Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 2

doc 32 trang sangkien 27/08/2022 5240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_day_hoc_phan_mon_tap_doc_lo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 2

  1. Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Đỗ Thị Ngọc Mỹ - "Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người" (Lênin), "Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng" (Mác). Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết nghiên cứu sâu sắc tiếng mẹ đẻ trong nhà trường."Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này" (K. A. Usinxki). - Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân. Nắm ngôn ngữ, lời nói là điều kiện thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Không có một khoa học nào mà người học sẽ nghiên cứu trong tương lai, không có một phạm vi hoạt động xã hội nào mà không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. Trình độ trau dồi ngôn ngữ của một người nào đó là tấm gương phản chiếu trình độ nuôi dưỡng tâm hồn của anh ta. Chính vì vậy, tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm ở trường tiểu học. - Đặc trưng cơ bản của tiếng mẹ đẻ với tư cách một môn học ở trường phổ thông là ở chỗ nó vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện cần thiết của lao động học tập của học sinh. Nói cách khác, trẻ em muốn nắm kĩ năng học tập, trước hết cần nghiên cứu tiếng mẹ đẻ của mình, chìa khóa của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn. Thiếu ngôn ngữ, con người không thể tham gia vào cuộc sống xã hội hiện đại, vào sản xuất hiện đại, vào sự phát triển văn hóa, nghệ thuật. - Như vậy, sở dĩ môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt giữa các môn học khác trong trường học là vì, một mặt do ý nghĩa của những kiến thức phổ thông mà môn học này đưa lại cho học sinh - về ngôn ngữ như là một phương tiện thông báo, về những đặc điểm của tiếng mẹ đẻ - hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năng biểu cảm của ngôn ngữ Mặt khác, những kĩ năng, kĩ xảo mà nó hình thành trong giờ học tiếng mẹ đẻ là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của người học sinh, không phụ thuộc vào nghề nghiệp tương lai của họ. - ở Tiểu học, hầu như các nước đều coi trọng việc dạy học tiếng mẹ đẻ và dành cho nó vị trí ưu tiên xứng đáng. Có thể nhận thấy điều này qua tỉ lệ số giờ học dành cho tiếng mẹ SVTH: Nguyễn Hoàng Kiệt Trang 1
  2. Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Đỗ Thị Ngọc Mỹ đẻ (tổng số tiết học tiếng mẹ đẻ trong một tuần của cả cấp học và tổng số tiết học của cả tuần, của cả cấp học). - Pháp: 45 / 135 tiết trong 5 lớp (33%) - CHDC Đức: 33,5 tiết/ 72 tiết trong 3 lớp (46%) - Nhật Bản: 44 tiết/ 163 tiết trong 6 lớp (27%) - Liên Xô (cũ): 38 tiết/ 93 tiết trong 4 lớp (40%) - Việt Nam: Chương trình CCGD (ban hành từ năm 1981) 49 tiết/140 tiết trong 5 lớp (39%); Chương trình 2000: 46 tiết/ 118 tiết (39%). Như vậy, Tiếng Việt thể hiện rõ tư cách là một môn học chính ở trường tiểu học nước ta. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Hiện nay nền giáo dục của chúng ta đang trong giai đoạn tiến hành thay đổi chương trình sách giáo khoa dẫn đến những thay đổi về thực trạng dạy học. Việc này góp phần xây dựng giáo dục đào tạo và thực trạng dạy học mang tính hiện đại, tiếp cận nhanh với trình độ tri thức của thế giới. