Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác và sử dụng tranh minh họa trong tiết học Ngữ văn Lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác và sử dụng tranh minh họa trong tiết học Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_khai_thac_va_su_dung_tranh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khai thác và sử dụng tranh minh họa trong tiết học Ngữ văn Lớp 6
- Phòng GD- ĐT huyện Thanh Oai Trường THCS Thanh Thùy ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: Phương pháp khai thác và sử dụng tranh minh hoạ trong tiết học ngữ văn lớp 6. - Lĩnh vực/Môn : NGỮ VĂN Họ và tên : Nguyễn Thị Quyến Đơn vị công tác: Trường THCS Thanh Thùy –Thanh Oai- Hà Nội Năm học: 2014-2015 1
- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam Độc lập –Tự do – Hạnh phúc Sơ yếu lý lịch - Họ và tên : Nguyễn Thị Quyến - Ngày tháng năm sinh: 01/05/1971 - Năm vào ngành: 01/02/1994 - Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên –Trường THCS Thanh Thùy - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm khoa văn - Hệ đào tạo : Tại chức - Bộ môn giảng dạy : Ngữ văn .Lớp 6A+6D 2
- I- ĐẶT VẤN ĐỀ: 1- Lý do chọn đề tài: Là giáo viên dạy văn ở trường THCS đại trà,qua quá trình thực tế công tác,tôi nhận thấy một thực trạng rất đáng buồn ở các trường nói chung : Học sinh không thích học môn văn ,rất ít em vào đội tuyển văn trong khi đó các em đổ xô đi đăng kí vào các đội tuyển Toán,Lý ,Hóa, Anh Thực trạng đó đã phản ánh chung thực trạng của thời đại.Trong thời đại công nghiệp phát triển, bùng nổ công nghệ thông tin,xu hướng chung của mọi người là thích những môn học có tính ứng dụng cao trong đời sống như Toán,Lý ,Hóa Anh mà xa rời các môn có tính chất năng khiếu như môn văn.Thực tế,học sinh các trường,các em bỏ ra rất nhiều thời gian để ngốn các truyện tranh như:Bảy viên ngọc rồng,Đôrêmon,Thám tử lừng danh Đô nan Nhưng không dám bỏ thời gian để đọc một câu chuyện văn học ,mặc dù câu chuyện đó có trong chương trình học.Lý do mà các em đưa ra là ngại tốn thời gian,truyện văn học không dễ hiểu,không hấp dẫn bằng truyện tranh .Song cũng có những học sinh thích môn văn nhưng thích thì chưa đủ.Một học sinh muốn học giỏi văn ngoài tố chất ,niềm say mê còn đòi hỏi các em rất nhiều phẩm chất như :Cần cù,chịu khó,bền bỉ Bồi dưỡng một học sinh giỏi văn cũng cần thời gian.Chính vì vậy mà học sinh ngày nay ngại học văn. Đứng trước thực tại đó ,tôi cũng như các đồng nghiệp dạy văn có tâm huyết với nghề đều rất buồn và trăn trở với câu hỏi “Làm thế nào để học sinh thích học văn ?”Quá trình đi tìm hiểu câu trả lời đã giúp tôi hình thành ý tưởng và xây dựng đề tài.Vấn đề được đề cập trong đề tài là người giáo viên Văn sử dụng và khai thác tranh minh hoạ trong sách giáo khoa như thế nào cho hợp lý ,đạt hiệu quả cao. Vậy tranh minh hoạ ở đây là gì? tranh minh hoạ là hệ thống hình ảnh ,biểu tượng minh họa,ảnh chụp có tác dung minh họa cho nội dung của văn bản ,giúp người đọc cảm thụ sâu sắc về tác phẩm hơn.Hệ thống tranh minh hoạ trong sách giáo khoa ngữ văn các khối lớp chiếm số lượng rất nhỏ bởi nó không phải phương tiện chính để nhà văn truyền tải tư 3
- tưởng tình cảm của mình với bạn đọc.Nó là sản phẩm của các họa sĩ sau khi đọc và cảm nhận tác phẩm văn học.Tuy nhiên nó có một giá trị không nhỏ trong việc giúp học sinh hiểu sâu về văn bản.