Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp, kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học trong thí nghiệm thực hành Vật lí

doc 15 trang sangkien 29/08/2022 3281
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp, kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học trong thí nghiệm thực hành Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_ki_nang_su_dung_do_dung_da.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp, kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học trong thí nghiệm thực hành Vật lí

  1. Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm ở những bài thực hành môn Vật lí A. PHẦN MỞ ĐẦU: I) Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục trong đó hoạt động cơ bản là dạy học, là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp cho học sinh những tri thức và kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh theo mục tiêu đào tạo. Học sinh cùng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực cá nhân sớm được hình thành và phát triển toàn diện. Năng động và sáng tạo là những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, nó phải được hình thành ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì lẽ đó trong các môn học nói chung và môn Vật lí nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đã dược các giáo viên áp dụng từ nhiều năm nay, trong đó phương pháp tự nghiên cứu giúp học sinh tự học, tự sáng tạo được đánh giá là phương pháp có giá trị đức dục lớn nhất. Và việc làm các thí nghiệm vật lí ở nhà trường là một trong các biện pháp quan trọng nhất để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí. Điều này quyết định bỡi đặc điểm của khoa học Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và bởi nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “ học đi đôi với hành ”. Thường thì do kinh nghiệm sống học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng vật lí. Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp các em tự nghiên cứu Vật lí, bởi vì trước một hiện tượng vật lí học sinh có thể có những hiểu biết khác nhau, thậm chí là sai. Ví dụ: Học sinh nào cũng thấy mọi vật rơi là do Trái Đất hút, nhưng không ít học sinh lại cho rằng vật nặng thì rơi nhanh hơn vật nhẹ. Vì vậy, khi giảng dạy Vật lí giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hóa những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ bằng các thí nghiệm vật lí, nhờ đó mà tránh được tính hình thức trong giảng dạy. Làm thí nghiệm vật lí có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiện trì, điều đó rất cần cho việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tận tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bị và đo lường các đại lượng, các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ, thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này. Hơn thế nữa trong các trường trung học cơ sở ở Huyện ta hiện nay nói chung cũng như trường trung học cơ sở Phước Cát 1 nói riêng chưa có phòng bộ môn Vật lí riêng mà chung với phòng thiết bị và các môn khác. Chính vì vậy, việc tổ chức thí nghiệm vật lí chủ yếu là do giáo viên tự bố trí và chuẩn bị, sau đó đem lên từng lớp khi đến tiết dạy, nên hiệu quả của thí nghiệm thực hành còn hạn chế, đặc biệt là những bài đòi hỏi học sinh tự tìm hiểu, tự làm thí nghiệm, tự phát hiện và kiểm tra dự đoán cũng như chứng minh hiện tượng xảy ra. Vì vậy, vấn đề đặt ra là giáo viên phải tự tìm cho mình những phương pháp sử dụng các loại đồ dùng như thế nào đó để đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc dạy học Vật lí. Trường THCS Phước Cát 1 1 Gv: Phan Sĩ Tướng
