Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tỉ lệ học sinh đọc yếu, đọc kém ở Lớp 2

docx 13 trang sangkien 30/08/2022 3260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tỉ lệ học sinh đọc yếu, đọc kém ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_giam_thieu_ti_le.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tỉ lệ học sinh đọc yếu, đọc kém ở Lớp 2

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TỈ LỆ HỌC SINH ĐỌC YẾU, ĐỌC KÉM Ở LỚP 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Môn Tiếng việt ở bậc Tiểu học nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển cho học sinh các kỷ năng: nghe, đọc, nói, viết; Trong đó khối lớp 2 chiếm nhiều thời lượng chương trình hơn so với các khối 3,4, 5. Cụ thể: Ở lớp 2 chiếm 39,1% (9/23 tiết/ tuần) tổng thời lượng chương trình Điều đó nói lên tầm quan trọng cũng như nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đối với chương trình và đối với cuộc sống- nhu cầu giao tiếp (Vừa là công cụ của giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy). Ấy vậy mà trong thực tế của những năm vừa qua tình trạng học sinh đọc yếu, đọc kém (chưa biết đọc) ở trong các nhà trường, các đơn vị giáo dục Tiểu học, lại chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này đã làm toàn ngành đã phải đưa ra nhiều giải pháp, nhiều hành động mà tiêu biểu có cuộc vận động “hai không” do bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động và đặc biệt là quyết sách của Đảng và Nhà nước trong việc đưa chương trình CGD lớp 1 của giáo sư- tiến sĩ Hồ Ngọc Đại vào làm một trong những lựa chọn cho nội dung chương trình hiện hành. Để hưởng ứng tích cực cuộc vận động và thực hiện tốt nhất quyết sách của Đảng, của Nhà nước; để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học nói chung, đối với môn Tiếng việt nói riêng tại đơn vị; tôi đã bắt tay vào các biện pháp chỉ đạo chuyên môn, đưa ra Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tỉ lệ học sinh đọc yếu, đọc kém ở học sinh lớp 2 (lớp 1 hiện đang thực hiện chương trình CGD); đây là tình trạng nóng bỏng nhất trong thực tế . Với nhiệm vụ cụ thể là: điều tra, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giải pháp để giúp giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục; nhằm giảm thiểu tình trạng đọc yếu, đọc kém ở phân môn tập đọc (Tiếng việt) kể từ đầu năm học 2014- 2015 lại nay; trong phạm vị lớp 2, tại đơn vị.
  2. Quá trình thực hiện kinh nghiệm này, bản thân đã sử dụng khá nhiều loại tài liệu như: Các tạp chí về chuyên đề giáo dục Tiểu học, báo Giáo dục thời đại, các loại sách giáo khoa lớp 1,2; sách Tiếng việt CGD lớp 1; các tài liệu tập huấn về CGD lớp 1; một số bài viết của GS- TS Hồ Ngọc Đại, . ; Tham khảo nhiều ý kiến và nhiều bài viết về dạy đọc, phụ đạo học sinh yếu, Thông qua các phương pháp : thảo luận, đàm thoại, thống kê, thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu đặc biệt là học tập rút kinh nghiệm qua các lần hội thảo của ngành. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Như chúng ta đã biết, yêu cầu về tập đọc cần đạt đối với học sinh sau khi học xong lớp 2 là: Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn; bước đầu biết đọc thầm. Các em hiểu được ý chính của đoạn; thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa; Biết dùng mục lục sách giáo khoa khi đọc. Tốc độ đọc cần đạt theo chuẩn kiến thức và kỹ năng ở mỗi giai đoạn cụ thể là: Đầu năm học lớp 2: khoảng 30 tiếng/ phút Cuối kỳ 1 của lớp 2: khoảng 40 tiếng / phút Cuối học kỳ 2 lớp 2: khoảng 50 tiếng/ phút Trong thực tế khảo sát tại đơn vị tôi đầu năm học: 2014- 2015, đối chiếu với yêu cầu chuẩn kiến thức kỷ năng nêu trên, có được kết quả như sau: Học sinh đọc yếu Học sinh đọc kém Lớp Số lượng Ghi chú SL % SL % ¾ em chuyển đến là 2 33 6 18,2 4 12,1 hs diện Kém I. Đối tượng và nguyên nhân