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo nội dung giáo dục và phương pháp dạy học mới, phải phù hợp với từng bậc học cũng như những điều kiện mà địa phương hiện có. Có như vậy thì việc đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) mới đạt hiệu quả. Học sinh tiểu học là nền tảng của tri thức nên giáo dục ở trường tiểu học là rất quan trọng, vì nó là tiền đề vững chắc cho các bậc học tiếp theo của các em. Do đó, giáo dục nước ta không thể không đổi mới, đề theo kịp sự phát triển của xã hội, từ đó mà Bộ Giáo Dục - Đào Tạo quyết định đổi mới chương trình SGK để giải quyết vấn đề cấp thiết hiện nay là nâng cao chất lượng dạy và học. Mỗi phân môn điều được đổi mới và có đặc chưng riêng như tất cả các môn học đều có mối liên hệ với nhau. Mà trong đó môn tiếng Việt là môn khơi nguồn cho các môn học khác, bản thân em là một người giáo viên tiểu học tương lai, thấy được tầm quan trọng của môn học đó. Cho nên em thấy cần phải tìm hiểu Chương trình, SGK Tiếng Việt lớp SVTH: Nguyễn Hoàng Kiệt Trang 2
  3. Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Đỗ Thị Ngọc Mỹ 2 và phương pháp dạy học phân môn Tập đọc và đó cũng chính là lí do em chọn đề tài này. Qua việc nghiên cứu chương trình,SGK Tiếng Việt 2 và thấy được thực trạng dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và từng phân môn khác nói chung. Trên cơ sở đó giúp em có được những kinh nghiệm quý báu và thấy được thực trạng dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giảng dạy sau này được tốt hơn. CƠ SỞ LÍ LUẬN - Tập đọc là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các môn học ở tiểu học. Biết đọc có thêm công cụ để học tập, giao tiếp. Đây là một công cụ mà chỉ người biết chữ mới có. Trong môn Tiếng Việt thì môn tập đọc có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đề ra đó là: Trau dồi kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời sống, rèn kĩ năng đọc, nói, viết và đặc biệt nó còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tình cảm, mĩ cảm và phát triển năng lực tư duy của học sinh. Có thể nói thiếu phân môn tập đọc mà chỉ có phân môn chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn, tập viết, thì nhiệm vụ của môn Tiếng Việt khó có thể thưc hiện đươc. - Tóm lại tập đọc là một phân môn rất qan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn này không chỉ rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển ở các em vóm từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt các môn học khác(chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn, tập viết, ) Hơn thế nữa dạy tốt phân môn tập đoc sẽ giúp các em được một phương tiện để học tập tốt các môn học khác như Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩt thuật được tốt hơn. Do vậy, việc suy nghĩ, tìm chọn những biện pháp hữu hiệu nhất góp phần nâng cao chất lượng gờ dạy của phân môn tập đoc là vô cùng cần thiết. - CƠ SỞ THƯC TIỄN - Như trên ta đã khẳng định môn tập đọc có một vị trí đăc biệt quan trọng trong chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học. Tuy nhiên việc dạy tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng cũng còn có những hạn chế, thiếu sót, do vậy mà chất lượng giảng dạy phân môn tập đọc chưa cao. Qua việc khảo sát khả năng tập đọc văn ản của học sinh lớp mà em thực tập( hai/6) ở tuần đầu tiên của đợt thực tập cho phép em được nêu ra kết quả điềt tra cụ thể như sau: 1. Đọc ê, a ngắc ngứ ( tức là đọc rời vụn ra từng tiếng, sau môic tiếng lại nghỉ kéo dài, không phân biệt được từ trong câu, hoặc có khi gặp vần khó các em dừng lại ở giữa câu để đánh vần) tỉ lệ mắc lỗi này khoảng 10/ 35 em. 2. Đọc liến thoáng: Có một số em lầm tưởng rằng đoc thật nhanh mới là giỏi vì vậy các em đọc liền thôi từ đầu đến cuối, tỉ lệ này khoảng 2/ 35 em. 3. Đọc sai những tiếng có phụ âm đầu hay nhầm lẫn như tr – ch, s – x, r – d – gi loại này khá phổ biến chiếm 25/35 em. 4. Đọc lên xuống giọng tùy tiện, hiện tượng này chiếm khoảng 13/35 em SVTH: Nguyễn Hoàng Kiệt Trang 3
