Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5

doc 20 trang sangkien 18742
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_hieu_cho_hoc_sinh_lop.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học đó cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có vị trí đặc biệt trong chương trình. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Song, chỉ dừng lại ở kĩ năng đọc trơn, đọc thông thạo văn bản thì chưa đủ mà cần phải rèn cho học sinh đọc hiểu văn bản. Vậy mà trên thực tế giảng dạy, các em chủ yếu biết đọc thông mà chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đặt. Hay nói cách khác làm thế nào để các em hiểu được “văn”? Làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. Muốn làm được những điều nói trên thì người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với giai đoạn hiện nay trên cơ sở hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập của học sinh. Việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh là tác động tích cực tới tư duy người đọc, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgíc cũng như biết tư duy có hình ảnh Ngoài ra còn giáo dục tính cách thị hiếu, thẩm mĩ cho học sinh. Hay nói một cách cụ thể: Đọc hiểu một bài Tập đọc có nghĩa là học sinh biết tìm ra đại ý hay xác định nội dung của bài. Để hướng dẫn học sinh rút ra nội dung bài thì người thầy có thể sử dụng nhiều phương pháp. Nhưng dù theo phương pháp nào đi chăng nữa thì vẫn không thể bỏ qua vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt là “ Rèn kĩ năng đọc hiểu” nội dung đưa ra phải được chau chuốt, gọt dũa. Học sinh khó có thể tìm ra nội dung bài một cách dễ dàng. Người thầy phải hướng dẫn các em qua việc đặt 1
  2. hệ thống câu hỏi, mối quan hệ giữa các đoạn trong bài. Từ đó các em có thể tìm ra cách đọc hiểu một bài Tập đọc một cách dễ dàng. Như vậy “Rèn kĩ năng đọc hiểu” là một phần có vị trí đặc biệt quan trọng không những đối với bậc Tiểu học mà đối với bất cứ bậc học nào. Và nó cần thiết hơn đối với học sinh lớp 5 vì lớp 5 là lớp cuối của bậc Tiểu học, khi đọc một văn bản các em phải hiểu rõ về nội dung của văn bản đó thì khi lên cấp Trung học cơ sở và các cấp cao hơn nữa thì các em mới có thể phân tích, bình luận, chứng minh, giải thích, được một bài văn, bài thơ. Vậy đây cũng chính là những trăn trở của tôi trong mỗi giờ Tập đọc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy Tiếng Việt. Chính vì vậy mà tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5” II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 1.Giáo viên: Qua việc dự giờ các đồng chí giáo viên khối 5 trong trường ở phân môn Tập đọc, tôi nhận thấy hầu như các đồng chí dạy đều tương đối tốt – Giáo viên nắm vững quy trình, phương pháp, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học trong quá trình dạy Tập đọc. Song bên cạnh đó việc Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh còn có một số hạn chế sau: * Giáo viên chưa chú trọng đến hình thức đọc thầm: Qua thực tế dự giờ môn Tập đọc ở lớp 5 tôi thấy khi thực hiện một tiết Tập đọc giáo viên thường dạy theo quy trình sau (phần bài mới): - Giáo viên giới thiệu bài - 1HS khá đọc - lớp đọc thầm theo bạn - Luyện đọc thành tiếng: đoạn – bài - Giáo viên đọc mẫu - Tìm hiểu bài (đọc thầm để trả lời câu hỏi) 2
