Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh nội trú

docx 22 trang sangkien 05/09/2022 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh nội trú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_noi_tru.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh nội trú

  1. 1 I/TÊN ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH NỘI TRÚ. II/ĐẶT VẤN ĐỀ: 2.1 Tầm quan trọng của việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống đối với học sinh Tiểu học Dân tộc Bán trú: Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một tầm quan trọng hơn cả. 2.2 Thực trạng hiện nay: Từ nhiều năm về trước, công tác dạy học trên miền núi thuộc vùng dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn. Trong đó việc trực tiếp giảng dạy, truyền đạt giúp các em nắm bắt, lĩnh hội kiến thức là một vấn đề cực kì khó khăn. Đặc biệt với các em học sinh tiểu học do bất đồng ngôn ngữ, các em chưa hiểu tiếng phổ thông dẫn đến phải dùng truyệt để các đồ dùng trực quan, hay giáo viên phải dùng các hành động kí hiệu để giúp các em hiểu như kiểu dạy khiếm thính. Do đó nẩy sinh và tồn tại ở các em học sinh vùng dân tộc thiểu số những biểu hiện rụt rè, ngại xã giao, chia sẻ với thầy cô và mọi người. Hai vấn đề đó gây khó khăn trở ngại lớn trong học tập, giao tiếp và việc dạy dỗ của giáo viên đối với các em. Hiện nay Bộ Giáo dục - Đào tạo chủ trương dạy kĩ năng sống là một trong những tiêu chí đánh giá "Trường học thân thiện - học sinh tích cực". Đặc biệt từ năm học 2012 -2013, trường PTDTBT-Tiểu học liên xã Đắc Pring – Pre được chọn làm trường thí điểm để giảng dạy theo chương trình mới (VNEN). Chương trình VNEN là chương trình học tập kiểu mới, khác hẳn với chương trình hiện hành. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em tự trải nghiệm, tự khám phá, chia sẻ và đúc kết để đạt được mục tiêu khám phá nội dung kiến thức cần lĩnh hội được. Từ đó, các em đã dần dần tự hình thành những kiến thức, năng lực và phẩm chất thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ hội thoại, bằng hành vi ứng xử văn hoá. Ngoài năng lực, phẩm chất cơ bản còn giúp cho các em biết chào hỏi, thưa gửi, tạm biệt, cảm ơn và xin lỗi với mọi người. 2. 3 Lý do chọn đề tài: Tôi nhận thấy rằng, chính ở dưới mái trường học kiểu mới này, các em đã hoà mình trong một môi trường giáo dục đa chiều, học được nhiều điều hay, lẽ phải và nhà trường trở nên là ngôi nhà thân thiện, học sinh tích cực học tập để có khả năng hội nhập cao, từng bước trở thành công dân toàn cầu. Với học sinh Tiểu học dân tộc thiểu số, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này và đây cũng là một vấn đề mà
  2. 2 nhà trường, xã hội và phụ huynh hết sức quan tâm. Xác định tầm quan trọng đó tôi đã quyết định và đi vào nghiên cứu thực hiện đề tài “Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Dân tộc Bán trú”. 2.4 Giới hạn nghiên cứu đề tài: - Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học của Trường PTDTBT-THLX Đắc Pring – Đắc Pre. - Phạm vi nghiên cứu: Trên phạm vi Trường PTDTBT-Tiểu học liên xã Đắc Pring – Đắc Pre. - Đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Dân tộc Bán trú. III/Cơ sở lí luận: -Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo Về việc phát động phong trào thi đua:"Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực"trong các trường phổ thông, trong đó có nội dung : Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh. -Căn cứ vào Hướng dẫn số 231/HD phòng GD&ĐT huyện Nam Giang về việc xây dựng trường điểm VNEN tại Trường PTDTBT-THLX Đắc Pring-Pre. -Căn cứ vào Kế hoạch và nhiệm vụ năm học 2015-2016 của ngành, của trường về việc chú trọng Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua việc tương tác học nhóm nhằm hình thành phẩm chất và năng lực hợp tác. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của nhà trường, gia đình và xã hội để các em phát triển không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống cho đời. Qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào tương lai cuộc sống hoà nhập, tự tin hơn. IV/Cơ sở thực tiễn: Nhìn chung, ngày nay học sinh dân tộc thiểu số, các em rất ít có hoài bão, ước mơ về cuộc sống và tương lai sau này. Phụ huynh một phần ý thức chưa cao trong việc chăm lo học hành cho con cái, một phần vì cuộc sống của người dân vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em chìm trong sự rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin khi giao tiếp họăc tham gia các hoạt động. Hầu như các em có tâm hồn vui thú với cảnh nương rẫy, suối sông của ông bà, cha mẹ ngày trước mà quên đi những con đường tương lai rộng mở phía trước của các em ở nơi trường học. Đa số các hoạt động vui chơi thường là độc lập, một chiều theo vòng tròn nối lại, thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến bạn bè, cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về toán, khoa học và nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng.Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho giáo viên Tiểu học những suy nghĩ, trăn trở khi
