Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học

pdf 10 trang honganh1 15/05/2023 5020
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_gop_phan_nang_cao_cha.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học 1. Mô tả bản chất sáng kiến. Như chúng ta ta đã biết: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập Quốc tế. Trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng là lớp đầu tiên, lớp nền móng, đồng thời là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người kế thừa sự nghiệp và phát huy truyền thống cha anh, sáng tạo, kiến tạo xây dựng tương lai văn minh sau này. Để làm tốt mục tiêu này thì giáo dục chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, Sinh thời Bác Hồ từng nói giáo dục không chỉ quan trọng vì nó đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước, cho xã hội mà giáo dục còn có vai trò trong việc hình thành nhân cách con người: Có câu thơ Bác đã viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy, Phòng GDĐT huyện Nam Trà My. Quan điểm ấy đã được toàn nghành thể hiện rất nghiêm túc trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, vận dụng sáng tạo bằng những chính sách, mục tiêu và những nhóm giải pháp cụ thể hóa trong Nghị quyết số 02/NQ-ĐH ngày 27/7/2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020 – 2025, trong đó có nhiều nhóm giải pháp trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, nhất là công tác chăm lo cho giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua công tác giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học cũng như phục vụ cho học sinh bán trú đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy tại các đơn vị nhà trường. Chất lượng đầu vào ngày một tốt hơn. Chất lượng học tập của học sinh đã được cải thiện, sự quan tâm của nhân dân địa phương và phụ huynh đối với việc học của con em có sự nâng lên rõ rệt, nhất là trên địa bàn xã Trà Mai. Đồng thời
  2. hiện nay chúng ta có một đội ngũ cán bộ, nhà giáo trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với công tác giáo dục. Song bên cạnh đó huyện nhà còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, trong công tác giáo duc, có thể liệt kê ra, như: - Đội ngũ giáo viên thường xuyên biến động, không ổn định do thuyên chuyển công tác, nên ảnh hưởng lớn đến công tác đào tọa bồi dưỡng chuyên môn. - Tình trạng học sinh đi học giã gạo, vắng học ở các buổi học cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc nâng cao chất lượng dạy học, và đâu đó còn có một số chính quyền địa phương cấp xã chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo, phối hợp chặt chẻ với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh, đồng thời chưa có sự vào cuộc quyết liệt trong công tác vận động học sinh ra lớp. - Địa bàn thường xuyên có mưa to, sạc lỡ đất, gây khó khan cho việc đi lại của giáo viên, nhất là các giáo viên ở thôn trong những mùa mưa, bão. - Mặt khác: Theo tôi, có hai nhân tố quyết định quang trọng nhất đến công tác giảng dạy, đó chính là người học và người dạy. Hiện nay, riêng đối với người dạy, ở đây chính là giáo viên là cơ bản chúng ta đã đảm bảo, tuy nhiên đối với người học, thì quan trọng nhất chính là chưa có ý thức tự học chưa có, việc tự học còn phải đi vận động, kêu gọi, nhất là nhận thức của một số bộ phận nhân dân về công tác giáo dục còn hạn chế, coi công tác giáo dục con em mình là của nhà trường, hầu như giao phó toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường. Với phương châm “Đoàn kết – Dân chủ - Sáng tạo – Phát triển” mà Đảng bộ huyện Nam Trà My đã đề ra, Bản thân tôi rất tâm đắc nội dung về giải pháp chăm lo cho giáo dục và đào tạo, duy trì chuyên cần, nâng cao chất lượng dạy học. Xuất phát từ những lý do trên, từ thực tế hiện nay ở các trường có thực hiện, song thực hiện chưa được sâu sắc, nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học”, để duy trì sỉ số học sinh, phát triển giáo dục 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện. 1.1.1. Giải pháp 1: Duy trì sĩ số học sinh kết hợp với nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú. Trong một tổ chức trường học muốn có được chất lượng dạy học tốt thì điều đầu tiên cốt lõi nhất phải nói đến là vấn đề duy trì sĩ số học sinh, để làm tốt được vấn đề này thì cần phải kết hợp nhiều yếu tố, tôi xin trình bày một số cách thức thực hiện nội dung này như sau: a. Về phía nhà trường: Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần.
  3. Tổ chức điều tra thống kê số liệu đầu năm; tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng nhà trường để huy động tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp; làm tốt công tác tuyển sinh. Phối kết hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, thường xuyên tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc học tập. Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của học sinh nhằm phát hiện kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp vận động phù hợp. Thực hiện ký cam kết giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh về việc không nghĩ học, bỏ học giữa chừng ngay từ đầu năm học. Hiện nay hầu như 100% đơn vị nhà trường trên địa bàn huyện là có học sinh bán trú, vì thế chúng ta phải luôn luôn quan tâm đến chất lượng bữa ăn hằng ngày, thực phẩm tươi sống đảm bảo chất lượng, và đặc biệt người chế biến (Nếu thực phẩm đã đảm bảo, người chế biến nấu ăn ngon, hiễn nhiên học sinh ham thích đến trường hơn ở nhà, và tất nhiên duy trì được chuyên cần và sẽ có chất lượng dạy học). Quan tâm tạo điều kiện cho phụ huynh ở các thôn xa ra ở cùng học sinh, nhất là học sinh lớp 1, vì các em nhỏ mới xa gia đình, chưa biết tự lo cho bản thân như: giặt quần áo, gấp mùng mền điều này giúp cho các em bớt nhớ nhà. Ngoài ra những phụ huynh này có thể giúp dọn dẹp các phòng ngủ cho các em, sắp xếp đồ đạt ngăn nắp hoặc là phụ trong việc gọt bí, bầu, nhặt rau, rửa chén, đáp lại thì nhà trường sẽ nuôi cho họ ăn hàng ngày. Đây cũng là sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh trong việc giáo dục, chăm lo cho các em. b. Về phía giáo viên chủ nhiệm (GVCC) lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải có trách nhiệm và một nghệ thuật giáo dục, nghệ thuật chủ nhiệm. GVCN có vai trò hết sức quan trọng nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác nâng cao chất lượng dạy học và duy trì sĩ số học sinh. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp các học sinh siêng năng học tập, đi học đều đặn hơn, duy trì sĩ số tốt hơn. Giáo viên chủ nhiệm hầu hết có mặt trong các tuần phụ trách tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên với số buổi đó thì giáo viên sẽ dễ dàng để nắm bắt được tình hình của học sinh lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp trao đổi với lớp để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn việc nghỉ học của các em. Đặc biệt vào các dịp nghỉ lễ, tết, nghỉ giữa học kì, Nhiều em sẽ có cơ hội nghỉ nhiều ngày và có cơ hội bỏ học đặc biệt là các em lười học, học yếu mà động cơ học tập của các em này không có, cha mẹ các em này ít quan tâm vào việc học của các em cho nên vào những thời điểm này công tác của người giáo viên chủ nhiệm trở nên hết sức quan trọng. Sự
  4. quan tâm thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm chính là một biện pháp tinh thần đối với các em để từ đó hạn chế tình trạng bỏ học của các em học sinh một cách tốt hơn và đồng thời nâng cao chất lượng dạy học ở lớp của mình. (Trò chơi học tập, tại Trường TH Kim Đồng) Thường xuyên kiểm tra giám sát học sinh (đặc biệt là đối tượng học sinh yếu và học sinh lười lọc) để có biện pháp giúp đỡ học sinh. Thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ và sinh hoạt cuối tuần nghiêm túc. Nội dung sinh hoạt tập trung chấn chỉnh việc học bài của học simh, như biểu dương khen ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, phê bình nhắc nhỡ những học sinh lười học, bỏ học, về nhà không học bài cũ, đến lớp không ghi chép bài, Qua đó động viên những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh yếu nhưng có thái độ học tập tốt. Thường xuyên mở các tiết sinh hoạt, giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc học, những lợi ích mà việc học có thể mang lại, những khó khăn, hậu quả của việc bỏ học giữa chừng. Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức tham gia học tập nghiêm túc, thấy được tầm quan trọng của việc học. Phân công cho học sinh khá, giỏi kèm cặp giúp đỡ những học sinh yếu kém. Thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh đặc biệt là những trường hợp cá biệt, thường trốn học bỏ học để phối hợp giáo dục.
  5. (Đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập) Măt khác GVCN cũng phải dành thời gian để lắng nghe, nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh, chú ý đến những gia đình nghèo, vận động các nhà hảo tâm, chính quyền hỗ trợ, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình gặp hoàn cảnh không may, những việc làm nhỏ bé đó tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng tạo được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ, cũng là tạo cơ sở tiền đề trong công tác giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước cho nhân dân hiểu thông qua các cuộc họp phụ huynh 1.1.2. Giải pháp 2: Biện pháp về việc bồi dưỡng và phụ đạo học sinh yếu: Căn cứ hồ sơ biên bản bàn giao chất lượng lớp dưới lên lớp trên và kết quả khảo sát đầu năm, Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm nhiệm phải có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng học sinh và phụ đạo học sinh yếu. Giáo viên chủ nhiệm phân loại học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu. Để có biện pháp giảng dạy và giáo dục phù hợp, nâng dần chất lượng giáo dục bằng nhiều hình thức. Quan tâm và kịp thời giúp đỡ học sinh yếu bằng cách giao việc phù hợp, nâng dần mức độ khó, động viên và tạo cơ hội cho học sinh hòa nhập với tập thể, cũng như quan tâm học sinh yếu thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh xuất sắc cũng là một trong những công tác mũi nhọn của nhà trường. Giáo viên không nên xem thường mà không chuẩn bị riêng cho những học sinh này những bài tập khó thì có nguy cơ gây ra sự nhàm chán đối với các em. Vì với các bài tập ở sách giáo khoa các em đều làm được. Thời gian còn lại các em chỉ ngồi chờ nếu cứ lập đi lập lại tình trạng này thì sẽ gây ức chế hưng phấn học tập của học sinh, kìm hãm sự phát triển của tư duy của trẻ. Chính vì vậy trong quá trình dạy học