Điều đó đã nói lên mối quan hệ mật thiết,gần gũi giữa hai bộ môn văn học và hội họa . Nhà văn và họa sỹ đều là nghệ sĩ sáng tác cái đẹp,nhưng cách thể hiện và phương tiện sáng tác thì khác nhau Nếu thực hiện tốt đề tài sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt ra của phương pháp dạy học mới : “Triệt để sử dụng đồ dùng dạy- học” trong các giờ dạy và sẽ tạo cho các em học sinh niềm say mê ,hứng thú và giúp cho các em yêu thích ,học tốt môn văn hơn. 2. Căn cứ chọn đề tài: Sở dĩ đề tài chỉ đề cập đến việc sử dụng và khai thác tranh minh hoạ trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 vì người viết đã dựa trên những căn cứ chính xác và khoa học như sau: -Thứ nhất : Căn cứ vào độ tuổi , khả năng tư duy và tâm lý lứa tuổi,khả năng tư duy và tâm lý lứa tuổi,học sinh lớp 6 ở độ tuổi 12,độ tuổi chuyển giao từ nhi đồng sang thiếu niên;tư duy của các em còn non nớt,tâm lý chưa ổn định,bột phát.Các em còn nhiều bỡ ngỡ ,lạ với trường ,lớp,thầy cô,bạn bè mới,phương pháp học,kiến thức mới nên khả năng nên khả năng tập trung cao của các em còn hạn chế.Với đối tượng này thật khó có Thể hình thành khái niệm mới,trừu tượng cho các em chỉ qua các ngôn từ khô khan.Giờ học sẽ trở nên nặng nề,học sinh chán nản,mất tập trung,làm việc riêng như vậy hiệu quả giờ học giảm sút. Nhưng nếu giáo viên biết tìm tòi,nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi,giúp các em hình thành khái niệm trừu tượng qua hệ thống hình ảnh minh họa,các đồ dùng trực quan thì sẽ kích thích sự hứng thú,khả năng tư duy,thu hút sự chú ý của các em giúp các em hiểu bài,hăng say phát biểu,giờ học sẽ đạt kết quả tốt. -Thứ hai : Qua quá trình giảng dạy theo phương pháp mới từ năm 2002 đến năm 2006 tôi thấy các nhà viết sách đã đưa vào chương trình ngữ văn 6 một số lượng lớn hình ảnh minh họa vô cùng phong phú,đa dạng.Điều đó chứng tỏ các nhà nghiên cứu và viết sách đã rất chú trọng việc dạy học ngữ văn 6 theo hình ảnh.So với hệ thống tranh minh hoạ ở lớp 7,8,9 thì hệ thống tranh minh hoạ ở lớp 6 gấp đôi về số lượng. Trung bình mỗi bài ngữ văn có một hình ảnh minh họa ( có thể là tranh vẽ hoặc ảnh chụp ) có bài ngữ văn 6 có tới ba tranh minh họa ( tiêu biểu là các văn bản truyền thuyết,cổ tích ).Sau đây là 4
- bản thống kê để so sánh đối chiếu hệ thống tranh minh hoạ trong sách giáo khoa các lớp 6,7,8,9 Số TT Lớp Số tiết học Số bài ngữ Số tranh Tỷ lệ tranh vẽ ngữ văn văn minh họa trên bài học 1 6 HKI 29 19 22 HKII 29 15 12 CN 58 34 34 1/1 2 7 HKI 27 25 16 HKII 20 10 5 CN 47 35 21 3/7 3 8 HKI 29 15 5 HKII 23 14 9 CN 52 29 14 1/2 4 9 KHI 43 24 8 HKII 35 17 8 CN 78 41 16 2/5 Qua đối chiếu so sánh những số liệu sát thực trên đây,ta thấy hệ thống tranh minh hoạ trong sách giáo khoa ngữ văn 6 chiếm một tỉ lệ lớn so với các lớp 7,8,9.Đó là điều vô cùng thuận lợi cho việc dạy học văn theo phương pháp mới của thầy cô giáo và học sinh lớp 6. - Thứ ba : Chương trình tập làm văn 6 đi sâu vào hai phương thức biểu đạt chính là tự sự và miêu tả . Để giúp các em nắm vững được hai phương thức đó, ngữ văn 6 đã đưa các văn bản thuộc thể loại truyện : Truyện dân gian ( Truyền thuyết,cổ tích,ngụ ngôn,truyện cười)hoặc truyện ngắn hiện đại (đoạn trích) và thơ, lựa chọn những văn bản nổi bật nhất, tiêu biểu nhất. Đối tượng phản ánh của những văn bản ngữ văn đó là các nhân vật ( trong truyện cổ tích hoặc truyện hiện đại),các phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp hùng vĩ của đất nước. Hình ảnh cuộc sống lao động khẩn trương,hồ hởi của nhân 5
- dân,những biểu tượng đẹp về con người,những hiện tương,sự vật gần gũi quen thuộc với các em Tất cả những cái đó đều dễ hiểu và dễ thể hiện bằng hình ảnh,đường nét,mầu sắc của hội họa. Lợi thế của ngữ văn 6 là các văn bản không phải là những khái niệm trừu tượng,khô khan của thể loại nghị luận lớp 7,8,9 mà các văn bản đều gắn với hình và chứa hình ảnh hoặc biểu tượng. -Thứ tư : Cách cảm thụ của học sinh lớp 6 mang tính đơn giản , cảm tính . Các em cảm thụ về tác phẩm, về nhân vật không phải bằng sự chiêm nghiệm, sự suy ngẫm sâu sắc mà bằng tình cảm giản dị,trong sáng,chân thành. Các em thích các nhân vật hiền lành,tốt bụng ,tài giỏi,ghét các nhân vật độc ác,xấu xa. Trong tưởng tượng của các em, các nhân vật tốt bao giờ cũng đẹp như Sơn Tinh,Lang Liêu, Thánh Gióng, Sọ Dừa, Thạch Sanh ;còn các nhân vật đại diện cho cái ác bao giờ cũng xấu như : Thủy Tinh, Lý Thông, Mụ vợ ông lão đánh