  3. 3 đứng lớp giảng dạy cho các em. Từ khi bắt đầu tìm hiểu về rèn luyện kĩ năng sống hiệu quả cho học sinh, tôi đã gặp phải một số thách thức sau: Đó là học sinh vừa rời trường mẫu giáo làm quen với môi trường trường tiểu học, mọi sinh hoạt nề nếp đều xa lạ chưa vào một kỉ luật nhất định, các em khá rụt rè chưa quen với cách học cũng như mạnh dạn bày tỏ ý kiến, đặc biệt là khi hoà nhập với lớp học, trường học kiểu mới (VNEN). Khi phát biểu các em nói không rõ ràng, trả lời trống không, không trọn câu và không nói lời cảm ơn, xin lỗi với thầy cô, ban bè. Ngoài ra, một trở ngại nữa là phụ huynh học sinh trong lớp có một số bố mẹ thì quá nuông chiều, ngược lại một số phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết. Nhiều em đến trường tỏ ra ít nói vì ở nhà các em không có người trò chuyện, chia sẻ Bên cạnh những khó khăn trên cũng có thuận lợi nhất định đó là: Tôi tiếp xúc được với một tập thể học sinh khá đông và biết vâng lời, các em gần gũi với thầy giáo. Ngoài ra, tôi có được những sự ủng hộ của phụ huynh, cộng đồng trong việc cùng nhà trường giáo dục các em. Quan trọng hơn là, Ban lãnh đạo nhà trường luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục học sinh của trường. Chính vì thế tôi luôn cố gắng làm sao rèn được cho các em kĩ năng sống, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiện đại đang phát triển, mơ ước từng bước trở thành những công dân hoà nhập toàn cầu. V/Nội dung nghiên cứu: Từ tình hình thực tiễn trên, tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy của các môn học, những giờ sinh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao. Ở đây phải nói đến những kĩ năng sống đơn giản mà thật sự sát thực với đời sống sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày của các em, như: Kĩ năng tự phục vụ, tự quản lý, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đồ dùng cá nhân; Kĩ năng giao tiếp, vui chơi các trò chơi dân gian; Kĩ năng ứng xử với bạn bè, thầy cô và mọi người; Kĩ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; bảo vệ, chăm sóc và yêu quý thiên nhiên, cảnh quan môi trường Để thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng sống, đem lại kết quả cao, tôi nhận thấy cần phải áp dụng một số biện pháp sau: 1. Biện pháp 1: Tạo sự gần gũi và mối quan hệ thân thiện với học sinh: Đầu tiên, sau khi tôi nhận lớp, để tạo sự gần gũi, gắn kết giữa học sinh và giáo viên, tôi sắp xếp nhiều thời gian để học sinh tự giới thiệu để làm quen với các em, động viên khuyến khuých các em cùng chia sẻ về những sở thích cá nhân, về ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi đối với lớp học. Đây là hoạt động giúp thầy trò chúng tôi hiểu nhau, đồng thời tôi muốn tạo một môi trường học tập thân thiện – Là nơi trường học trở thành một mái nhà chung, mái nhà thứ hai của các em mà các thầy cô là cha mẹ, người thân luôn gần gũi, yêu thương và dìu dắt các em. Đây là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng và cần thiết ban đầu gây sự
  4. 4 chú ý, mến mộ với các em để khả năng phát triển giao tiếp của học sinh. Bởi vì học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong môi trường gò bó, áp đặt của giáo viên. Tiếp theo trong tuần đầu tôi cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: Mạnh dạn hay nhút nhát; thụ động, thích thể hiện hay lãng Tự do lựa chọn chỗ ngồi, hăng say học tập, mạn Và tiếp tục qua những khám phá kiến thức ở lớp tuần học sau, tôi chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tôi tiếp tục những biện pháp tiếp theo là: 2. Biện pháp 2: Rèn kỹ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học: Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả, tôi vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn học mà tôi được phân công giảng dạy, như: Khoa học, Địa lí .Trong chương trình lớp 4 và 5, ở môn Khoa học, Địa lí phần lớn chương trình dành cho kiến thức khám phá tự nhiên. Ở phần này, tôi chủ động đem đến cho các em về các kĩ năng là từ việc nhỏ nhất: -Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân -Ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. -Kỹ năng ứng xử, giao tiếp, hợp tác. -Kỹ năng tự phục vụ, tự quản lý, tự tin. -Kỹ năng phòng tránh tai nạn khi ở nhà, ở trường 2.1 Về ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, tôi luôn chú ý đến từ kiến thức của môn học Khoa học: Vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì, vệ sinh ăn uống, vệ sinh trang phục và các kiến thức sát thực với đời sống nội trú của các em hàng ngày, như: Tắm giặt, gội rửa, vệ sinh răng miệng tôi luôn luôn hướng dẫn các em thực hiện đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. 2.2 Về ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, để đạt được điều đó, thông qua các tiết học ở lớp, tôi Phòng ở luôn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp luôn luôn cẩn thận truyền đạt Vệ sinh xung quanh nhà ở, bếp ăn Có ảnh đính kèm phần phụ lục Phòng ở luôn gọn gàng, sạch sẽ