  3. Sau quá trình điều tra và tìm hiểu, tôi đã phân nhóm đối tượng và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh lớp 2 đọc yếu, đọc kém nêu trên như sau: *, Nhóm những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: học sinh mồ côi cha hoặc mẹ, học sinh có bố mẹ li hôn, học sinh có bố mẹ đi làm xa, phải ở cùng ông bà, chú bác, cô, gì, *, Nhóm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở, đồ dung học tập, thiếu thời gian và sức khoẻ dành cho việc học ( vì các em phải tham gia lao động như: chăn trâu, cắt cỏ, dự em, lấy củi, *, Nhóm những em học sinh mất gốc từ lớp 1: nhóm này có 3 em vừa mới chuyển đến đầu năm ( do ở cùng bố mẹ - mà bố mẹ làm công ty không có điều kiện chăm sóc, không học được nay gửi về cho ông bà; có em do mong muống của cha mẹ quá lớn nên khi bày vẽ bố mẹ nổi nóng không đúng cách dẫn đến mất niềm tin- dẫn đến em tưởng mình dốt thật, ) *, Nhóm học sinh liên quan đến khuyết tật: Nhóm này có một em, là con không rõ cha; về tâm sinh lý thì phát triển không bình thường, hơi còi, ít nói, không ghi nhớ, có biểu hiện nặng của thiểu năng trí tuệ. *, Nhóm học sinh ương bướng: Gồm những học sinhkhông chịu nghe lời, chỉ làm theo ý thích, có lối sống tỳ tiện, hay làm việc riêng trong giờ học, hay trêu chọc bạn, Nhóm này rơi vào trường hợp các gia đình con 1, nuông chiều con không đúng cách, gia đình thiếu kiến thức trong việc nuôi dạy, * Các yếu tố và nguyên nhân khác: - Điều kiện địa hình cách trở đò giang,dân cư thưa thớt, một số ở rải rác ở các gò núi, sườn đồi; nhà ở xa trường, điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và thời gian cũng như giao tiếp của các em rất nhiều.
  4. - Điều kiện xã hội phát triển chậm: Là vùng ngõ cụt, thông thương gặp nhiều hạn chế, kinh tế thấp, . Từ đó dẫn đến phong trào cũng như cách thức dạy giỗ, kèm cặp con em trong các gia đình là chưa đúng tinh thần, thậm chí còn chưa nghĩ đến. *, Các Nguyên nhân từ phía nhà trường: - Việc tiếp cận học sinh của một số giáo viên còn chưa đúng cách, thậm chí là chưa tiến hành như: Chưa trực tiếp điều tra về hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện địa hình, địa lý tự nhiên nơi em ở; Từ đó, giáo viên chưa đưa ra được các giải pháp phối hợp cùng gia đình; Một số giáo viên còn chưa thực sự tạo ra được môi trường học tập trong lớp và trong các nhóm bạn một cách có hiệu quả nhất. - Giáo viên chậm đổi mới phương pháp: Thâm nhập mô hình trường Tiểu học mới chưa kịp thời, còn muộn màng trong việc tiếp cận các phương pháp dạy dọc mới: Còn lơ mơ trong phương pháp việc làm, phương pháp mẫu ở Tiếng việt lớp 1; ứng dụng phương pháp nhóm, phương pháp bàn tay nặn bột còn chưa đúng tinh thần, chưa phát huy hết tác dụng, . - Là năm đầu tiên thực hiện Thông tư 30 về đánh gia học sinh Tiểu học nên đa số giáo viên còn bỡ ngỡ, mất nhiều thời gian nghiên cứu, tiếp cận; chưa vận dụng linh hoạt hiệu quả, chưa phát huy được hết tác dụng của cách đánh giá mới, - Về quản lý: Người quản lý còn nắm bắt chung chung, sơ bộ, thiếu tính cụ thể, chưa có cơ chế đủ mạnh để đánh giá tích cực và đồng bộ ; hiện tại mới dừng lại ở một số mặt như: có học sinh giỏi, đạt giáo viên giỏi, các gói kích hoạt chưa theo kịp các đơn vị bạn; và do vậy, nhiều giáo viên cũng bỏ qua những nội dung không ai ngó đến, tốn nhiều công sức: “Phụ đạo học sinh yếu kém”. Mặt khác vấn đề đạo đức nghề nghiệp: ý thức trách nhiệm với nghề, còn thiếu sự tác động đúng hướng , chưa thường xuyên và liên tục.