  3. - Luyện đọc diễn cảm Như vậy trong một tiết Tập đọc giáo viên chỉ phát lệnh cho học đọc thầm bài có 2 lần xong thực tế lại rất hình thức, có giờ Tập đọc giáo viên vừa yêu cầu “ các em đọc thầm bài” lại hỏi luôn câu hỏi. Giáo viên không hề có ý thức coi trọng việc đọc thầm, không kiểm tra học sinh có đọc thầm hay không và thực tế thì có rất nhiều em không tham gia đọc thầm. * Giáo viên chưa quan tâm đến phương pháp Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh: Thực tế bức tranh dạy đọc hiểu hiện nay ở trường Tiểu học là giáo viên nêu câu hỏi - học sinh trả lời - giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn - giáo viên nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng nhất của học sinh. Giáo viên chỉ nêu câu hỏi và chờ đợi những câu trả lời đúng mà không biết, không quan tâm đến quá trình đọc diễn ra như thế nào, học sinh làm gì và cần làm gì để có được câu trả lời - Giáo viên mới chỉ quan tâm đến kết quả - các nội dung, kiến thức bài đọc đem lại mà chưa quan tâm đến phương pháp để đạt được kết quả này. - Việc tìm hiểu đề tài của văn bản chưa được xác định kĩ càng. đề tài của văn bản thường nằm trong chủ điểm. thực tế trong khi dạy Tập đọc giáo viên ít khi cho học sinh nắm được bài Tập đọc này thuộc chủ điểm gì? - Việc tìm hiểu tên bài Tập đọc hầu như không có. Giáo viên dạy chủ yếu coi tên bài Tập đọc chỉ là tên để gọi như một danh từ chứ chưa cho học sinh tìm hiểu, nhận biết tên bài Tập đọc thường thể hiện ý chính, đại ý của bài. - Việc tìm hiểu và giải nghĩa từ ngữ trong bài Tập đọc còn qua loa đại khái. Trong thực tế dạy học hiện nay việc phát hiện từ mới trong bài Tập đọc không phải do học sinh phát hiện mà lại từ chính phía giáo viên. Giáo viên lấy những từ đó ra từ SGV và kết hợp giải nghĩa trong quá trình tìm hiểu bài. - Việc xác định nghĩa của đoạn gặp nhiều khó khăn: Đó là do giáo viên chưa hướng dẫn học sinh tìm ra câu quan trọng của đoạn để xác định ý. Hiện 3
  4. nay, khi dạy cho học sinh tìm ý của đoạn giáo viên tiến hành hỏi một vài câu hỏi sau đó cho học sinh tìm ý của đoạn. Chỉ vài học sinh tham gia trả lời câu hỏi là hiểu, tìm được ý của đoạn. Còn lại hầu như các em không thể tìm được. Nếu như giáo viên quan tâm đến việc tìm câu quan trọng của đoạn thường nằm ở đâu thì cuối đoạn sẽ có rất nhiều học sinh tìm được ý chính của đoạn. - Việc tìm hiểu nội dung chính và mục đích thông báo của văn bản hiện nay giáo viên thường gộp chung làm một và được xác định ở cuối bài. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài xong giáo viên thường hỏi: “Đại ý bài này nói gì?” hoặc “nội dung bài này là gì?” hay “qua bài này tác giả muốn nói với em điều gì?” Và số lượng học sinh trả lời tìm ra được đại ý rất hạn hữu, có giờ Tập đọc chỉ có 2 - 3 em là tìm được. - Việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường được giáo viên chắp đuôi vào cuối giờ học bằng một bài diễn thuyết dài dòng hoặc bằng một công thức máy móc, chẳng hạn như: “ Chúng ta đã học xong bài Những con sếu bằng giấy”. Chính vì những thực trạng trên của giáo viên, cho nên khi Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn. 2. Học sinh: Trong một tiết Tập đọc các em đã được luyện đọc đoạn, đọc cả bài, cho nên phần nào các em cũng đã hiểu được nội dung của văn bản. Xong bên cạnh đó việc đọc để hiểu nội dung của một văn bản còn có những hạn chế nhất định sau: - Lớp 5A tôi phụ trách đa số các em là học sinh dân tộc thiểu số cho nên khi đọc bài các em phát âm chưa chính xác, đọc còn sai lỗi chính tả nhiều dẫn đến các em đọc mà không hiểu nội dung của văn bản. - Một số em đọc quá chậm, không liền mạch được nội dung của câu, đoạn cũng dẫn đến các em không hiểu đúng nội dung của văn bản. - Ngược lại một số em đọc quá nhanh, đọc liến thoắng thì các em cũng 4
