví dụ liệt kê: Tiêu biểu có bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” (SGK N- Văn 8). - Nêu ví dụ điển hình: Chẳng hạn “Cây ngân hạnh cổ thụ ở chùa Định Lâm tỉnh Sơn Đông cao đến 24,7m; đường kính thân cây 5m, phải 8 người mới ôm xuể. Nghe nói đã có tới 3000 năm tuổi”. 4.Phương pháp so sánh: Đây là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng cùng loại để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần được thuyết minh, để người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng được thuyết minh. Ví dụ: “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc lá thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ”.(Ôn dịch thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện) 5.Phương pháp dùng số liệu: Đây là phương pháp dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng. Bài văn thuyết minh càng có thêm tính khoa học chính là nhờ vào phương pháp này. Ví dụ: Để nói một tượng phật lớn “Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”. Thế là người ta hình dung được qui mô to lớn của tượng phật. 6.Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với những loại sự vật đa dạng, sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có nhiều mặt, người ta dùng phương pháp này. Đây là cách chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh. Chẳng hạn muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật Hoặc bài thuyết minh về xe đạp trong SGK Ngữ Giáo viên : Trần Thị Sâm - Trường THCS Đồng Tường 5