Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức ngoại khóa môn Vật lí THPT

pdf 11 trang honganh1 15/05/2023 2000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức ngoại khóa môn Vật lí THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_ngoai_khoa_mon_vat_li.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức ngoại khóa môn Vật lí THPT

  1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh, người giáo viên cần phải nghiên cứu, áp dụng và liên tục cải tiến các phương pháp dạy học. Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là một yêu cầu cần thiết. Hiện nay sự phối hợp này chưa được quan tâm đúng mức và hình thức lên lớp trong giờ học chính khóa vẫn là một hình thức dạy học phổ biến, các giờ học ngoại khóa còn chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp. Ngoài phạm vi kiến thức của chương trình chính khóa, ngoại khóa góp phần mở rộng, bổ sung kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và năng lực sáng tạo của học sinh. Cả về mặt lí luận và thực tiễn, hiện nay hình thức dạy học ngoại khóa trong nhà trường phổ thông cũng chưa được sự quan tâm hoặc có triển khai nhưng chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Để làm sáng tỏ một vài vấn đề về lí luận và đưa ra một số hướng áp dụng cụ thể của hình thức dạy học ngoại khóa, tôi quyết định chọn đề tài "Một số hình thức ngoại khóa môn Vật lí THPT" để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra được tiến trình và thiết kế được kế hoạch một số buổi ngoại khóa về các kiến thức vật lí THPT. 3. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một số kế hoạch dạy học ngoại khóa các kiến thức vật lí THPT có nội dung phù hợp, hình thức phong phú và triển khai đúng kế hoạch thì sẽ có tác dụng kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học ngoại khóa môn Vật lí ở trường phổ thông - Điều tra thực trạng dạy học ngoại khóa môn Vật lí ở trường THPT Lê Lợi. - Tìm hiểu cơ sở nội dung của việc dạy học ngoại khóa một số kiến thức Vật lí THPT - Xây dựng kế hoạch dạy học ngoại khóa một số kiến thức Vật lí THPT - Tổ chức thực hiện, tổng kết và rút ra một số kết luận cần thiết 5. Đối tƣợng nghiên cứu - Hoạt động dạy và học Vật lí ở trường THPT - Hình thức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường THPT 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động dạy học Vật lí ở trường THPT Lê Lợi, Đông Hà, Quảng Trị. Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 21.8.2016 đến ngày 12.5.2017. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo. - 1 -
  2. - Nghiên cứu các sách, báo, luận văn và tạp chí chuyên ngành. - Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Vật lí THPT cơ bản và nâng cao. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra thực tiễn việc tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa ở trường THPT Lê Lợi, Đông Hà, Quảng Trị. 7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm - Tiến hành hai buổi ngoại khóa theo kế hoạch đã đề ra. - Quan sát, đánh giá hoạt động và thái độ của học sinh trong các buổi ngoại khóa. Phát phiếu khảo sát để thu thập ý kiến đóng góp từ học sinh. 7.4. Phƣơng pháp thống kê toán học Đánh giá hiệu quả sư phạm của các phương án dạy học ngoại khóa vật lí đã đề xuất, kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết đề tài nghiên cứu. - 2 -
  3. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm dạy học ngoại khóa Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học, là một dạng hoạt động của học sinh tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức, ngoài phạm vi quy định của chương trình bộ môn nhằm hỗ trợ cho chương trình chính khoá, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của họcsinh 1.2. Vai trò của dạy học ngoại khóa vật lí Hoạt động ngoại khóa vật lí góp phần đào sâu, củng cố các kiến thức đã học cho HS. Thông qua hoạt động ngoại khóa, kiến thức HS sẽ được khắc ghi sâu sắc hơn. HS sẽ vận dụng được các kiến thức vật lí vào giải quyết các vấn đề trong thực tế, gắn lí thuyết với thực tiễn, thấy được ứng dụng của các kiến thức trong đời sống và kĩ thuật. Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở các hoạt động thực tế. Nhất là với cách tổ chức theo từng nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra trong một buổi NGOạI KHÓA, HS sẽ rèn luyện được thói quen làm việc theo nhóm, kĩ năng tổ chức, quản lí, điều khiển hoạt động nhóm. Ngoài ra, trong hoạt động ngoại khóa các HS cùng thảo luận, trao đổi, tranh luận và trình bày ý kiến một cách thoải mái, nâng cao tính hợp tác và chia sẻ giữa các thành viên với nhau, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí, kĩ năng trình bày ý kiến trước đám đông. Ngoại khóa được tổ chức và thực hiện dựa trên sự tự nguyện, nhiệt tình, tự giác của HS cùng với sự hỗ trợ của GV sẽ động viên HS nỗ lực tìm tòi, suy nghĩ, giải quyết các vấn đề đặt ra, kích thích sự hứng thú học tập, lòng ham học hỏi, lôi cuốn sự tự giác của HS tham gia vào các hoạt động. Trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa, HS được rèn luyện kĩ năng sử dụng một số thiết bị, dụng cụ thường gặp trong đời sống; rèn luyện tác phong làm việc đúng giờ, chấp hành nguyên tắc an toàn lao động qua đó nảy sinh tình cảm nghề nghiệp, bước đầu hình thành ý thức nghề nghiệp mà HS sẽ chọn trong tương lai. 1.3. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá Hiện nay chưa có nhiều tài liệu nói rõ quy trình cụ thể quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chúng tôi thấy, quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí có thể tuân theo các bước sau: Bƣớc 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá Dựa vào vai trò của hoạt động ngoại khoá, căn cứ nội dung chương trình và tình hình thực tế dạy học nội khóa của bộ môn, xuất phát từ nhu cầu nhận thức của học sinh, đặc điểm của học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường để lựa chọn và xác định chủ đề của hoạt động ngoại khoá cần tổ chức, việc lựa chọn này cần phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lý và kích thích sự tích cực, sự sẵn sàng của học sinh ngay từ đầu. - 3 -
