Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tạo lập văn bản cho học sinh THCS

doc 15 trang sangkien 29/08/2022 5720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tạo lập văn bản cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_tao_lap_van_ban_cho_ho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy tạo lập văn bản cho học sinh THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY TẠO LẬP VĂN BẢN CHO HỌC SINH T.H.C.S I- ĐẶT VẤN ĐỀ Từ ngàn xưa ông cha ta đã có những câu thành ngữ, tục ngữ rất hay như: “Trước khi nói uốn lưỡi bảy lần” “Nói ra đầu ra đũa” “Nói có sách, mách có chứng” Để khuyên ta trong giao tiếp nên cân nhắc, nói rõ ràng, có căn cứ. Đó là một cách ngẫu nhiên ông cha ta đã dạy ta tạo lập văn bản bằng ngôn ngữ nói qua chuyện trò trong sinh hoạt sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Còn ngày nay khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển thì không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ nói như ông cha ta đã dạy mà ta còn phải biết dùng ngôn ngữ văn bản để trình bày một câu chuyện, một vấn đề nào đó theo suy nghĩ, quan điểm, lập trường của mình đểà thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với mình, dần dần dẫn đến sự thành đạt trên từng chặng đường của cuộc đời một con người. Là một giáo viên Ngữ văn, ta phải làm thế nào để học sinh làm được điều đó trong chặng đường học bậc THCS? Tôi xin mạn phép lần lượt trình bày cách thức làm được điều đó qua “Phương pháp dạy tạo lập văn bản”cho học sinh THCS mà tôi đã thực hiện trong hai năm nay.Khiêm nhường mà nói thì hiệu quả cũng khả quan . Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm II-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A/ VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 1/ Vị trí, tính chất Tập làm văn một phân môn của môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Ngữ văn vì : a/ Môn Tập làm văn là môn học mang tính chất thực hành tổng hợp của các giờ Văn-Tiếng. Nó được coi là bộ phận thực hành quan trọng nhất vì đó là bộ phận thực hành có tính chất tổng hợp và sáng tạo. Khi làm một bài Tập làm văn, HS phải vận dụng những kiến thức cơ bản về văn học, về ngôn ngữ và hiểu biết về đời sống. Người HS phải huy động năng lực suy nghĩ, tìm tòi để sắp xếp, chọn lọc các kiến thức và giải quyết một cách sáng tạo một vấn đề cụ thể. Người HS phải biết vận dụng kĩ năng như dàn ý, lập luận, dùng từ, đặt câu để diễn đạt nội dung đó dưới hình thức trong sáng, sinh động và hấp dẫn . Những kiến thức về Văn-Tiếng, về những kĩ năng viết đều được giảng dạy trên lớp. Cho nên kết quả môn Tập làm văn của HS thể hiện khá đầy đủ trình độ Ngữ văn của HS và là thước đo chính xác kết quả dạy Ngữ văn của GV. b/ Thông qua môn Tập làm văn, GV có thể tiến hành giáo dục HS toàn diện. Tác dụng chủ yếu của Tập làm văn là thông qua quá trình tự quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp để có nhận thức đúng, lập luận rõ ràng chính xác, có khả năng tự thuyết phục mình và thuyết phục người khác, bên cạnh đo ùcòn có sự khen chê trực tiếp của GV quyết định. Bài tập làm văn của HS phản ánh khá rõ nhận thức, tình cảm của các em vềâ các vấn đề văn học và đời sống. Tâp làm văn còn giáo dục cho HS tác phong và thái độ lao động cần cù, tư duy sáng tạo, sự say mê, tính thận trọng biết xây dựng kế hoạch và cố gắng thực hiện được kế hoạch đó sao cho chính xác và trung thực. Mỗi bài tập làm văn đối với HS là một tác phảm nhỏ. Qúa trình xây dựng tác phảm nhỏ là quá trình học sinh sáng tạo cái đẹp . Bên cạnh việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ như đã nêu . Tập làm văn còn có khả năng phát triển tư duy cho học sinh : Mỗi lần làm Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm bài tập làm văn học sinh phải huy động năng lực quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp Và qua nhiều bài tập làm văn, các thao tác tư duy cơ bản đó dần dần sẽ được hình thành. 