Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy môn “Tập làm văn Lớp 2”

doc 11 trang sangkien 14860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy môn “Tập làm văn Lớp 2”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_mon_tap_lam_van_lop_2.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy môn “Tập làm văn Lớp 2”

  1. Phßng gi¸o dôc ®µo t¹o hµ néi Tr­êng tiÓu häc ®ång t©m  N¨m häc 2009 - 2010 Tªn ®ª tµi Ph­¬ng ph¸p d¹y m«n “tËp lµm v¨n líp 2” Ng­êi thùc hiÖn: ph¹m thÞ b×nh §¬n vÞ c«ng t¸c: Tr­êng tiÓu häc ®ång t©m mü ®øc - Thµnh phè Hµ néi
  2. LỜI NÓI ĐẦU: Tiếng Việt là môn học quan trọng trong chương trình giảng dạy bậc Tiểu học. Đây là môn học cung cấp cho học sinh những cơ sở ban đầu làm công cụ để khám phá các môn học khác. Bên cạnh đó, môn Tiếng Việt còn có nhiệm vụ rèn cho học sinh kỹ năng thực hành ngôn ngữ, tư duy văn học cho các em. Có thể nói Tiếng Việt là môn học chìa khoá giúp học sinh mở kho tàng kiến thức ở Tiểu học nói riêng và cả quá trình nhận thức nói chung. Là một phân môn của Tiếng Việt, Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp các kiến thức từ các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu Bài Tập làm văn là kết tinh nhiều mặt của năng lực sử dụng Tiếng Việt. Một trong những điểm đổi mới cơ bản nhất của chương trình tập làm văn lớp 2 là việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh không chỉ đơn thuần là hình thức yêu cầu các em trả lời miệng các câu hỏi về bài Tập đọc như trước đây. Trái lại, Tập làm văn 2 dạy các em thực hiện nghi thức lời nói gắn với tình guống giao tiếp hàng ngày. Bên cạnh đó, học Tập làm van là học sinh lớp 2 bắt đầu học kỹ năng tạo lập văn bản nói và viết, kỹ năng kể tả đơn giản về những sự vật gần gũi, gắn bó với đời sống các em. Chính điểm đổi mới này đã tạo điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc rèn kỹ năng kể tả đơn giản về những sự vật gần gũi, gắn bó với đời sống các em. Chính điểm đỏi mới này đã tạo điều kiện phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc rèn kỹ năng nói và viết. Như vậy là chương trình dạy Tập làm văn lớp 2 hiện nay so với trước đây có nhiều đổi mới đòi hỏi mỗi giáo viên Tiểu học phải tư duy sáng tạo, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu về đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy học để học sinh được tích cực lĩnh hội và phát triển. Dạy Tập làm văn vốn đã khó, việc luyện kỹ năng nói trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 2 giờ đây lại càng khó hơn. Đây là một vấn đề bức xúc, nan giải với số đông giáo viên Tiểu học hiện nay khi được phân công giảng dạy lớp 2. Nhiều người đã quan tâm tìm hướng đi, song lựa chọn giải pháp nào cho có hiệu quả nhất cũng khiến họ có nhiều băn khoăn trăn trở. Nhận thức được vấn đề này, bản thân tôi khi được phân công dạy lớp 2 tôi đã bắt tay nghiên cứu, quyết tâm đi tìm lời giải cho bài toán: Làm thế nào để luyện nói cho học sinh lớp 2 qua giờ Tập làm văn có hiệu quả. Qua nhiều năm học thực tế giảng , giờ đây với bài toán trên, tôi đã đưa ra được một số lời giải của riêng mình. Tôi xin đưa ra để các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. 1