  4. Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Đỗ Thị Ngọc Mỹ 5. Đọc giọng đều đều: Khác hản với những em đọc nhát gừng, đọc liến thoáng, các em này đọc với tốc độ vừa phải, biết ngắt nghỉ đúng dấu câu, nhưng toàn bài không biết nhấn vào những từ ngữ quan trọng, không phân biệt được các loại câu, giọng đều đều buồn tẻ, không thể hiện được nội dung tư tưởng, và ý định của người viết( không đọc diễn cảm được) loại này khá phổ biến khoảng 25/ 35 em.  Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến khả năng đọc của học sinh còn hạn chế như vậy? Qua nghiên cứu điều tra cho phép em được nêu ra hai nguyên nhân chính sau đây: - Trong giờ tập đọc, giáo viên còn xem nhẹ khâu luyện đọc cho hoc sinh do vậy phần luyện đọc chỉ được giáo viên tiến hành một cách máy móc, hình thức nên dẫn đến hậu quả học sinh đọc chưa tốt còn đọc diễn cảm thì càng kém. Phải nói rằng nguồn gốc của nguyên nhân này do giáo viên còn lúng túng trong phương pháp rèn đọc cho học sinh, đồng thời rèn đọc cho học snh chưa đến nơi đến chốn. - Giáo viên đọc mẫu không tốt, thiếu tác dụng làm mẫu và chưa kích thích được học sinh cố gắng đọc theo giáo viên * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đọc ngắc ngứ ê, a là do trong quá trình đọc học sinh còn lo ra không chú ý đọc, hoặc khi gặp những từ khó, hay đó là do thói quen của học sinh. * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đọc liến thoáng là do học sinh đọc quá nhanh dẫn đến nhảy chữ, học sinh cứ nghĩ rằng mình đọc nhanh là tốt rồi chú không biết là mình đã đọc bỏ từ, khó nghe,đôi khi dẫn đến nhảy chử. * Hầu như hiện nay lỗi do phát âm sai phụ âm đầu là phổ biến nhất không chỉ đối với học sinh tiểu học mà đối với cả học sinh cấp 2, 3. Nguyên nhân sâu sa dẫn đến học sinh thường phát âm sai lỗi này là do giáo viên hướng dẫn chưa tốt và ở một phần do ảnh hưởng của phát âm địa phương không đúng chuẩn từ đó họ sinh cũng phát âm sai theo, có trường hợp là ngại vì phát âm chuẩn lại không giống ai, tại sao mà mình phát âm khác mọi người. Do vậy mà sinh ra ngại ngùng đành phát âm sai hoài. Ví dụ như ta thường nói câu: "Đi về thôi" đương nhiên đó là câu phát âm đúng, mà ta lại phát âm là" đi dề thôi" rõ ràng đó là do ảnh hưởng phát âm của địa phương dẫn đến tình trạng phát âm sai ở học sinh. Nhưng không hoàn toàn đỗ lội do ảnh hương của phát âm địa phương mà ta phải xem lại việc dạy học của mình như thế nào mà học sinh phát âm sai như thế, đó mới chính là giải pháp để ta khắc phục tình trạng đó. *Do đâu mà học sinh đọc lên xuống giọng tùy tiện. Câu trả lời còn ở phía trước, xét về mặt thực tiễn thì có lẽ là do học sinh chưa biết cách ngắt nhịp, cách đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm phù hợp với nhân vật hay các từ ngữ biểu cảm, hay lên giọng ở cuối câu khi gặp dấu chấm hỏi, và xuống giọng ở cuối câu khi có dấu chấm cảm, nhưng không thể nói đó là do ở học sinh mà do giáo viên hướng dẫn học sinh chưa tốt, hay trong quá trình luyện đọc giáo viên coi nhẹ khâu này nên dẫn đến việc học sinh nhấn giọng tùy tiện không theo quy luật, có lẽ đây là một vấn đề không đơn giản cho lắm do đó đòi hỏi các nhà giáo dục phải tìm biện pháp làm sao để cho học sinh đọc đúng hơn, ngắt nghỉ phù hợp, nhấn giọng đúng có như vậy thì mới có thể đưa nền giáo dục chúng ta phát triển hơn để phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước trong thời đại ngày nay, để phát triển và hội nhập. SVTH: Nguyễn Hoàng Kiệt Trang 4