2/ Yêu cầu: Yêu cầu chủ yếu là luyện tập cho HS nắm được và viết được các bài văn theo các thể loại. Ngoài ra chương trình còn coi trọng việc tập luyện cho HS biết sử dụng một số loại văn - công cụ cần thiết trong đời sống hàng ngày. Việc rèn luyện kĩ năng được coi là trọng tâm của chương trình tập làm văn ở cấp II, chú trọng cân đối cả hai khả năng nói và viết, lập ý và diễn đạt, cân đối bài tập viết, bài tập nói ngắn trong một tiết và tập viết hoàn chỉnh một văn bản trong hai tiết. Việc rèn luyện kĩ năng phải đạt được kết quả vững chắc, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo của từng cá nhân, tránh lối dạy rập khuôn, công thức máy móc nhất nhất theo SGK. 3/ Quan hệ giữa Tập làm văn với các phân môn Văn học và Tiếng Việt . Làm văn là vận dụng kết quả tổng hợp của việc học tập các môn Văn-Tiếng để sáng tạo ra văn bản. Những bài văn được học trong môn Ngữ văn cung cấp cho HS vốn sống một cách gián tiếp, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp trong cuộc sống cho các em, đồng thời tạo cơ sở cho các em tập xác định chủ đề của một bài văn – phát hiện ra cách sắp xếp ý phục vụ cho từng loại văn khác nhau. Các giờ học Văn học còn giúp cho HS biết cách diễn đạt khi làm văn. - Môn Tiếng Việt cũng thông qua khâu thực hành của bộ môn mà chuẩn bị cho HS các cơ sở để diễn đạt đúng và hay trong khi làm văn. B/ PHƯƠNG PHÁP DẠY H.S. TẠO LẬP VĂN BẢN 1/ Các yêu cầu cụ thể về phương pháp: Ở phân môn Tập làm văn cái đích cuối cùng cần đạt được của một GV Ngữ văn là phải dạy HS tạo lập được loại văn bản theo yêu cầu của từng khối lớp. Để một chừng mực nào đó, các đối tượng HS trong lớp có thể cùng đạt được cái đích đó cao nhất, Bộ Gíao dục-Đào tạo sau nhiều lần sửa đổi chỉnh lý đã tạo điều kiện cho HS không những đạt được điều đó mà còn giúp HS bộc lộ và phát huy được năng khiếu của mình. Sau khi học lí thuyết cách làm một kiểu văn bản nào đó thì khâu ra đề cũng rất Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm quan trọng. Nắm được điều đó, Bộ đã gợi ý ra đề theo hai dạng: dạng đề đóng và dạng đề mở để HS lựa chọn, qua đó thể hiện năng lực học văn của mình, đặc biệt là năng khiếu. Sau 5 năm giảng dạy theo phương pháp mới, đúc rút kinh nghiệm từ giảng dạy, từ nghiên cứu mày mò, tôi tạm phân ra 2 cách dạy HS tạo lập văn bản như sau: a/ Phương pháp chung dạy học sinh tạo lập văn bản cho các dạng đề đóng và mở *DẠY LÍ THUYẾT: a1/ Khi dạy lí thuyết về các kiểu văn bản theo tôi chỉ nên trình bày vừa đủ để HS nắm được các thao tác thực hành. Việc tái hiện lại kiến thức ấy(tức khả năng nhớ có thể đọc thuộc lòng lại lí thuyết) tôi nghĩ không quan trọng bằng khả năng tái nhận và thực hành. a2/ Bố cục các bài học trong Sách giáo khoa THCS là từ thấp đến cao, theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ “tĩnh”đến “động”. GV cần nắm vững dụng ý đó để khi dạy những bài chung thì chưa vội nói đến những kiến thức thuộc các lĩnh vực cụ thể , bộ phận, khi dạy các bài có tính chất “tĩnh” thì cũng phải lưu ý rằng sẽ có những bài nói về khả năng “động”. V.D: Dạy văn tự sự lớp 6 thì chưa cần, chưa được nói gì nhiều đến các yếu tố nghị luận sẽ học ở lớp 9. a3/ Nội dung và hình thức của văn bản gắn bó chặt chẽ với nhau, qui định lẫn nhau. Điều ấy được cảm nhận khác nhau giữa người tạo và người tiếp nhận văn bản. Đối với người tạo văn bản thì nội dung tìm đến một hình thức phù hợp nhất để biểu đạt. Ngược lại người tiếp nhận văn bản lại phải từ hình thức cụ thể của văn bản mà tìm đến nội dung được biểu đạt.Vì vậy khi dạy văn bản phải xuất phát từ nội dung rồi yêu cầu HS biểu đạt. Có nhiều yêu cầu khác nhau trong việc tạo văn bản, từ trong nhà trường đến thực tế đời sống, từ thấp đến cao đối với HS như từ trả lời câu hỏi, kiểm tra miệng , đến viết 15 phút, rồi làm bài tập làm văn từ một đến hai tiết; hoặc viết báo tường, viết nhật kí, làm kiểm điểm, viết biên bản, làm đơn, làm báo cáo, làm thơ, viết thư Trong khâu dạy lí thuyết tạo văn bản, GV nên dồn sức vào việc hướng dẫn tỉ mỉ cho HS ở hai khâu: Định hướng cho văn bản và lập đề cương.Trong hai khâu ấy, yêu cầu quan trọng nhất cần chú ý là phải luôn bám sát đề. Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Tiêu chuẩn đánh giá đề cương và một văn bản hoàn chỉnh thực ra là không có sự phân biệt giữa đúng và không đúng, giữa hay và không hay.Tiêu chuẩn đúng tức là sát đề, giải quyết đúng, đủ các yêu cầu của đề.Đó vẫn là tiêu chuẩn chung khi GV đánh giá bài làm của HS. Đối với bậc học THCS tiêu chuẩn hay và không hay chỉ là tiêu chuẩn nâng cao. Nếu quá chú ý đến tiêu chuẩn hay thì sẽ thất vọng vì rất ít học sinh THCS có thể viết hay được một văn bản. Tuy nhiên tiêu chuẩn đánh giá hay và không hay cũng vẫn có tác dụng khuyến khích HS, cho nên GV cần lạc quan vận dụng linh hoạt tạo đà cho HS cố gắng, cho HS thể hiện. *DẠY THỰC HÀNH Sau khi học lí thuyết về văn bản, HS sẽ thực hành tạo lập văn bản.Ngay từ lớp 1, mỗi bài tập viết một câu hoàn chỉnh, theo tôi đã là một bài thực hành tạo lập văn bản ở mức thấp nhất rồi.So với lớp dưới, yêu cầu tạo văn bản ở lớp 9 khác ở chỗ HS phải hoàn toàn làm chủ được việc hình thành cấu trúc một văn bản, có thể rút ngắn, kéo dài văn bản, sắp xếp lại bố cục chi tiết, sắp xếp lại (tách, nhập, đổi trật tự) các đoạn văn để thực hiện một dụng ý thay đổi về nội dung(về trọng tâm, về số lượng đề tài, về hướng trình bày-diễn dịch hay qui nạp). Tôi phân khâu thực hành ấy làm hai loại:  Thực hành tái nhận văn bản -Các bài tập tái nhận dùng để củng cố lí thuyết đã học. Ở các bài tập loại này, GV nên chuẩn bịù một văn bản hay đoạn văn cho trước hoặc yêu cầu HS tự tìm lấy để phân tích. Khi yêu cầu HS tự tìm lấy thì GV yêu cầu HS tái nhận cả hai bước: bước tổng quát (nhận ra đúng loại văn bản) và bước phân tích (nhận biết những đặc trưng cấu trúc của văn bản).Và nên cho HS làm trước loại bài tập này ở nhà.Trong quá trình luyện tập này, HS sẽ có thời gian cảm nhận được khái quát những đặc trưng tổng hợp của từng loại hình văn bản. Hơn nữa qui trình ấy trực tiếp giúp cho thao tác tạo văn bản của HS thêm thuần thục. HS sẽ hiểu văn bản được tạo ra từ những câu, những đoạn văn cụ thể, từ đó giúp HS có thể dự kiến cho cấu trúc toàn văn bản trước khi bắt tay vào viết. -Đối với các bài tập quá dài, khi chưa có máy chiếu GV phải tận dụng SGK làm phương tiện trực quan. Đối với một bài tập không dài lắm, GV nên trình bày hướng dẫn trên bảng phụ có sử dụng phấn (mực) màu sẽ có tác dụng trực quan rất lớn.  Thực hành tạo lập văn bản Trang 5