Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ giữ vở cho học sinh Tiểu học

doc 25 trang sangkien 11920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ giữ vở cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_giu_vo_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ giữ vở cho học sinh Tiểu học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ giữ vở cho học sinh tiểu học a. Phần mở đầu Phần I : Đặt vấn đề I. Lý do chọn sáng kiến: Môn Tiếng Việt là một trong các môn học chủ chốt của chương trình Tiểu học. Tiếng Việt là một môn học công cụ, một môn học mang tính chất nhân văn góp phần hình thành nhân cách của người lao động mới, đồng thời nó cũng làm tăng tính tiện dụng của môn học với người học. Giúp cho học sinh có nhiều cơ hội vận dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống. Môn Tiếng Việt giúp cho học sinh có bốn kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết, có thói quen học tập tốt và có những hiểu biết ban đầu về văn học nghệ thuật. Nó còn bồi dưỡng cho học sinh thói quen tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Cùng với giáo dục nói chung thì giáo dục Tiểu học vừa có vị trí quan trọng, vừa có nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển con người toàn diện. Đó là nền tảng để các em tiếp tục học lên các lớp trên. Một trong những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng xuyên suốt trong cấp Tiểu học là kỹ năng : Nghe, nói, đọc ,viết. Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học của Bộ GD - ĐT, của Sở GD - ĐT Phú Thọ và chỉ đạo hoạt động chuyên môn của Phòng giáo dục Thanh Ba về việc dạy đủ, có chất lượng 9 môn học bắt buộc đã đưa việc rèn chữ giữ vở thành phong trào thi đua sôi nổi hàng năm giữa các lớp trong trường vì: • Chữ viết là một trong những ngôn ngữ giao tiếp rất quan trọng của con người và chỉ có ở con người. • Chữ viết còn thể hiện nét văn hoá của dân tộc. Chữ viết đúng đẹp còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hoá, truyền thống của dân tộc. • Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Viết đúng, viết đẹp góp phần Lại Thị Hải – Giáo viên trường Tiểu học Ninh Dân 2
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ giữ vở cho học sinh tiểu học rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật, nguyên tắc và khiếu thẩm mỹ. Công lao rèn luyện cho các em viết đúng, viết đẹp tiếng mẹ đẻ của các cô giáo ( thầy giáo) dạy bậc tiểu học sẽ để lại dấu ấn rất rõ trong nhân cách của các em sau này. Trong bài viết này, tôi gợi ý một số hướng dẫn về việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh Tiểu học. Qua việc nghiên cứu của lý luận dạy học môn Tiếng việt nói riêng, đồng thời qua thực tiễn tìm hiểu việc dạy và học Tập viết và Chính tả ở trường Tiểu học Ninh Dân nhằm góp phần cải tiến và hoàn thiện phương pháp rèn chữ, giữ vở cho học sinh tiểu học để nâng cao chất lượng chữ viết và cách giữ vở sạch, đẹp cho học sinh. Với những lí do trên, tôi nhận thấy việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh trưởng tiểu học Ninh Dân nói riêng là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo xu thế hiện nay. Với khả năng của mình, tôi đã tích cực nghiên cứu tìm tòi, áp dụng một số biện pháp nhắm nâng cao chất lượng học sinh trong những năm học qua. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng phấn khởi. Tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “Rèn chữ giữ vở cho học sinh Tiểu học ” với hy vọng bạn bè đồng nghiệp tham khảo, vận dụng vào công tác giáo dục của mình. * * * * * * * * * Lại Thị Hải – Giáo viên trường Tiểu học Ninh Dân 3