  3. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Yêu cầu và nhiệm vụ của Tập làm văn lớp 2: - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nói, viết, nghe, đọc phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cụ thể là: - Học sinh năm được các nghi thức nói tối thiểu như chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy yêu cầu, khẳng định. phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,,, . biết sử dụng chúng một số tình huống giao tiếo ở gia đìnhm, trong trường và nơi công cộng . - Nắm được một số kỹ năng phcụ vụ học tập và đời sống hàng ngày như: Khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn để nhắn tin, chia vui, chúc mừng, chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách, tra mục lục sách, đọc thời khoá biểu - Kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người và vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc câu hỏi . - Nghe hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét . - Trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh tốt đẹp qua nội dung bài dạy . 2- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh: Trẻ em những lớp đầu cấp Tiểu học khi quan sát đối tượng thường bị thu hút bởi các chi tiết ngẫu nhieen, khả năng tổng hợp quan sát kém. Tri giác của các em còn đượm màu sắc cãmúc. Việc tri giác đối tượng chủ yếu căn cứ vào những dấu hiệu bề ngoài không bản chất, chưa chú ý đến những dấu hiệu chung để khái quát hoá. Bên cạnh đó khả năng tập trung chú ý của trẻ không bền vững, chóng chán. Sở dĩ còn hiện tượng trên là do vốn sống của các em còn ít ỏi, vốn ngôn ngữ còn hạn chế, khả năng tư duy trừu tượng chưa cao. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lứa tuổi học sinhX, đòi hỏi sự tư duy sáng tạo, nhạy bén của giáo viên trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học . II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1. Những thuận lợi - khó khăn cơ bản: a- Thuận lợi: Bộ sách Tiếng Việt chương trình Tiểu học 2000 đã biên soạn các bài Tập làm văn theo quan điểm giao tiếp. các bài tập chủ yếu ở dạng tình huống mà học sinh cần giải quyết. Các tình huống này là những vấn đề gần gũi với học sinh và đều là tình huống mở, tạo điều kiện cho giáo viên khơi gợi được sự sáng tạo của học sinh . Mỗi dạng bài tập đều có những câu mẫu giúp học sinh định hướng khi làm bài tập. b- Khó khăn: Học sinh lớp 2 do tôi làm chủ nhiệm trong những năm qua đa số đều là con em nông dân. Bố mẹ các em rất bận rộn, ít có thời gian quan tâm đến việc 2
  4. rèn cho con kỹ năng nói . Qua tiếp xúc, tôi thấy các em phần đa là nói rụt rè hoặc đáp lại lời người khác một cách trống không . Giáo viên còn lúng túng trong quá trình tiếp cận chương trình và Sách giáo khoa mới. Hơn nữa thời gian giành cho một tiết học chỉ có từ 35- 40'. Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn còn quá ít, thậm chí là chưa có nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình dạy - học . 2. Thực trạng của dạy - học tập làm văn về các bài tập kỹ năng nói hiện nay: Dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy các em biết thực hành vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức từ nhiều phân môn học khác nhau của môn Tiếng Việt . Bài tập Làm văn chính là sản phẩm tổng hợp có sáng tạo của học sinh và việc dạy Tập làm văn cho học sinh vì thế phải đạt được mục tiêu giúp học sinh có năng lực vận dụng sáng tạo mới là dạy có chất lượng. Tuy nhiên để dạy tập làm văn có chất lượng lại là một vấn đề khó với đa số giáo viên Tiểu học. Trong các giờ Tập làm văn, học sinh khó diễn đạt miệng một cách trôi chảy kể cả học sinh lớ 4, 5 . Trước đây, giáo viên thường hay cho học sinh cầm giấy đọc bài viết đa chuẩn bị sẵn, học sinh ít chủ động trong việc nói, nghe - nhận xét . Lâu ngày phương pháp đó thành đường mòn khó cải tiến. Ở lớp 2, 3 hiện nay, do chương trình mới đưa vào nên ít nhiều khiến giáo viên còn lúng túng chưa xác định đúng trọng tâm, chưa coi trọng nên nói, thời gian của tiết học chủ yếu dành cho bài viết . Chính những điều này khiến kĩ năng nói của học sinh đã yếu lại càng yếu hơn . Bên cạnh