Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí 7 đạt hiệu quả

doc 14 trang sangkien 30/08/2022 12584
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí 7 đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_tich_hop_bao_ve_moi_truong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí 7 đạt hiệu quả

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Vật Lí -THCS “ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP BVMT TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÍ 7 ĐẠT HIỆU QUẢ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi sinh thái học thông thường mà nó đã trở thành một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của toàn cầu. Bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên trái đất. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục BVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, tinh tế nhất, và có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi khi cung cấp một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì người thầy có thể tích hợp giáo dục BVMT vào từng đơn vị kiến thức này hoặc từng bài giảng của mình. Để việc tính hợp giáo dục BVMT vào trong từng bài giảng có liên quan đến môi trường đạt được hiệu quả cao nhất thì theo tôi, ngay từ lớp 7 là một trong những lớp đầu cấp học mà các em mới được làm quen với môn Vật lí chúng ta cần phải làm sao để không những gây được sự hứng thú học tập cho các em về môn học này, mà chúng ta còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề BVMT để rồi từ đó xây dựng ý thức BVMT cho các em. Là một GV dạy bộ môn vật lí 7, tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về BVMT cho học sinh. Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặt biệc là nắm bắt về phương pháp dạy học có tích hợp môi trường bộ môn Giáo viên thực hiện: Trần Quang Nguyện 1 Đơn vị : Trường THCS Trấn Phán – Đầm Dơi
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Vật Lí -THCS vật lí, bên cạnh đó dựa vào việc tìm ra những đơn vị kiến thức trong chương trình Vật lí 7 có liên quan đến việc giáo dục BVMT, cộng với quá trình dạy thử nghiệm đạt hiệu quả khá tốt. Tôi quyết định viết sáng kiến “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7 đạt hiệu quả” để chia sẽ với các đồng nghiệp tham khảo. 2. Thực Trạng a. Thuận lợi - Trước khi thực nghiệm sáng kiến này tôi luôn trăn trở về việc cá nhân mình có thể thực hiện sáng kiến này có hiệu quả hay không, nhưng được sự giúp đở của nhà trường từ việc cung cấp trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, thường xuyên dự giờ đóng góp ý kiến, các đồng nghiệp dự giờ góp ý, hộ trợ các thông tin cần thiết cho việc giảng dạy, bên cạnh đó sự hợp tác của học sinh củng là nhân tố rất quan trọng. - Sự hổ trợ của sách báo, đặc biệt là trên internet, thường xuyên trao đổi kiến thức với các đồng nghiệp thông qua internet, tham khảo các bài giảng thông qua các trang cá nhân( trang voilet.vn), thường xuyên cập nhật chủ trương chính sách của bộ giáo dục về việc đưa BVMT vào trong giảng dạy. - Ngoài ra sự hợp tác của phụ huynh trong việc thuờng xuyên nhắc nhở các em ở nhà, của địa phương trong việc tổ chức các buổi tổ chức lao động dọn dẹp vệ sinh ở các khu chợ, khu dân cư. b. Khó khăn - Trước sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, để bảo vệ chính mình và người thân của mình, thì con người phải có ý thức bảo vệ môi trường thông qua những việc làm cụ thể. Là mỗi học sinh lớp 7 đang ngồi trên ghế nhà trường tuy các em đang còn rất nhỏ, nhiều lúc nhận thức về môi trường cũng còn rất hạn chế, nhưng có rất nhiều việc làm để các em có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào phong trào BVMT đang được thực hiện ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Để đồng hành với toàn thế giới trong vấn đề BVMT, Bộ Giáo Giáo viên thực hiện: Trần Quang Nguyện 2 Đơn vị : Trường THCS Trấn Phán – Đầm Dơi