  5. khó nắm được nội dung văn bản. - Khi giáo viên lệnh cho cả lớp đọc thầm rồi sau đó trả lời câu hỏi. Nhưng trong thực tế một số em không hề đọc. - Về nhà các em không có thói quen đọc bài trước khi đến lớp, do điều kiện nhà trường không có phòng để học sinh học 2 buổi/ ngày nên thời gian luyện đọc ở lớp rất ít. Xuất phát từ những thực trạng trên, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và biện pháp để “Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5” như sau: PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Điều tra nắm bắt tình hình và phân loại chất lượng học sinh trong lớp. - Từ đầu năm học khi mới được phân công chủ nhiệm lớp 5A, tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tính cách cũng như lực học của từng học sinh để nắm bắt được 4 đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách: Giỏi, khá, trung bình, yếu. - Bước sang tuần thứ 2 thực học của chương trình, tôi đã khảo sát chất lượng đọc hiểu của học sinh lớp 5A và lớp 5B bằng cách: Tôi tiến hành dạy tiết Tập đọc bài “Nghìn năm văn hiến” ở lớp 5A và dự giờ đồng chí Đỗ Thị Tiên phụ trách lớp 5B dạy bài “Sắc màu em yêu”. Kết quả thu được như sau: Số học sinh hiểu văn bản Số học sinh chưa hiểu văn bản Lớp Sĩ số SL TL SL TL 5A 19 7 36,8% 12 63,2% 5B 18 6 33,3% 12 66,7% 2. Tổ chức dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 5. - Trong tiết dạy tôi chú ý nhiều hơn đến học sinh yếu, đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu của em đó. - Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, tôi đã dành nhiều thời gian cho học 5
  6. sinh đọc thầm để hiểu nội dung bài (đọc thầm khi bạn đọc nối tiếp đoạn, bài; đọc thầm khi tìm hiểu bài; ) - Sử dụng tranh, ảnh và một số đồ vật thật (hình minh hoạ) để giải nghĩa một số từ ngữ trong bài. - Chắt lọc hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình để các em khai thác tìm hiểu bài rồi rút ra nội dung chính từng đoạn, đại ý cả bài. - Sau mỗi giờ Tập đọc tôi cho các em liên hệ thực tế để vận dụng những điều các em đã học được vào cuộc sống hàng ngày của các em. - Sau khi dạy mỗi tiết Tập đọc tôi đều dự kiến tình huống sư phạm có thể xảy ra và từ đó giải quyết để giúp học sinh hiểu nội dung văn bản tốt hơn. 3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đọc hiểu của học sinh. - Tổ chức cho học sinh đọc thầm để hiểu sơ qua về nội dung văn bản. - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức như: trả lời câu hỏi bằng cách vấn đáp; đại diện nhóm báo cáo kết quả; - Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh để chốt lại nội dung bài. II. CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 Khi nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm về Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5, tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp sau: 1.Coi trọng hình thức đọc thầm. - Đọc thầm là hình thức đọc không phát ra âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự sang nghĩa để hiểu văn bản. Đọc thành tiếng và đọc thầm nằm trong thế đối lập, sóng đôi. Đối với học sinh lớp 5 thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ là nhanh hơn từ 1,5 đến 2 lần và để tiếp nhận thông hiểu nội dung văn bản thì đọc thầm giúp các em hiểu nhanh và sâu sắc hơn. - Trong dạy đọc ở lớp 5 giáo viên cần coi trọng hình thức đọc thầm, rèn cho các em được đọc thầm nhiều lần văn bản chứ không phải một lần. Ngay từ khi các 6