Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học

doc 10 trang sangkien 29/08/2022 9340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học

  1. PHÒNG GIÁO DỤC MỸ ĐỨC Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG TÂM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2009 - 2010 SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên : PHÙNG THỊ LIỄU - Sinh ngày : 10/ 9/1974 - Năm vào nghành :1996 - Chức vụ : Giáo viên - Đơn vị công tác:Trường tiểu học Đồng Tâm-Mỹ Đức– Hà Nội - Trình độ chuyên môn : Đại học - Hệ dào tạo: Từ xa. 1
  2. I.TÊN ĐỀ TÀI: “RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC II.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu: - Trong lĩnh vực khoa học nói chung, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Giáo dục vừa cung cấp cho học sinh những hiểu biết về chi thức khoa học tiến bộ của loài người , vừa hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh .Điều mà chúng ta ai cũng biết , giáo dục vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật .Trong nhà trường tiểu học,cùng với những bộ môn khác ,phân môn tập đọc cũng góp phần đáng kể trong việc hoàn thành nhân cách cho học sinh . Những bài tập đọc là những bức tranh thu nhỏ hiện thực và sinh động nhiều màu sắc. Tiếp thu môn học này sẽ khơi dậy ở các em niềm tự hào, lòng say mê, ước mơ góp sức xây dựng quê hương, đất nước.Các em biết yêu quê hương đất nước. Nhiệm vụ của môn tiếng việt ở tiểu học là hình thành cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo sử dụng tiếng việt trong các hoạt động giao tiếp, kỹ năng đọc thông viết thạo. Thông qua hoạt động đọc mà mỗi con người tiếp xúc với kho tàng chi thức của loài người, trình độ ngôn ngữ và khả năng tư duy ngày càng phát triển.Tập đọc với tư cách là phân môn của Tiếng Việt khảng định sự cần thiết của sự hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh. Vậy làm thế nào để giờ tập đọc có hiệu quả , nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh? Đây là một vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở hơn nữa việc đọc ở lớp vẫn chưa đảm bảo yêu cầu đề ra. Vì vậy tôi chọn đề tài : “Rèn đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học’’. 2.Mục đích nghiên cứu: - Hình thành và phát triển kỹ năng đọc đúng theo yêu cầu cho học sinh. - Góp phần phát triển năng lực tư duy cùng các môn học khác. - Giúp học sinh hình thành nhận thức tình cảm, cảm nhận được cái hay cái đẹp qua các bài đọc mà tác giả gửi gắm, nắm vững nội dung bài đọc. 2
  3. 3.Đối tượng nghiên cứu phạm vi thời gian thực hiện đề tài: - Học sinh lớp 3 trường tiểu học Đồng Tâm. - Thời gian : Năm học 2009- 2010. 4.Kế hoạch thực hiện - Rèn đọc hàng ngày qua từng nội dung bài dạy. - Thực hiện dạy và học đúng mục tiêu của từng bài học. - Nâng cao từng bước chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh. - Học sinh cần đọc tốt và đạt kết quả cuối năm. III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1.Tình trạng thực tế trước khi thực hiện đề tài: * Khảo sát tình hình đầu năm học: Đầu năm học tôi đã nhận thấy học sinh ở trường tiểu học Đồng Tâm đọc còn chưa đúng với yêu cầu cần đạt của môn tập đọc.Đặc biệt là phần đọc diễn cảm của học sinh còn chiếm tỷ lệ khá cao. Cụ thể khảo sát chất lượng đọc của học sinh lớp 3B như sau: - Sĩ số : 31 học sinh Tốt : 5 em : chiếm 16% khá : 8 em : chiếm 26% Trung bình : 15 em : chiếm 48% Yếu : 3 em : chiếm 10% * Nguyên nhân đọc sai của học sinh: - Do các em đọc ê,a kéo dài giọng. - Do đọc lặp lại từ - Ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ. - Do học sinh phát âm sai, lẫn lộn giữa phụ âm đầu (s/x,d/gi) thanh hỏi /thanh ngã. - Do học sinh còn đọc tiếng địa phương. - Đọc chưa đúng yêu cầu của bài .Các em đọc còn chưa thể hiện được tình cảm của mình trong cách đọc diễn cảm. - Các em còn sao nhã học hành chưa chú trọng vào việc rèn đọc đúng theo yêu cầu. 2.Những biện pháp thực hiện nội dung đề tài: * Cơ sở lý luận: 3
  4. 1. Tầm quan trọng của môn tập đọc: Môn tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên bốn kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh , đọc hiểu và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời là hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc này. Đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu được của dạy học này.Đối với học sinh đầu cấp thì đọc thành tiếng còn là điều kiện cần thiết để rèn luyện tính tự giác trong quá trình đọc. 2.Khái niệm đọc diễn cảm Đọc diễn cảm là một điều đặt ra khi đọc những văn bản, văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật: Đó là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường điệu giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực ở trình độ cao và chỉ được thể hiện trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. 3.Tầm quan trọng của việc luyện nói, đọc diễn cảm. - Việc đọc diễn cảm trong các giờ học văn giúp cho việc phân tích văn học trở nên sinh động và tính truyền cảm hơn, giúp cho việc cảm thụ tác phẩm văn học và hiểu nghệ thuật viết văn một cách sâu sắc hơn, tạo ra sức hấp dẫn có tác dụng trong việc giảng dạy văn học đạt được kết quả toàn diện. - Trong quá trình dạy tiếng mẹ đẻ, việc đọc diễn cảm làm cho học sinh thấy dõ mặt âm thanh của ngôn ngữ, giúp cho học sinh hiểu được mối quan hệ giữa ngữ điệu và kết cấu cú pháp, nâng cao trình độ năng lực nói cho học sinh. - Việc đọc diễn cảm cũng góp phần hình thành thế giới quan của học sing và là phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mỹ. Ở bậc tiểu học người ta chú ý rèn luyện bốn kỹ năng cho học sinh trong quá trình học tiếng việt. Vì vậy, việc luyện nói, đọc diễn cảm càng quan trọng và cần thiết đối với học sinh. Thông qua quá 4