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Vật Lí -THCS dục và Đào tạo nước ta đã và đang phát động phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực” trong đó có nội dung trường lớp xanh – sạch - đẹp. - Hơn nữa, khái niệm môi trường là một khái niệm rất rộng mà trình độ hiểu biết của các em lớp 7 còn rất hạn chế , trong khi đó thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút. Mặt khác đồ dùng thí nghiệm còn thiếu rất nhiều, phòng học thực hành chưa có máy quay dùng để thu thập tư liệu , tranh ảnh và các tư liệu về môi trường và BVMT hoàn toàn không có, việc tiếp cận với internet còn rất hạn chế. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh cũng như của các bậc phụ huynh còn rất hạn chế. - Sáng kiến “ Phương pháp tích hợp BVMT vào giảng dạy môn Vật lí 7 đạt hiệu quả” là một sáng kiến rất quan trọng nhằm giáo dục ý thức BVMT cho các em học sinh ngay từ những lớp đầu cấp học, cũng qua đây chúng ta có thể nhờ các em mang các thông điệp BVMT về từng gia đình, từng địa phương, và từng người chưa có sự am hiểu về môi trường để rồi từ đó mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến sự ô nhiễm môi trường cũng như họ sẽ sống và làm việc thân thiện hơn đối với môi trường. II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở xuất phát những biện pháp giải quyết vấn đề Sáng kiến “ Phương pháp tích hợp bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Vật lí 7 đạt hiệu quả” là sáng kiến nhằm góp phần đưa việc giáo dục học sinh có ý thức tốt hơn đối với môi trường sống, bên cạnh đó làm tăng tính hứng thú cho môn học. 2. Diễn biến của quá trình tác động biện pháp a. Sự cản trở của thực tế Để tích hợp BVMT vào giảng dạy môn vật lý nói chung, môn vật lí 7 nói riêng có hiệu quả là một việc không phải đơn giản và dễ dàng. Ngoài việc giáo viên giảng dạy phải đảm bảo được chuẩn kiến thức, kỹ năng của bộ môn, giáo viên còn phải đưa những kiến thức về giáo dục môi trường từ cuộc sống thực tế để đưa vào bài giảng giáo dục BVMT cho học sinh, bên cạnh đó phải thường xuyên tìm tư tiệu về BVMT như tranh ảnh, các Giáo viên thực hiện: Trần Quang Nguyện 3 Đơn vị : Trường THCS Trấn Phán – Đầm Dơi
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Vật Lí -THCS thí nghiệm có liên quan để phục vụ cho tiết dạy giáo dục BVMT. Nhưng thời gian của mỗi tiết học chỉ có 45 phút, kiến thức về môi trường của học sinh còn hạn chế. b. Biện pháp sử dụng Để giảng dạy các tiết có tích hợp BVMT đạt hiệu quả trước hết GV phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài đó, kết hợp tìm tư liệu có liên quan(tranh, ảnh, đọan phim )đến kiến thức BVMT của bài học đó qua báo đài hoặc internet , xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức đó, những đơn vị kiến thức đó phải dễ hiểu, và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh, tránh trường hợp nó trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh, bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thứ BVMT đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống, với địa phương, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp BVMT, cần tổ chức những buổi ngoại khóa để học sinh có điều kiện tìm hiểu về vấn đề môi trường ở địa phương, để từ đó các em có biện pháp và hành động cụ thể bảo vệ môi trường, thường xuyên liên hệ với môi trường ở trường học, ở gia đình, ở địa phương. Người giáo viên phải là một tấm guơng trong vấn đề BVMT. Để cụ thể vấn đề trên , Tôi có xây dựng phương pháp giảng dạy các kiến thức cho một số bài có tích hợp BVMT môn vật lí 7 - THCS 1. Bài 1 : NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG a. Địa chỉ tích hợp: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. b. Phương pháp tích hợp : Sử dụng thí nghiệm để hình thành kiến thức làm thế nào để nhìn thấy một vật(hình 1.2 a), Gv kết hợp đặt ra các câu hỏi. GV hỏi : Các em có biết vì sao các bạn học sinh ở thành phố bị cận nhiều hơn các bạn học sinh ở nông thôn không ? HS nhận thức : Ở thành phố, do nhà cao tầng che chắn nên các học sinh thường phải học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) hoặc ánh sáng khuếch Giáo viên thực hiện: Trần Quang Nguyện 4 Đơn vị : Trường THCS Trấn Phán – Đầm Dơi
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Vật Lí -THCS tán nên mắt thường dễ bị cận. Chúng ta ở nông thôn học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh sáng chủ yếu là ánh sáng tự nhiên vì thế mà ít bị cận hơn. GV: Để khắc phục hiện tượng trên thì các học sinh thành phố cần phải làm gì ? HS trả lời : Các học sinh thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui chơi, dã ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên. GV nhấn mạnh : Các học sinh khi học tập phải đảm bảo ánh sáng, hạn chế học tập dưới ánh sáng nhân tạo. 2. Bài 3 : ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG a. Địa chỉ tích hợp: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. b. Phương pháp tích hợp: Làm thí nghiệm H3.1-sgk vl7, H 3.2-sgk vl7để hình thành kiến thức bống tối, sau đó kết hợp giáo dục BVMT cho học sinh(có sử dụng hình ảnh minh họa). GV: Trong sinh hoạt và học tập ta cần làm như thế nào để không có bóng tối? HS trả lời : Trong sinh hoạt và học tập ta cần đảm bảo đủ ánh sáng, không có bóng tối. Vì vậy, cần lắp đặt nhiều bóng đèn nhỏ thay vì lắp đặt một bóng đèn lớn. GV: Vì sao người ta nói ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng? (sử dụng hình ảnh để học sinh quan sát) Hs trả lời : Ở các thành phố thường bị ô nhiễm ánh sáng là do quá nhiều loại nguồn sáng có cường độ chiếu sáng khác nhau. Hình ảnh ô nhiềm ánh sáng ở các đô thị Giáo viên thực hiện: Trần Quang Nguyện 5 Đơn vị : Trường THCS Trấn Phán – Đầm Dơi
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Vật Lí -THCS GV: Sự ô nhiễm ánh sáng này có gây tác hại gì cho con người ? Hs nhận thức : Sự ô nhiễm ánh sáng gây ra các tác hại cho con người như: Làm cho con người luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm lí, lãng phí năng lượng, mất an toàn giao thông và sinh họat. GV : Làm thế nào để giảm thiểu ánh sáng đô thị ? HS nhận thức: Để giảm thiểu ánh sáng đô thị cần phải: + Sử dụng nguồn sáng vừa đủ với yêu cầu. + Tắt đèn khi không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ. + Cải tiến dụng cụ chiếu sáng phù hợp, có thể tập trung ánh sáng vào nơi cần thiết. + Lắp đặt các loại đèn phát ra ánh sáng phù hợp với sự cảm nhận của mắt. 3. Bài 5 : ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG a. Địa chỉ tích hợp: Gương phẳng là một phần của mặt phẳng phản xạ được ánh sáng. b. Phương pháp tích hợp: Hình thành kiến thức tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng( có sử dụng thí nghiệm H5.2- SGKVL7), cho học sinh nêu ví dụ thực tế, kết hợp sử dụng hình ảnh vể sự ô nhiễm của nguồn nước, các hành động để bảo vệ môi trường nước. GV : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ có vai trò gì ? Hs trả lời : Các mặt nước trong xanh của các dòng sông, ao, hồ nó không những là những chiếc gương phẳng tự nhiên để tôn lên vẽ đẹp cho quê hương mà nó còn góp phần quan trọng vào việc điều hòa khí hậu tạo ra môi trường trong lành. GV giới thiệu hình ảnh môi trường nước chúng ta đang ở tình trạng ô nhiễm rất nghiêm trọng Giáo viên thực hiện: Trần Quang Nguyện 6 Đơn vị : Trường THCS Trấn Phán – Đầm Dơi