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ giữ vở cho học sinh tiểu học Phần II: Giải quyết vấn đề A. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn I. Cơ sở lý luận : Trường tiểu học Ninh Dân là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trực tiếp đảm nhiệm việc giáo dục từ lớp 1 đến lớp 5 cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi, nhằm hình thành ở học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo mục tiêu của giáo dục là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Khi học sinh tiểu học đến trường các em được nhà trường dạy học theo chương trình, kế hoạch giảng dạy, mẫu chữ viết của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Trong đó phân môn Tập viết được giành thời gian trong chương trình lớp 1-2-3 ( Giai đoạn 1 của cấp Tiểu học) tạo điều kiện để các em học các môn khác và học lên các lớp trên. Tập viết có tầm quan trọng ở Tiểu học nhằm truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt trong nhà trường là kỹ năng: Viết. Để học sinh có được kỹ năng viết đúng và đẹp, giữ vở sạch thì giáo viên là lực lượng chính, giữ vai trò chủ đạo trong việc dạy chữ và rèn chữ viết. Nếu các em viết đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. Vở lem nhem, nhàu nát, quăn góc tạo cho các em cảm giác chán học và dẫn đến lười học. Ngay từ xưa, nhân dân ta đã rất coi trọng và kính phục những người viết chữ đẹp. Viên cai ngục ngày nào cũng hoàn toàn bị khuất phục trước tài viết chữ đẹp của ông Cao Bá Quát. Còn ông Nguyễn Văn Siêu cũng chỉ vì viết chữ quá xấu nên khi thi ông bị đánh tụt xuống. Sau lần đó, ông quyết tâm rèn chữ viết và trở thành người nổi tiếng về viết chữ đẹp. Lại Thị Hải – Giáo viên trường Tiểu học Ninh Dân 4
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ giữ vở cho học sinh tiểu học Ngày nay, ở trường học, đặc biệt là trường Tiểu học thì vấn đề chữ viết rất được quan tâm. Nó thể hiện rõ ở phong trào: Rèn chữ giữ vở; Thi viết chữ đẹp ở các năm. Các phong trào đó đã tác động tích cực đến thái độ, ý thức của học sinh và nó góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Bởi vậy, giáo viên Tiểu học cần coi trọng việc rèn chữ giữ vở cho học sinh thông qua tất cả các môn học. Đặc biệt là phân môn Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Vì chữ viết đẹp góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy - học và giáo dục toàn diện cho học sinh. II. Cơ sở thực tiễn: Trong những năm gần đây khi yêu cầu dạy đủ 9 môn bắt buộc được triển khai ở tất cả các trường Tiểu học thì sự quan tâm về chất lượng chữ viết lại càng được coi trọng. Đặc biệt là từ khi dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới và quyết định về việc ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học số 30/ 2002/QĐ- BGD&ĐT. Tuy sự quan tâm thì có, song giáo viên lại chưa có những biện pháp thực sự khoa học, sát thực, phù hợp để nâng cao chất lượng chữ viết cho các em. Vì vậy, tôi nhận thấy các em chỉ tập chung vào việc học cách viết chữ mà chưa chú trọng tới việc rèn chữ. Do đó kết quả học sinh viết đúng kỹ thuật còn thấp, trình bày bài viết còn xấu, bẩn, tẩy xoá nhiều, tốc độ chậm, sự thể hiện các văn bản theo từng thể loại chưa đẹp, chưa khoa học. Chất lượng chữ viết đúng và đẹp ở các môn chưa đều. Đối với trường tôi, các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết nên rất quan tâm, chú trọng đến công tác rèn chữ cho các em. Điều đó được thể hiện trong công tác chuyên môn cũng như trong các hoạt động bề nổi của trường. Ngay từ những ngày đầu năm học của mỗi năm, BGH nhà trường đã triển khai phong trào: “ Giữ vở sạch - Rèn chữ Lại Thị Hải – Giáo viên trường Tiểu học Ninh Dân 5