  4. Bƣớc 2: Lập kế hoạch ngoại khóa Khi lập kế hoạch cho hoạt động ngoại khoá cần xây dựng những nội dung sau: - Xác định mục tiêu hay yêu cầu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu kiến thức; mục tiêu kỹ năng và yêu cầu phát triển năng lực trí tuệ; mục tiêu thái độ, tình cảm. - Xây dựng nội dung ngoại khóa ở dạng những nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. - Dự kiến hình thức tổ chức, phương pháp dạy học. - Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết. - Dự kiến những công việc cần sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác. - Dự trù kinh phí. Bƣớc 3: Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch Khi tổ chức ngoại khoá theo kế hoạch, giáo viên lưu ý những nội dung sau: - Theo dõi học sinh thực hiện các nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nội dung diễn ra không theo kế hoạch. - Đối với các hoạt động có quy mô lớn, đông học sinh tham gia như ở khối, lớp thì giáo viên tham gia là người tổ chức, điều khiển hoạt động. Đặc biệt là giáo viên phải đóng vai trò là trọng tài để tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận rộng rãi những nội dung ngoại khoá, làm sao để học sinh tự nhận thấy được những công việc mình cần làm, tự phân công nhau thực hiện những công việc đó. - Đối với những hoạt động ở quy mô nhỏ như tổ, nhóm học sinh thì cần để cho học sinh hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ được giao, giáo viên chỉ xuất hiện khi học sinh ở vào tình huống gặp khó khăn, lúng túng mà không tự xử lí được. - Sau mỗi lần tổ chức hoạt động ngoại khoá giáo viên phải đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp hướng dẫn để những đợt ngoại khoá sau đạt hiệu quả cao hơn. Bƣớc 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thƣởng. Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khoá phải dựa vào cả quá trình diễn ra hoạt động, giáo viên đánh giá hiệu quả thông qua tính tích cực, sự húng thú, sự thu hút được nhiều học sinh tham gia và căn cứ những nội dung kiến thức, kỹ năng, tình cảm thái độ mà học sinh có được. Ngoài ra, sản phẩm mà học sinh làm được cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Vì vậy, cần tổ chức cho học sinh báo cáo, giới thiệu sản phẩm đó làm được trong thời gian tham gia hoạt động ngoại khoá, ngoài ra đây cũng là việc làm nhằm khích lệ, động viên học sinh tích cực hơn trong những hoạt động sau này. - 4 -
  5. 2. Tổ chức dạy học ngoại khóa một số kiến thức Vật lí THPT 2.1. Ngoại khóa lần 1: ĐIỆN HỌC VÀ ĐỜI SỐNG 2.1.1. Mục tiêu a. Kiến thức - Bổ sung, mở rộng một số kiến thức về điện học và an toàn điện cho học sinh. b. Kĩ năng - Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi, các vấn đề, giải thích các hiện tượng liên quan tới điện học và an toàn khi sử dụng điện. - HS rèn luyện được kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng suy luận, diễn đạt, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vật lí. c. Thái độ - Tạo ra sân chơi vui tươi lành mạnh sau những giờ học chính khóa căng thẳng, tạo cơ hội cho các HS giao lưu, tăng tinh thần đoàn kết gắn bó giữa các HS với nhau, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. 2.1.2. Thời gian, địa điểm - Thời gian: 7h00 và 16h10 ngày 28/11/2016 - Địa điểm: Nhà đa năng trường THPT Lê Lợi - Thời lượng dự kiến: 45 phút 2.1.3. Thành phần tham gia - Học sinh: 6 đội thi chia đều 2 buổi sáng, chiều và toàn bộ học sinh cổ vũ. - Giáo viên: Hội đồng giáo dục nhà trường theo khối sáng, chiều. - Đại biểu: đại diện BGH nhà trường và các đoàn thể. 2.1.4. Nội dung và hình thức thể hiện các phần thi  Ổn định tổ chức – văn nghệ: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, các đội thi, người dẫn chương trình, ban giám khảo, thư kí Để khuấy động không khí, cần một hoặc hai tiết mục văn nghệ của học sinh.  Phần thi "Tự giới thiệu": Các đội giới thiệu về các thành viên trong đội, thành tích học tập, hoạt động của lớp Hình thức thể hiện có thể đa là bài hát, bài thơ , tùy theo sự sáng tạo của lớp. Thời gian tối đa cho mỗi đội là 2 phút. Điểm tối đa là 20 điểm.  Phần thi "Sản phẩm sáng tạo": Mỗi đội thuyết trình về một sản phẩm sáng tạo của đội mình liên quan đến điện học. Trước khi buổi ngoại khóa diễn ra ba tuần, các lớp được thông báo về kế hoạch hội thi. Trước một tuần, các thầy cô sẽ chấm sơ khảo các sản phẩm. Thời gian thuyết trình tối đa là 3 phút. Điểm tối đa là 100 điểm. Một số sản phẩm được thuyết trình: Đèn pin sạc ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ, bộ chuông báo dùng trong các cuộc thi  Phần thi "Trả lời nhanh": Các đội sẽ phải trả lời 8 câu hỏi ngắn bằng hình thức giơ bảng trả lời. Các câu hỏi có nội dung tương đối đơn giản, giúp HS khắc sâu lại các kiến thức đã học, chú trọng các câu hỏi thực tế về an toàn khi sử dụng điện. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 15 giây, đồng hồ sẽ đếm lùi trên màn ảnh. Các đội cùng đưa ra phương án trả lời khi có tín hiệu hết giờ. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm. - 5 -