đó, khi dạy các bài tập luyện nói, một số giáo viên thường có tâm lý ngại học sinh không nói được nên hay gợi ý bằng các câu hỏi vụnvặt khiến học sinh trả lời thụ động, không sáng tạo. III. CÁC BIẸN PHÁP CHỦ YẾU: 1- Xác định yêu cầu bài tập: a- Đối với giáo viên: Ngay từ bước soạn bài, người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của tiếthọc. Đây là một việc rất quan trọng, góp phần đáng kể cho thành công của bài giảng. Để giúp học sinh rèn kỹ năng nói, việc xác định mục tiêu được cụ thẻ hoá qua việc xác định yêucầu của bài tập tình huống. Việc àm này chẳng những giúp giáo viên định hướng các khả năng, các phương án giải quyết mà còn giú giáo viên chuẩn bị tranh ảnh, đồ dùng dạy học cần thiết phục vụ cho các bài tập tình huống đó. Từ việc dự kiến trước, giáo viên có thể định hướng cho học sinh thực hành tốt các bài tập nhận thấy được những sai sót cần khắc phục, bổ sung các phương án khác nhau. Việc làm này khiến cho cách giải quyết tình huống trở nên phong phú. Ví dụ: Khi dạy bài: " Đáp lời chào, lời tự giới thiệu" (Tập làm văn 2 T- tuần 19) . Với bài tập 1: Theo em các bạn trong 2 tranh dưới đây đáp lại thế nào? Chị phụ trách sao: 1- Chào các em 3
  5. 2- Chị tên là Hương, chị được cử phụ trách sao của các em. Để giúp học sinh làm tốt bài tập này, tôi đã đọc và xác định rõ yêu cầu; Học sinh cần thể hiện được lời các nhân vật trong tranh với thái độ, cử chỉ phù hợp. Chị phụ trách sao: Giọng nhẹ nhàng, lịch sự, nét mặt tươi cười. Các em nhỏ: Đáp lại với thái độ lịch sự, lễ độ, vui vẻ. Sau khi xác định rõ yêu cầu của bài, tôi đã chuẩn bị 2 bức tranh phóng to treo lên bảng. Tôi hướng dẫn học sinh nắm vững nội dung tình huống qua các câu hỏi: - Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì? - Đọc thầm lời của chị phụ trách sao, suy nghĩ xem chị phụ trách sao nói với thái độ thế nào? Các em nhỏ sẽ đáp lại ra sao? Tiếp đó các em sẽ thảo luận nhóm 5 và sắm vai theo tình huống. Do xác định đúng yêu cầu, giáo viên đã chuẩn bị và có sự định hướng đúng nên đại đa số các nhóm học sinh lên thực hành đều có thái độ, cử chỉ phù hợp, lời đáp của các em cũng rất sáng tạo, giáo viên không mất thời gian sửa chữa uốn nắn nhiều. b/ Đối với học sinh: Nắm vững yêu cầu bài tập là điều cần thiết đối với học sinh. Đây là việclàm giúp học sinh đi đúng hướng để tìm lời giải cho bất kỳ một bài tập nào. Để giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập, khi thực hiện bất kỳ một bài tập nào, tôi thường nhắc các em đọc kỹ yêu cầu bài tập đó, gợi ý để học sinh nắm chắc được bài tập yêu cầu những gì? yêu cầu nào là cơ bản, yêu cầu nào trước, yêu cầu nào sau. VD: Khi dạy nội dung: Khen ngợi (tuần 16t) Với yêu cầu của bài tập 1: Từ mỗi câu cho trước đạt 1 câu mới để tỏ ý khen. (a) Chú Cường rất khoẻ. (b) Lớp mình hôm nay rất sạch. (c) Bạn Nam học rất giỏi. Trước tiên tôi gọi 2-3 em đọc yêu cầu và câu mẫu. Tiếp đó, tôi đưa câu mẫu cho cả lớp đọc thầm cả 2 câu " Đàn gà rất đẹp. Mẫu: Đàn gà mới đẹp làm sao! Rồi hỏi: - Con có những gì về 2 câu trên? (HS: cả 2 câu đều tỏ ý khen đàn gà đẹp). - Trong 2 câu này con thích câu nào hơn? Vì sao? Nhiều em giơ tay và nêu ý kiến: Con thích câu thứ 2 " Đàn gà mới đẹp làm sao! " Vì câu này hay hơn. - Theo con có thể còn câu nào khác cũng tỏ ý khen đàn ta rất đẹp? Nhờ xác định đúng yêu cầu của bài tập và sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên, học sinh lớp tôi đã nói được rát nhiều câu tỏ ý khen đàn gà: Đàn gà thật là đẹp! Đàn gà mới đáng yêu làm sao! Đàn gà đẹp tuyệt! Đồng thời từ những câu đã cho sẵn a, b, c các em cũng đã vận dụng nói được những câu mới rất sáng tạo với ngữ điệu phù hợp. 4