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ giữ vở cho học sinh tiểu học đẹp” “ Thi viết chữ đẹp” giữa các lớp trong trường vào các đợt thi đua theo từng chủ đề chủ điểm của năm học. BGH nhà trường cũng chỉ đạo đến tổng phụ trách có những biện pháp thích hợp để kiểm tra vở viết của học sinh bằng cách phân công đội sao đỏ kiểm tra thường xuyên, đột xuất. Ai giữ vở sạch, rèn chữ đẹp sẽ được tuyên dương , khen thưởng cuối các đợt thu đua. Ai để vở bẩn, chữ xấu sẽ bị trừ điểm thi đua của tổ, lớp. Hàng năm, nhà trường quy định học sinh thống nhất đăng kí mẫu vở theo quy định của Bộ GD & ĐT. Đối với giáo viên, BGH nhà trường cũng đã có những chỉ đạo cụ thể, thiết thực về cách thức và phương pháp rèn chữ cho các em. Tổ chức cho giáo viên thảo luận về QĐ 31/ 2002/ QĐ - BGD&ĐT. Khuyến khích, động viên kịp thời các giáo viên có ý thức rèn chữ cho bản thân, cho học sinh đạt kết quả cao. Sau khi dự giờ các đồng chí cũng luôn rút kinh nghiệm cả về chữ viết, cách trình bày bài để giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo và học tập. Mặc dù việc quan tâm và chỉ đạo như vậy nhưng chất lượng chữ viết của các em trong cùng một khối lớp; trong cùng một lớp chưa đồng đều, còn thấp. Sau một thời gian nghiên cứu, bản thân tôi thấy chất lượng chữ viết của các em học sinh trong trường còn thấp là do một số nguyên nhân sau đây: • Học sinh ngồi viết chưa đúng tư thế. • Một số không nhỏ học sinh cầm bút, để vở chưa đúng. • Gia đình các em chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. • Các em đến trường chưa chuẩn bị đủ dụng cụ học tập. • Các em chỉ cần viết xong, viết đúng cấu tạo chữ, chưa chú ý đến viết đúng kỹ thuật và viết đẹp. • Các em chưa ý thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc học tập. • Một số giáo viên ,học sinh chưa kiên trì bền bỉ. * * * * * * * Với đặc thù địa bàn xã Ninh Dân là một xã miền núi, với dân số chiếm hơn 50% là theo đạo Thiên Chúa giáo, với hơn 20% hộ gia đình là hộ nghèo. Vì Lại Thị Hải – Giáo viên trường Tiểu học Ninh Dân 6
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ giữ vở cho học sinh tiểu học vậy vốn từ ngữ, vốn hiểu biết của các em còn rất hạn chế. Việc giáo viên muốn mua thêm vở luyện viết có in sẵn chữ mẫu, mua thêm vở ô li để luyện chữ trong buổi học thứ hai và ở nhà là cả một vấn đề cần phải bàn đối với học sinh. Việc dạy cho học sinh viết chữ là những việc đã khó. Còn viết đúng chính tả, đúng kỹ thuật và viết đẹp là cả một quá trình phức tạp, lâu dài. Cần có sự dìu dắt tận tình của giáo viên và của cả gia đình. * * * * * * * * * Năm học 2011 - 2012 nhận được kế hoạch chỉ đạo của BGH phân công tôi được chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy lớp 4B. Tôi đã có cuộc điều tra và khảo sát với lớp. Cụ thể như sau: Tổng số học sinh: 35 em Nữ: 17 em Học đúng độ tuổi: 34 em Học sinh là con gia đình theo Đạo Thiên chúa: 18 em Học sinh thuộc gia đình hộ nghèo: 4 em Kết quả khảo sát về chữ viết Tập viết Chính tả TSHS A B C A B C 35 15 16 4 42,9% 45,7 11,4 Qua việc khảo sát về chữ viết tôi thấy: Chữ viết của các em còn xấu, nát, thiếu nét, sai lỗi chính tả, thiếu dấu, độ cao chưa chính xác, điểm đặt bút, nơi cắt nét chưa chính xác, viết hoa còn tuỳ tiện. Do viết chữ chưa đẹp nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em. Có nhiều em học Toán rất tốt nhưng điểm Tiếng việt lại thấp, đặc biệt là môn Chính tả, Tập làm văn. Thực tế Lại Thị Hải – Giáo viên trường Tiểu học Ninh Dân 7