Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2

doc 21 trang sangkien 30/08/2022 5081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_2.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 2

  1. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp bởi bên cạnh việc dạy đọc ta cũng trau dồi kiến thức tiếng việt, kiến thức về văn học đời sống, giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho học sinh, phân môn tập đọc góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới .Để học tốt đòi hỏi HS phải đọc tốt, đọc là vấn đề quan trong đối với HS lớp 2 , vì sao ba tháng hè một số em đọc chậm, gia đình thiếu quan tâm thì các em rất khó cảm thụ được nội dung của bài tập đọc , vả lại thời gian qui định về rèn đọc của một tiết học là rất ít, thì đối với những HS yếu làm sao các em cảm thụ được nội dung bài đọc một cách sâu sắc . Đó là những bâng khuâng mà người giáo viên cần đạt trong quá trình rèn đọc cho các em nhất là vào giai đoạn đầu của HS lớp 2 . II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để rèn luyện các em trở thành con người mới đủ thông và tài năng đáp ứng cho nền văn học Việt Nam đến những thành công tốt đẹp , thu được nhiều thành quả cao nhất. Bồi dưỡng tư duy trong sáng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, tình yêu thiên nhiên yêu cái đẹp trong cuộc sống thực hiện các mục tiêu của xã hội. những năm gần đây toàn ngành giáo dục cùng đẩy mạnh phong trào thi đua: Dạy tốt- học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên rất cần những con người có tri thức, có tài năng. Trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, cải tiến lại nội dung và phương pháp dạy học. Đó là việc làm rất bức xúc và cần thiết hiện nay. Chính vì vậy, người giáo viên là nòng cốt rất quan trọng trong việc đồi mới phương pháp , xác định rõ mục tiêu của bài đọc , để giúp các học tốt là vấn đề được các nhà giáo hết sức quan tâm. Đây là một trong những việc làm quan trọng, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Vì thế, biết bao thầy cô giáo ngày đêm miệt mài
  2. nghiên cứu để có những giờ dạy thật sự thu hút các em hăng say học tập, những kinh nghiệm hay, nhằm cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với nhận thức của học sinh. Trong giáo dục nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, môn tập đọc là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Môn này có đặc trưng cơ bản là: vừa là môn học cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ của từng bài học, vừa là công cụ, là chìa khóa, để học tập tất cả các môn học khác. Dạy môn Tập đọc trong các trường Tiểu học đang là một vấn đề được các trường, các nhà nghiên cứu và toàn xã hội quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hàng ngày trong xã hội. Thông qua việc đọc các em không những được nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn trong sáng lành mạnh nhũng mơ ước vươn lên cho ngày mai tươi sáng. Tập đọc là một phân môn giữ vai trò rất quan trọng, trước hết giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng đọc (đọc đúng, diễn cảm) Chính vì vậy, dạy Tập đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như có hình ảnh, những kỹ năng các em sẽ sử dụng suốt đời. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bao gồm các nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục và phát triển một con người toàn diện hơn về nhiều mặt , nhiều lãnh vực trong đời sống . . Đối với học sinh lớp 2 các em bắt đầu bước sang giai đoạn đọc nhanh đọc đúng đọc lưu loát, trôi chảy với các em học giỏi yêu cầu các em là đọc diễn cảm, đọc phải thể hiện được nội dung, tình cảm của bài để từ đó các em bộc lộ tình cảm của mình qua mỗi bài đọc. Mỗi giáo viên cần làm sao, phải làm thế nào? để thông qua môn tập đọc giúp học sinh không những đạt được vấn đề đọc thạo, mà phải hiểu nội dung của bài học. Đó là những suy nghĩ mà các thày cô giáo dạy lớp 2 cần phải rèn và là đích để đạt tới .