  2. Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm ở những bài thực hành môn Vật lí II) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 1) Đối tượng nghiên cứu: Với mục đích lớn nhất đề ra là giúp học sinh nắm vững kiến thức bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học trong các bài thực hành dưới sự điều khiển, trợ giúp của giáo viên và cũng qua đây nhằm tìm ra một số biện pháp, kĩ năng làm và sử dụng thí nghiệm vật lí trong dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy mà đối tượng nghiên cứu của đề tài này xoay quanh hai vấn đề sau: - Tìm ra những phương pháp tối ưu, tích cực để hướng dẫn điều khiển học sinh tự làm thí nghiệm nhằm giúp học sinh hình thành những kĩ năng xử lí, tính toán số liệu, phát huy tính tập thể, đồng thời gắn thí nghiệm vật lí với thực tiễn. - Giải quyết những khó khăn trong sử dụng thí nghiệm vật lí của giáo viên, tức là tìm ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất. Muốn thế thì giáo viên cần phải thường xuyên tiếp xúc với những bài dạy có thí nghiệm. 2) Phạm vi nghiên cứu: Đề tài xoay quanh hai nội dung sau: - Phương pháp, kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học trong thí nghiệm thực hành vật lí của giáo viên và học sinh. - Cách sử dụng đồ dùng dạy học và hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng của giáo viên trong bài thực hành vật lí. Giới hạn nghiên cứu của đề tài là giáo viên dạy vật lí và học sinh các trường trung học cơ sở trong toàn huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. B. NỘI DUNG: I) Cơ sở lí luận: Với mục tiêu giáo dục phổ thông là: “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách, trách nhiệm của công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tuc học lên hoặc đi vào lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc ”. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, luật giáo dục đã ghi: “ phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh ”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Yêu cầu của xã hội đối với việc dạy học trước đây nặng về truyền thụ kiến thức, thì nay đã thiên về việc hình thành năng lực hoạt động cho học sinh. Với bộ môn Vật lí là bộ môn khoa học thực nghiệm, các nội dung kiến thức mới được hình thành phần lớn thông qua các thí nghiệm, các tri thức vật lí là sự khái quát các kết quả nghiên cứu từ thực nghiệm và các hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có tính hiếu động, tò mò, thích tìm tòi khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh nên các em rất thích làm thí nghiệm để được trực tiếp quan sát, theo dõi hiện tượng, tập làm những nhà khoa học nhỏ tuổi để tự nghiên cứu phát hiện Trường THCS Phước Cát 1 2 Gv: Phan Sĩ Tướng
  3. Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm ở những bài thực hành môn Vật lí vấn đề và do đó việc ghi nhớ kiến thức mới tốt hơn, nó tạo cho việc học tập của học sinh hứng thú và nhẹ nhàng hơn. Thông qua các thí nghiệm, nhất là các thí nghiệm kèm theo màu sắc, âm thanh và các hiện tượng mới lạ sẽ kích thích mạnh hứng thú của học sinh, tạo điều kiện rèn luyện kĩ năng quan sát cẩn thận, tỉ mỉ, kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm chính xác và tác phong làm việc khoa học. Nó có tính thuyết phục lớn và tạo ra ở học sinh niềm tin vào bản chất của sự vật, hiện tượng, vào các qui luật của tự nhiên. Tạo điều kiện tốt để rèn luyện ở học sinh khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu, trừu tượng, khái quát hóa, cũng như khả năng suy luận qui nạp trong quá trình xử lí kết quả thí nghiệm để rút ra kết luận, do đó học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế sẽ tốt hơn. Mặt khác, đa số trong các bài dạy thực hành nếu không có thí nghiệm, học sinh không có cơ sở để thực hiện các thao tác tư duy và tiếp nhận kiến thức mới, nên phần lớn tri thức mà giáo viên muốn mang đến cho học sinh về bản chất là áp đặt. Chính cách dạy chay hoặc việc làm thí nghiệm không thành công là nguyên nhân của tình trạng chất lượng học tập của bộ môn thấp, và là sự tách rời lý thuyết với thực hành, giữa nhà trường với đời sống thực tế. II) Thực trạng về việc thực hiện thí nghiệm thực hành môn Vật lí ở các trường trong huyện: 1) Về phía nhà trường, đồ dùng dạy học và giáo viên: HIện nay, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa về các trường những bộ dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy. Nhưng thực tế còn có nhiều giáo viên ngại làm thí nghiệm, ngại triển khai cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiết bị thí nghiệm có chất lượng kém, có những thiết bị mới sử dụng một vài lần đã hỏng. Ví dụ như: Máy phát điện xoay chiều ở vật lí 9; Máy A-tút ở vật lí 8, Một số trang thiết bị còn thiếu chính xác như: nhiệt kế, lực kế, đồng hồ vạn năng, dẫn đến kết quả thí nghiệm giữa lí thuyết và thực tế còn khác nhau xa, thiếu tính thuyết phục đối với học sinh. Ngoài