Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_nghi_luan_cho_hoc.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh THCS
- A. MỞ ĐẦU. 1.1. lý do chọn đề tài. Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, tâm huyết với nghề, hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ được giao, nhưng làm được vậy thì cần có rất nhiều yếu tố. Đó là chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh nghiệm, và lòng say mê yêu nghề yêu trẻ. Vì lý do trên tôi xin phép được trình bày về vấn đề "Rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh THCS". 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nhằm giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa trong môn học Ngữ văn. 1.3. Đối tượng phạm vi. Chuyên đề này tôi tập chung nghiên cứu qua các bài làm văn nghị luận lớp 8 và lớp 9. Cụ thể: Ôn tập luận điểm. Luyện tập xây dựng trình bày luận điểm. Đưa yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào đoạn văn nghị luận Với đề tài này, áp dụng cho các giờ dạy tập làm văn nghị luận ở lớp 7, lớp 8, lớp 9 THCS. Song đặc biệt chú trọng đối với học sinh lớp 8 và lớp 9, luyện tập cần được nâng cao và hoàn chỉnh trên cơ sở những gì đã học về kiểu bài nghị luận ở bậc THCS. B. NỘI DUNG. I- Mục tiêu, yêu cầu của kiểu bài nghị luận đối với học sinh THCS. - Nội dung chương trình TLV THCS mang tính chất đồng tâm. Kiến thức nâng cao dần và hoàn chỉnh ở lớp 9, trọng tâm là 3 kiểu văn bản chính: văn tự sự, văn thuyết minh, văn nghị luận. Về văn bản nghị luận, học sinh nắm được văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, nó có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trong đời sống xã hội. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong cuộc sống xã hội. Văn bản nghị luận thực chất là văn bản thuyết lý, văn bản nói lý lẽ nhằm phát biểu các nhận định, tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ, quan điểm thái độ trước một vấn đề đặt ra. Do đó muốn làm văn nghị luận tốt người viết phải có quan điểm chủ kiến rõ ràng biết sử dụng các khái niệm, biết tư duy lô-gic. Đồng thời phải biết vận dụng các thao tác, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh Có thể nói đây là kiểu văn bản tương đối khó với học sinh THCS, bởi các em tư duy cụ thể cảm tính, ít năng lực suy luận. Chính vì vậy mà kiểu văn bản này nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy kĩ năng nghị luận và tinh thần tự chủ trước một vấn đề của cuộc sống. - Kiểu bài TLV nghị luận THCS chia làm 2 cấp độ. Lớp 7 thuộc cấp độ 1: giới thiệu những thao tác chung nhất. Giáo viên cần cho các em biết văn nghị luận phải có luận điểm, có lý lẽ, dẫn chứng, có phương pháp lập luận chặt chẽ để nối kết 1
- các luận điểm nhỏ cùng các luận cứ nhằm giải quyết một vấn đề nghị luận cụ thể. Cấp độ 2 gồm lớp 8 và lớp 9. ở lớp 8 giáo viên cần chú ý giúp học sinh nắm vữn khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em vẫn mắc phải như lẫn lộn luận điểm với vấn đề nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận, lẫn lộn luận điểm và luận cứ, giúp học sinh thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và mối quan hệ giữa các luận điểm. Đồng thời giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận bằng các luận cứ. Từ đó học sinh biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm, theo cách diễn dịch, quy nạp, biết vận dụng những hiểu biết vào việc tìm và sắp xếp trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc. Học sinh sử dụng hình thức lập luận chứng minh, giải thích trong một bài văn nghị luận văn học, nghị luận về vấn đề đạo lý, một vấn đề xã hội. Còn chương trình lớp 9, tiếp tục nâng cao hoàn chỉnh cho học sinh về kiểu bài nghị luận mà các em đã được học ở lớp 7 và lớp 8. Văn nghị luận lớp 9 nhằm mục đích thể hiện tư tưởng quan điểm của người viết bằng phương thức đề xuất luận điểm, vận dụng luận cứ và các phép lập luận. Đặc điểm của chương trình là không phân chia các kiểu bài giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng mà hướng người làm bài vào việc nêu ra những suy nghĩ quan điểm của mình trước một sự việc hiện tượng đời sống hay ý kiến về một vấn đề tư tưởng đạo lý, và một vấn đề văn học. Các hình thức nghị luận chủ yếu là: * Nghị luận xã hội: - Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống. - Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý. * Nghị luận văn học: - Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Các đề bài cụ thể thường là "Suy nghĩ của em về " "Phân tích " "Cảm nhận của em về Suy nghĩ của em về đoạn thơ " Các hình thức nghị luận trên nhằm khêu gợi ở học sinh đưa ra trình bày suy nghĩ, ý kiến quan điểm về vấn đề nghị luận. Riêng về nghị luận văn học ( về nhân vật, đoạn thơ, bài thơ) thì không thể chỉ có suy lý lô gíc mà còn có sự cảm thụ, liên tưởng đồng cảm, có ấn tượng chủ quan do tác phẩm gợi lên. Cho nên yêu cầu học sinh trình bày được cảm nhận của mình đối với đoạn thơ bài thơ, nhân vật văn học, nhưng cảm nhận ở đây không phải là biểu cảm mà là nghị luận trên cơ sở cảm thụ. Từ đó, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn cần nắm chắc nội dung và mục tiêu của chương trình TLV để có thể áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất và làm sao học sinh được rèn những kỹ năng cơ bản một cách thành thạo khi làm các kiểu văn bản. II. Các hình thức và biện pháp thực hiện rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 8. Để rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận, học sinh trước hết tôi yêu cầu các em phải nắm chắc lý thuyết sau đó vận dụng vào thực hành, thực hiện đầy đủ bốn bước chung của bài văn nghị luận. Và để đạt hiệu quả cao, tôi sử dụng những hình thức và biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận cụ thể như sau: 1. Đề văn nghị luận và kỹ năng tìm hiểu đề. 2
- Trước đây đề văn nghị luận ở chương trình cũ, thường có mệnh lệnh : "Hãy chứng minh " , "Hãy phân tích ", "Hãy giải thích " Cách ra đề như vậy là cần thiết, song nhiều khi không tránh khỏi hạn chế cách làm của học sinh vào một phương thức một thao tác nghị luận, trong khi trên thực tế học sinh có thể và cần phải sử dụng kết hợp nhiều thao tác để làm bài. Hiện nay cách ra đề đa dạng hơn, mở hơn, tức là chủ yếu đề chỉ nêu vấn đề của bài làm, như vậy học sinh sẽ có cơ hội trình bày ý kiến của mình được mở hơn, không gò bó trong một thao tác làm bài cụ thể. Ví dụ như một số đề bài mở như sau: - Lối học "tủ" học "vẹt". - Không thể sống thiếu tình bạn. - Thời gian là vàng. - Hình tượng nhân vật chị Dậu trong "Tức nước vỡ bờ” (trích "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố). - Tình yêu quê hương trong bài "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc các đề bài trên, ta thấy ngoài vấn đề nghị luận mà đề bài nêu ra, đề bài còn cho biết tính chất của đề ra. Đề có thể mang tính chất ca ngợi phê phán, tranh luận, phân tích hoặc khuyên nhủ. Mỗi tính chất sẽ quy định cách viết giọng điệu lời văn , thích hợp. Do đó, tôi cho học sinh đọc kỹ đề bài, suy nghĩ và xác định chính xác vấn đề và tính chất của vấn đề, tránh lạc đề, xa đề. * Để rèn kĩ năng này, tôicho học sinh bằng các bài tập sau: * Dạng bài tập 1: Nhận diện đề thông qua so sánh sự khác nhau của các đề bài: Ví dụ: Đề 1: Suy nghĩ về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Đề 2: Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một nông dân nghèo bất hạnh, nhưng có những phẩm chất trong sáng đẹp đẽ. Dựa vào tác phẩm "Lão Hạc" em hãy chứng minh nhận xét trên. Đề 3: Về hình tượng nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Đề 4: Suy nghĩ về nghệ thuật xây dựng nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Bốn đề bài trên đều xoay quanh tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao. Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ra sự khác nhau về vấn đề nghị luận và hình thức lập luận. Tuy nhiên tôi chú ý cho học sinh nắm được trong một bài văn nghị luận người viết thường vận dụng nhiều thao tác nghị luận, kỹ năng giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh . Và nhiều khi khó có thể tách bạch một cách rạch ròi các thao tác kỹ năng đó. Trong thao tác nghị luận này đã có hoặc đang sử dụng thao tác nghị luận kia. Nhưng với yêu cầu cụ thể giới hạn của một đề bài cụ thể , tôi yêu cầu các em cần xác định chính xác hình thức lập luận nào là chủ yếu. Từ đó các em có định hướng làm bài đúng với yêu cầu của đề ra và làm nổi bật đặc trưng của từng hình thức lập luận. Ví dụ: + Văn chứng minh : Đặc trưng là hệ thống các dẫn chứng, tiêu biểu toàn diện chính xác phù hợp với vấn đề (kết hợp với lý lẽ). + Văn giải thích : Đặc trưng là các lý lẽ giảng giải làm rõ các khía cạnh của vấn đề (có dùng dẫn chứng nhưng ít). 3
- + Trình bày cảm nhận, suy nghĩ: Đặc trưng của bài viết là nêu ra các ý kiến đánh giá nhận xét, phân tích - bày tỏ thái độ của người viết với vấn đề nghị luận. * Dạng bài tập 2: Rèn luyện kỹ năng cho học sinh nhận biết yêu cầu hình thức lập luận. Ví dụ: Cho các đề bài sau: Đề 1: Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn là một trong những nội dung tư tưởng chính của văn học trung đại Việt Nam. Dựa vào các văn bản "Chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn; "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn và "Nước Đại Việt ta" của Nguyễn Trãi, em hãy chứng minh nội dung trên. Đề 2: Hình tượng người nông dân trước Cách mạng tháng Tám hiện lên với những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ. Dựa vào một số tác phẩm đã học ở lớp 8 phần văn học hiện thực 1930- 1945, em hãy làm rõ ý kiến trên. Qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu đề, tôi rèn cho các em chỉ ra được hình thức lập luận của 2 đề văn trên đều là chứng minh. Yêu cầu này thường được thể hiện ở các từ ngữ: Chứng minh, làm sáng tỏ hoặc làm rõ, v.v Từ đó tôi rèn thói quen cần thiết khi làm bài là phải xác định chính xác hình thức lập luận của đề bài, nhằm giúp các em dùng đúng hình thức lập luận phù hợp với yêu cầu của đề bài. 2. Rèn luyện kỹ năng tìm ý xây dựng hệ thống luận điểm, sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận. Như ta đã biết, trong một bài văn nghị luận, luận điểm chính là linh hồn của bài văn. Do đó việc xây dựng hệ thống luận điểm sắp xếp các luận điểm rất quan trọng, không thể lướt qua, chiếu lệ. Để rèn luyện kỹ năng xây dựng luận điểm cho một đề bài cụ thể, trước hết tôi yêu cầu học sinh phân biệt rõ vấn đề nghị luận và luận điểm, luận điểm và luận cứ. Như trong tài liệu SGV nói rõ " Vấn đề như cái tên của nó cho thấy, lại là một câu hỏi đặt ra trước lí trí con người thúc giục con người phải tìm ra lời giải đáp". Những ý kiến quan điểm chủ trương chủ yếu đưa ra để giải đáp cho câu hỏi, để giúp lý trí thông suốt. Đó chính là luận điểm. Không có luận điểm đúng, có cơ sở khoa học đáng tin cậy thì không thể làm sáng tỏ được vấn đề. Vì vậy, việc tìm được hay không tìm được luận điểm đúng sẽ quyết định việc học sinh có làm được hay không làm đúng được yêu cầu của bài văn nghị luận. Như vậy luận điểm không phải là vấn đề, cũng không phải là một khía cạnh của vấn đề. Vấn đề có thể là câu hỏi, luận điểm là sự trả lời. Những câu hỏi "Tại sao phải dời đô" trong "Chiếu dời đô" đó không phải là một luận điểm. Luận điểm phải đạt các tiêu chuẩn: Chính xác, rõ ràng phù hợp với yêu cầu để giải quyết vấn đề. Công việc xây dựng hệ thống luận điểm có vai trò quan trọng. Nếu các em đã tìm đủ các luận điểm cần thiết, sắp xếp các luận điểm đó thành bố cục hợp lý và biết cách trình bày luận điểm bằng các luận cứ phù hợp làm sáng tỏ luận điểm thì việc viết bài nghị luận không còn là khó khăn nữa. Khi thực hành luyện tập kĩ năng này, tôi lưu ý học sinh là luôn nhớ và nhắc lại lý thuyết cơ bản để tạo thói quen đi từ lý thuyết đến thực hành tránh tuỳ tiện, qua loa đại khái. Yêu cầu học sinh chuẩn bị kĩ nội dung trước khi vào luyện tập 4