  5. trình luyện tập chúng ta sẽ hình thành và rèn luyện kỹ năng đọc và kỹ năng nói cho các em. * Những biện pháp cụ thể: 1.Trong giờ tập đọc: a.Về luyện đọc đúng: - Đọc đúng là một sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa , không sót từng âm,vần tiếng. - Để giúp học sinh luyện đọc đúng, giáo viên phải dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải trong khi đọc chú ý nghe học sinh đọc để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi hay về tốc độ sao cho thích hợp. b. Về luyện đọc nhanh: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên đo tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ.Giáo viên đo tôc độ bằng cách chọn sẵn bài và dự tính sẽ đọc bài trong bao nhiêu phút từ đó hướng dẫn học sinh cách đọc. c. Đọc diễn cảm: Kỹ năng đọc diễn cảm được luyện tập sau khi học sinh đã được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc ( Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch ), sau khi học sinh đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng đọc, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Khi dạy học sinh đọc diễn cảm, giáo viên hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt những yêu cầu trên theo mức độ từ thấp đến cao như sau: - Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu. - Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với nhân vật. - Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách từng nhân vật. - Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ ) 5
  6. Để học sinh từng bước hình thành kỹ năng đọc diễn cảm, giáo viên cần đọc mẫu giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc.Bên cạnh những điểm chung dễ thống nhất về cách đọc diễn cảm bộc lộ sự sáng tạo. Để phát huy tính sáng tạo của học sinh khi đọc diễn cảm. Giáo viên cho học sinh luyện tập( Tự bộc lộ) qua điều chỉnh chỉ dẫn cách đọc cho học sinh, tránh phân tích quá chi tiết về cách đọc rồi sau đó mới chuyển sang luyện đọc và đọc theo cách giống hệt nhau. Để giúp học sinh luyện đọc diễn cảm tốt giáo viên cần: - Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn (Thăm dò) khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. - Qua kết quả đọc của học sinh giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lý. VD: đoạn văn vừa rồi đọc với giọng vui hay buồn? lời nói của nhân vật cần đọc với thái độ như thế nào? - Giáo viên đọc mẫu diễn cảm nhằm minh hoạ gợi ý cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. - Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên, Tuyên dương hay uốn nắn . 2. Ngoài giờ tập đọc: Ngoài việc học trên lớp, tôi thường phát động học sinh mỗi tuần phải đọc một bài thơ hay một câu truyện ở báo thiếu niên, để đến giờ sinh hoạt có thể đọc thơ hoặc kể chuyện cho cả lớp cùng nghe, tuyên dương những em học sinh có giọng đọc hay kể chuyện hấp dẫn. - Trong buổi học thứ hai tôi thường đọc cho các em nghe một bài thơ, một bài văn hay. - Tôi đã phân loại chất lượng đọc của từng em, dành thời gian giúp đỡ, hướng dẫn các em cách đọc đúng, đọc diễn cảm. - Tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp để các em tự đánh giá, cùng chọn ra bạn có sự tiến bộ để động viên, tuyên dương, làm gương cho cả lớp noi theo. 6
  7. - Tôi cũng đã tổ chức cho các em tự học nhóm ở nhà tôi chọn em có giọng đọc tốt, em có giọng đọc khá và em có giọng đọc yếu tạo thành một nhóm để các em cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. - Ngoài ra tôi còn động viên các em xem những chương trình (đọc mỗi ngày một cuốn sách để các em có giọng đọc tốt hơn). 3.Kết quả khi thực hiện Khảo sát kết quả luyện đọc cuối năm một bài tập đọc tuần năm tuần 32. Kết quả như sau: - Sĩ số : 31 học sinh Tốt : 8 em : chiếm 26% Khá : 12 em : chiếm 39% TB : 11 em : chiếm 35% IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: - Việc khảo sát đầu năm, cuối năm là rất cần thiết. Từ việc thống kê lỗi của học sinh để có hướng bồi dưỡng. - Nhờ áp dụng các biện pháp luyện đọc và nhờ tính kiên trì, chịu khó rèn luyện của học sinh nên chất lượng đọc của lớp đã có sự tiến bộ rõ rệt. Để có kết quả học tập như mong muốn mỗi giáo viên phải chủ động, sáng tạo, tìm tòi những biện pháp dạy học tốt nhất để nâng cao hiệu quả giờ dạy. - Luôn nâng cao ý thức, nhận thức, trách nhiệm của người giáo viên, luôn có suy nghĩ: Tất cả vì học sinh thân yêu. Giáo viên cần hiểu kỹ nắm vững đối tượng học sinh để có biện pháp cụ thể dẫn dắt các em. - Luôn là người tổ chức hướng dẫn tạo điều kiện phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. - Động viên kịp thời trước mỗi thành công hay nỗ lực của học sinh. * Đề xuất : 7