ra, cơ sở vật chất của các trường trong huyện chưa có phòng học bộ môn, do đó tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm gặp nhiều khó khăn. Bài dạy thì dài ( nhất là phần Điện học ở vật lí lớp 9 ), do đó làm thí nghiệm theo nhóm khó đảm bảo thời gian trong một tiết học. Hơn nữa phòng thiết bị chưa được sắp xếp khoa học, còn là kho chứa đồ dùng dạy học, việc lấy đồ thí nghiệm chưa được thuận tiện. Hiện nay vì các trường chưa có phòng học bộ môn để tổ chức các giờ học vật lí, nên việc di chuyển các thiết bị thí nghiệm từ phòng học của lớp này sang phòng học của lớp khác sẽ làm cho giáo viên và học sinh vừa vất vả lại mất nhiều thời gian, mất công sức vào việc lắp ráp thí nghiệm, giữ gìn, bảo quản dụng cụ thí nghiệm, 2) Về phía học sinh: Các em còn chưa quen với việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm ( nhất là học sinh có học lực trung bình và yếu ), các em thường nghịch đồ dùng thí nghiệm và biến nó thành đồ chơi của riên mình. Trường THCS Phước Cát 1 3 Gv: Phan Sĩ Tướng
  4. Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm ở những bài thực hành môn Vật lí Tất cả những nguyên nhân trên và nhiều nguyên nhân khác nữa đều ảnh hưởng lớn đến chất lượng sử dụng dụng cụ thí nghiệm và việc thực hiện các thí nghiệm vật lí, dẫn đến chất lượng giáo dục trong các giờ học thực hành vật lí hiệu quả không cao. Song, trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy học, mỗi cán bộ giáo viên đang nỗ lực hơn trong việc tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ động, kiên trì hướng dẫn, giúp đỡ học sinh hoàn thành các thí nghiệm trong bài học, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em. III) Giải pháp đã thể nghiệm – thực hiện: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm thực hành, bản thân tôi luôn cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau: 1) Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm thực hành, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng: Chúng ta biết rằng để có thể lên lớp một tiết dạy thành công thì việc chuẩn bị bài dạy vô cùng quan trọng, giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài trong sách giáo khoa, sách giáo viên, tìm hiểu thêm kiến thức có liên quan ở các sách tham khảo, đọc thêm bài dạy kế sau đó ( nếu có liên quan ) để giúp chúng ta hiểu vấn đề toàn diện hơn. Tìm hiểu xem kiến thức chính của bài thí nghiệm cần cung cấp cho học sinh là gì? Thí nghiệm trong bài là do giáo viên làm hay học sinh làm? Hay giáo viên và học sinh cùng làm từ đó bố trí thời gian làm thí nghiệm, chọn không gian làm thí nghiệm cho hợp lí. Giáo viên phải chuẩn bị thí nghiệm cẩn thận trước khi đưa vào dạy học, cần suy nghĩ tới các tình huống thí nghiệm không thành công, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục. Giáo viên cần cho học sinh thu thập thông tin qua kênh chữ, kênh hình ở sách giáo khoa để xác định mục tiêu của thí nghiệm, dụng cụ cần cho mỗi thí nghiệm là gì? Cách thức tiến hành thí nghiệm, cách quan sát, ghi chép những hiện tượng diễn ra. Để làm thí nghiệm thành công, hạn chế tới mức thấp nhất sự cố diễn ra ngoài ý muốn và đạt được kết quả thí nghiệm trong thời gian ngăn nhất thì trước khi cho các em làm thí nghiệm người giáo viên cần lưu ý học sinh một số điểm trong quá trình làm thí nghiệm. Ví dụ trong bài “ Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét ”, giáo viên cần lưu ý học sinh: - Hiệu chỉnh lực kế cho đúng trước khi làm thí nghiệm. - Bố trí thí nghiệm để lực kế dãn đều theo phương thẳng đứng. - Quả nặng khi thả vào nước phải chìm hẳn và không chạm vào đáy bình, thành bình. Việc lắp ráp dụng cụ thí nghiệm là rất cần thiết, tạo cho học sinh tự linh hoạt, sáng tạo nên phần lớn các thí nghiệm giáo viên không nên lắp sẵn từ trước, mà phải để cho học sinh tự lắp ráp thí nghiệm. Kinh nghiệm cho thấy trước mỗi bài dạy thực hành vật lí, giáo viên cần chuẩn bị làm trước thí nghiệm trên đồ dùng thí nghiệm của mỗi nhóm, tìm sự cố xảy ra từ đó tìm cách khắc phục. Những thí nghiệm khó thành công giáo viên phải làm thí nghiệm nhiều lần để hường dẫn học sinh học tập có kết quả tốt. 2) Thực hiện trình tự tổ chức một thí nghiệm thực hành: Tôi thường tiến hành theo các bước sau: a) Chuẩn bị: Trường THCS Phước Cát 1 4 Gv: Phan Sĩ Tướng