cá Căn cứ vào điều đó , khi thể hiện tác phẩm các họa sĩ đã cố gắng thể hiện các nhân vật theo xu hướng đó. Qua các tranh minh họa không chỉ giúp các em nắm vững nội dung cơ bản của tác phẩm mà còn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em. Tóm lại, căn cứ vào các cơ sở trên trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài ,người viết mong muốn đề tài thiết thực tháo gỡ một số khó khăn đối với người dạy và học ngữ văn 6 hiện nay :Đó là học sinh không hứng thú trong giờ học văn ,mất tập trung trong giờ học văn làm giảm sút hiệu quả và chất lượng học văn dẫn đến tình trạng không thích học văn ;giúp giáo viên hạn chế được những giờ dạy không thành công khi không tạo được hứng thú cho học sinh. II. NỘI DUNG CỤ THỂ, GIẢI PHÁP VÀ HIỆU QUẢ A. Một số giải pháp của đề tài Do đặc thù của văn học,văn học nói chung và văn bản văn học nói riêng là một kết cấu nghệ thuật tinh tế, có sự kết hợp giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả.Bằng ngôn ngữ vá qua những ấn tượng,cảm giác ngôn ngữ mang đến(hình ảnh minh họa),các văn bản cò khả năng tài hiện một cách sinh động,gợi cảm,cụ thể một hiện thực khách quan.qua nội dung văn bản và hình ảnh minh họa ,học sinh có thể tái hiện rất sinh động về một chú Dế Mèn thanh niên, cường tráng ,tính cách có nhiều thói xấu nhưng 6
- cũng có những nét đáng yêu.Từ đó, hình thành thái độ của học sinh với nhân vật Dế Mèn: phê phán Dế Mèn ở một số thói quen như hung hăng, hống hách, sốc nổi, trân trọng Dế Mèn ở những nét tính cách đáng yêu: chịu khó, yêu lao động, ưa độc lập, biết nhận ra lỗi lầm và biết lập công chuộc tội. Hay qua hình ảnh cô bé Kiều Phương đang vẽ, học sinh không chỉ biết được những nét đáng yêu của cô bé: nghịch ngợm, ưa lục lọi và có khả năng hội họa mà còn cảm được ý nghĩa xâu xa của tác phẩm: không phải bằng tài năng mà chính tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được người anh. Từ đó, các em có thể rút ra những thái độ sống với những người xung quanh. Các văn bản trong chương trình ngữ văn 6 đều được chọn lọc rất kỹ và là những tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc. Nó giúp học sinh nhận thức cuộc sống, đưa đến những bài học, những suy tưởng, những cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn, tình cảm con người. Những điều này phụ thuộc rất nhiều vào bề dày vốn sống, trí thức, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân Do vậy tiếp nhận văn là một hệ thống mở và kết quả tiếp nhận văn bản ở mỗi học sinh có thể khác nhau thậm chí có nhiều mới lạ chưa hẳn trùng hợp với dụ kiến của giáo viên. Dạy văn bản thực chất là giúp học sinh biến tác phẩm của nhà văn thành tác phẩm của mình, sống trong mình. Chính vì thế đổi mới phương pháp dạy học còn có ý nghĩa là tôn trọng, đề cao những tìm tòi, khám phá, cảm thụ và phân tích văn bản tích cực của học sinh (một trong những biểu hiện của tính cá thể hóa và sáng tạo tiếp nhận văn bản). Căn cứ vào những đặc thù riêng của bộ môn văn, khi khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản, giáo viên biết khéo léo vận dụng giáo dục trực quan thì giờ học sẽ sinh động và đạt hiệu quả cao, học sinh có ấn tượng sâu đậm với nhân vật, với tác phẩm. Nhưng vấn đề mà người viết đặt ra ở đây là khai thác và sử dụng hệ thống kênh hình như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả.Xuất phát từ thực tiễn công tác, qua việc dự giờ thăm lớp đồng nghiệp chúng ta có thể nhận thấy có khi cùng một bài dạy, cùng sử dụng một đồ dùng dạy học song hiệu quả và chất lượng của mỗi giáo viên lại khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào kiến thức,khả năng sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học hợp lý của mỗi giáo viên .Nhiều giáo viên văn cho học sinh quan sát tranh minh họa vào cuối buổi học và đặt câu hỏi:Bức tranh này gắn với nội dung nào trong tác phẩm?Bức tranh miêu tả cảnh gì? 7