  5. Kế hoạch chỉ đạo còn chung chung, mơ hồ, thiếu tính thực tế nên việc tổ chức cho giáo viên và phụ huynh tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, phối hợp giáo dục, có hiệu quả mang lại chưa cao. Việc sắp xếp giáo viên đứng lớp, bố trí giáo viên triển khai các chuyên đề, hội thảo chưa đúng, chưa trúng và chồng chéo nên chưa mang lại hiệu quả Tất cả những nguyên nhân nêu trên dẫn đến sự yếu kém của chất lượng giáo dục nói chung và của phân môn tập đọc ở lớp 2 nói riêng. II, Giải pháp: Từ nghiên cứu lý luận, nhìn nhận thực tiễn và tìm hiểu các nguyên nhân nêu trên tôi đã tìm tòi và đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm giảm thiểu tỉ lệ học sinh đọc yếu, đọc kém và chưa biết đọc như sau: 1. Lên kế hoạch: Bước 1: Vào cuối năm học 2013- 2014 nhà trường tung mục tiêu, kế hoạch sơ bộ của năm học 2014- 2015 trước khi mở hội thảo ở các tổ 1 tuần trong đó chú trọng nội dung: Khắc phục triệt để tình trạng ngồi nhầm lớp mà bước một là chấm dứt tình trạng đọc yếu, đọc kém ở lớp 2 . Bước 2: Tổ chức hội thảo ở các tổ và nhấn mạnh nội dung: “ tăng cường chất lượng lớp 1 ngay từ buổi học đầu tiên, xoá tình trạng đọc yếu, đọc kém ở các lớp và chú trọng đối với lớp 2 Bước 3: Tổ chức hội thảo chung toàn trường, tổng hợp ý kiến, nắm bắt nguyện vọng và khả năng đứng lớp, đảm nhiệm lớp2 của năm học tiếp theo (2014- 2015) từ giáo viên; Đồng thời yêu cầu giáo viên trình bày kế hoạch của mình nếu được phân công theo nguyện vọng ngay sau đó một tuần. Bước 4: Họp bộ tứ, thống nhất lên kế hoạch chỉ đạo chuyên môn chung và kế hoạch chỉ đạo chấm dứt tình trạng đọc yếu, đọc kém nêu trên. Lên kế hoạch chỉ đạo coi chấm thi định kỳ lần 4 năm học 2013- 2014, làm cơ sở cho việc bàn giao
  6. chất lượng năm học mới 2014- 2015: Khối 5, giáo viên mỹ thuật, âm nhạc coi thi; từ khối 1 đến khối 4 phân công 2 giáo viên coi thi / lớp (gồm 1 giáo viên chủ nhiệm lớp hiện tại và 1 giáo viên lớp chủ nhiệm cho năm học tới). Quá trình kiểm tra cần tập trung vào nhóm học sinh đọc yếu, đọc kém ở lớp 1 lên 2; yêu cầu giáo viên bàn giao và giáo viên nhận bàn giao phải rà soát kỹ từng học sinh đối chiếu theo chuẩn kiến thức và kỷ năng. 2. Tác động vào giáo viên: a, Về nhận thức: Bằng mọi cách để giáo viên tự trọng và nâng cao lòng tự trọng về nghề cao quý: “ Là người Thầy thì phải được nhân dân yêu quý, tin cậy”. Muốn vậy, họ phải nhận thức được, nhận thức sâu sắc rằng: Đối với giáo viên , ngoài những kiến thức sâu rộng, chắc chắn thì còn phải có lòng nhiệt tình, cái tâm sáng. Điều cốt lõi của thành công là lòng say mê và yêu nghề thực sự. Giáo viên phải chứng minh cho được bản lĩnh của người dẫn đường tin cậy trong việc hướng dẫn các em chiếm lĩnh tri thức mới và rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. b, Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ: -Nâng cao công tác tự học tự bồi dưỡng: Đây là việc làm thường xuyên và liên tục; có kế hoạch chặt chẽ và cụ thể của từng giáo viên. Chỉ có vững vàng về kiến thức thì mới có thể chủ động trong phương pháp. Phát huy tác dụng của góc chuyên môn: hằng ngày tổ chức cho anh em giải bài tập khó, tìm cách giải mới, lời giải mới, mở các chuyên đề chuyên sâu vào từng lĩnh vực cụ thể; đối với từng học sinh, cá nhân học sinh. Ví dụ: Chuyên đề “ giáo dục học sinh cá biệt” ; “Đánh giá học sinh theo thông tư 30”; “ cách xây dựng niềm tin cho học sinh yếu, kém, học sinh khuyết tật”; -Đổi mới phương pháp theo hướng: tập trung vào người học; Phương pháp việc làm; học sinh cần cái gì thì dạy học sinh cái đó