  3. Vì những lý do trên và do những yêu cầu của giáo dục Tiểu học tôi xin trình bày một vài ý kiến của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm,và kinh nghiện thực tế có hiệu quả nhất trong các giờ tập đọc là.” rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”. thông qua môn tập đọc . .III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này nhằm mục đích: + Tìm ra phương pháp và hướng đổi mới, giúp học sinh đọc tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. + Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 2. IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Phân môn Tập đọc có vị trí rất quan trọng trong chương trình học Tiểu học nói chung. Tập đọc là bài học khởi đầu giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ (năng lực đọc, nghe, nói, viết) từ đó mở rộng cánh cửa cho học sinh nắm lấy kho tàng tri thức của loài người. Quá trình dạy học gồm 2 mặt có quan hệ mật thiết với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng truyền đạt và chỉ đạo tổ chức. Người học sinh là đối tượng (khách thể) của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học tập với hai chức năng tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Hoạt động học tập của học sinh chỉ có thể đạt hiệu quả nếu học sinh tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập, mỗi học sinh tự hình thành và phát triển nhân cách của mình mà không ai có thể làm thay được. Dạy học là con đường thuận lợi nhất, giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn nhất, có thể nắm được một khối lượng kiến thức cần thiết. Nó được tiến hành một cách có tổ chức có kế hoạch. Giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống, năng lực hoạt động trí
  4. tuệ và tư duy sáng tạo. Từ đó giúp học sinh có hành động đúng đắn trong học tập. Đối với phân môn tập đọc muốn học tốt học sinh phải có kĩ năng đọc, và hiểu được nội dung bài, học sinh biết cách thể hiện cảm xúc của giọng đọc một cách đúng . Khi đó được trang bị kỹ năng đọc, học sinh sẽ ham thích tìm hiểu, biết bộc lộ tình cảm một cách đúng mức trong cuộc sống, ngoài ra để học tốt các em cần phải có vốn ngôn ngữ phong phú, đa dạng. Có như vậy các em mới có đủ điều kiện để học tốt các môn khác. Dạy tốt phân môn tập đọc, cũng giúp học sinh có vốn ngôn ngữ chuẩn mực để tiếp thu tri thức khoa học và khi giao tiếp các em sẽ tự tin hơn. Học tốt môn tập đọc, sẽ tạo tiền đề cho các em học tốt các môn học khác Khi nghiên cứu đề tài này tôi nghiên cứu và tham khảo sách giáo khoa lớp 2, sách giáo viên lớp 2, sách tiếng việt nâng cao lớp 2 và một số sách tham khảo có liên quan đến phân môn tập đọc lớp 2 . II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm dạy tiếng việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy tập đọc ở lớp 2 nói riêng tôi nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học tiếng việt của các em cũng nhiều hạn chế so với các môn toán tự nhiên xã hội, hay đạo đức , ở phân môn tập đọc lớp 2 phần lớn các em đọc được, song một số em đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy,cách đọc một cụm từ dài, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu l/n; tr/ch; s/x đặc biệt học sinh lớp tôi đang chủ nhiệm thì đa số các em đọc con ngọng phụ âm l/n, ch/tr âm cuối n/ng, về kĩ năng đọc chưa thể hiện được tình cảm, nội dung bài học. Ví dụ như các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm, từ chìa khoá, trong những trường hợp sắm vai hay đối thoại các em cũng lúng túng, nhiều em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu các em chưa xác định được đâu là giới hạn những câu đối thoại của mình,đâu là những cụm từ dài cần phài nghỉ hơi, với thực tế trên tôi tìm hiểu kĩ vấn đề rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp mình phụ trách với mong muốn tích lũy thêm cho
  5. bản thân những kiến thức và kinh nghiện nhằm đạt hiệu quả cao trong việc rèn đọc cho các em , với mong muốn là em nào cũng đọc trôi chảy, thành thạo để làm tiền đề cho các môn học khác giúp các em tự tin hơn trong diễn đạt ý, từ câu văn trọn vẹn. * VAI TRÒ: . Khi tiến hành làm đề tài này tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa phân môn tập đọc lớp 2 để tìm hiểu nội dung cấu trúc của chương trình, tìm hiểu việc học của các em, tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn của ngành, nghiên cứu rút kinh nghiệm qua từng tiết dự giờ các bạn đồng nghiệp ở trường mình và trường bạn. Tìm hiểu tài liệu có liên quan đến phân môn tiếng việt nhất là phân môn tập đọc. Trong giảng dạy thường xuyên sử dụng phương pháp gỡ? những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong quá trình rèn đọc cho học sinh . Thường xuyên dự giờ các bạn, thực hiện các chuyên đề minh họa do nhà trường, phòng Giáo Dục, Sở Giáo Dục tổ chức để rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, để đúc kết thành kinh nghiệm cho bản thân để làm sao giúp các em học tốt , đạt được kết quả cao nhất trong các giờ tập đọc ,và môn tập đọc sẽ thật sự trở thành môn học nền tản có tầm quan trọng đối với các em . * NHỮNG TRỞ NGẠI 1. Học sinh: - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học còn nhỏ tự giác trong học tập chưa cao, trình độ đọc còn yếu (chưa rành mạch, còn lấp vấp, phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x), đọc kéo dài ê a . - Đọc và dùng từ địa phương: ngan/ ngang, bảo/ bẩu; về vời/ ; giới / dế. Đối với các em là rất khó trong quá trình rèn đọc nhất là ở giai đoạn đầu năm. 2. Giáo viên: - Giảng nghĩa từ ngữ nhiều hơn là rèn đọc. - Phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dễ, nhưng thực chất đây là phần khó nhất, phần trọng tâm của bài giảng. ở khâu này, giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kỹ năng nhưng lại không biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, chưa chú ý đến tốc