Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở các trường Tiểu học

doc 7 trang sangkien 7240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở các trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_mon_mi_thuat_o_cac.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở các trường Tiểu học

  1. I. Lý do chọn đề tài. Mĩ thuật là một nghệ thuật tạo ra cái đẹp nhằm phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người (mĩ là đẹp, thuật là cách thức, phương pháp) Macxim Goócky, nhà văn lớn của giai cấp vô sản nói: “Con người bản tính là nghệ sĩ, bất cứ ở đâu và lúc nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống”. Thật đúng như vậy, ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên và sự nhận thức thế giới thực được mở rộng thì còn người đã biết ngưỡng mộ và đưa cái đẹp vào phục vụ cuộc sống với ý thức tự giác. Con người đã biết chế tác và trang trí các công cụ lao động bằng đá, bằng đồng từ hình dáng đơn sơ đến phức tạp, vừa tiện dụng lại vừa mang tính thẩm mỹ. Cũng từ đó mĩ thuật luôn gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của con người và ngày càng đạt tới mức độ nghệ thuật cao. Từ những hoa văn trang trí đơn sơ, mộc mạc trên đồ gốm Hoa Lộc (Thanh Hoá) đến những hoạ tiết trang trí tinh vi, phong phú trên mặt trống đồng Đông Sơn, trống đồng Miếu Môn hay trống đồng Quảng Xương từ các nét, các kiểu trang trí khác nhau với các hoạt tiết, màu sắc khác nhau của các dân tộc, trải qua nhiều thời đại đã cho ta thấy một nền nghệ thuật đặc sắc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. Ngày nay, trong đời sống xã hội mới, nhu cầu thẩm mĩ ngày càng phong phú và đa dạng nên yêu cầu mĩ thuật cũng phải đổi mới về chất lượng và kiểu dáng. Chính vì vậy, con người muốn xây dựng, cải tạo khung cảnh thiên nhiên và đời sống xã hội để cảnh quan và môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn, hoàn mĩ hơn về nơi ăn, chốn ở và các phương tiện sinh hoạt từ lớn đến nhỏ trong gia đình như: quần áo, giường tủ, bàn ghế làm sao để ngày càng phải đẹp hơn và tiện dụng hơn. Mọi công trình sinh hoạt cộng đồng về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần cũng được xây dựng nhiều như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, lăng Hồ Chủ tịch, bảo tàng các dân tộc ít người, công viên Thủ Lệ các phương tiện giao thông cũng cần có dáng vẻ và màu sắc đẹp, tiện nghi hơn. 1
  2. Nói tóm lại: Đời sống xã hội mới ngày nay ở mọi nơi, mọi lúc đều cần đến vẻ đẹp “kịp thời” của mĩ thuật và nghệ thuật. Vì vậy, nhu cầu về thẩm mĩ và nghệ thuật là một nhu cầu chính đáng của con người. Chính vì thế mà bộ môn Mĩ thuật đã và đang trở thành môn học bắt buộc ở nhà trường phổ thông. Môn học Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông không nhằm mục đích đào tạo cho các em thành hoạ sĩ mà nhằm giúp các em biết được cái đẹp và vận dụng nó vào trong cuộc sống, giúp các em có tâm hồn trong sáng, khả năng tư duy sáng tạo Để các em học môn Mĩ thuật được tốt thì phải cần rất nhiều yếu tố song một yếu tố quan trọng không thể thiếu được đó là phương pháp dạy học môn Mĩ thuật ở các trường phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng. Đó cũng là nội dung của đề tài mà em đã lựa chọn. Để viết được sáng kiến này em đã dựa vào cuốn sách Mĩ thuật và phương pháp dạy học và cùng với những gì mà em đã được chứng kiến, được tiếp xúc qua lần đi kiến tập ở trường tiểu học Hoàng Hoa Thám. II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Để trang bị kiến thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên phải áp dụng những phương pháp dạy học mà lý luận dạy học đã nêu ra. Dạy Mĩ thuật ở tiểu học cũng như dạy các môn học khác. Song tuỳ đặc điểm từng môn học mà có sự lựa chọn và vận dụng khác nhau. Viết ra sáng kiến này em không có mong muốn gì ngoài mong muốn những người thầy giáo đã và đang chịu trách nhiệm giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở tiểu học tuỳ từng phân môn mà áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp để làm sao cho giờ học đạt hiệu quả tốt nhất. III. Đối tượng và thời gian. Là một học sinh khoa sư phạm Mĩ thuật của Trường Cao đẳng văn hoá nghệ thuật Thanh Hoá em đã và đang được học, được trang bị kiến thức để có đủ hành trang trở thành một cô giáo giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở tiểu học theo đúng chuyên môn và trình độ được đào tạo. Sáng kiến này em viết về đối tượng học sinh tiểu học để qua đó em có thể rút ra cho mình nhiều 2
  3. điều bổ ích để áp dụng một cách phù hợp, chính xác các phương pháp dạy học môn Mĩ thuật có hiệu quả cao nhất. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. 1. Thực trạng và giải pháp về các phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ở tiểu học. Để giảng dạy môn Mĩ thuật có hiệu quả thì có rất nhiều các phương pháp song điều quan trọng là người dạy phải biết lựa chọn phương pháp một cách đúng đắn, kết hợp một cách hài hoà, hợp lý. Những phương pháp thường được áp dụng để dạy môn Mĩ thuật ở tiểu học: * Phương pháp trực quan. Phương pháp này luôn luôn được vận dụng trong việc dạy học mĩ thuật ở tiểu học vì nói phù hợp với đặc điểm môn học và đặc điểm tri giác của học sinh (tri giác bằng trực quan cụ thể). Phương pháp trực quan đối với môn Mĩ thuật có hai yêu cầu: - Chuẩn bị đồ dùng trực quan. + Mẫu vẽ: Bao gồm các đồ vật, dụng cụ trong sinh hoạt, mô hình các khối hình hoạ, hoa quả thực + Tranh ảnh: Các phiên bản của tranh, ảnh nghệ thuật, các bức vẽ minh hoạ của giáo viên. + Các hình vẽ minh hoạ trên bảng. Môn Mĩ thuật ngoài nhiệm vụ cung cấp những tri thức bộ môn và rèn luyện kỹ năng, nó còn có nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do đó mà đồ dùng giảng dạy đưa ra cho học sinh học tập ngoài yêu cầu là đối tượng cho học sinh quan sát, phù hợp với nội dung bài giảng còn có yêu cầu là đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh, tạo không khí nghệ thuật trong giờ học, làm cho các em thêm yêu thích mẫu, làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Điều này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Hiện nay do điều kiện cơ sở vật chất đang còn thiếu thốn nên đồ dùng dạy - học của bộ môn Mĩ thuật đang còn nghèo nàn, đặc biệt là các mẫu vẽ, 3
  4. tranh ảnh có nhiều khi giáo viên phải dạy chay trong giờ: vẽ theo mẫu hoặc không có mẫu thật cho học sinh quan sát. Đồ dùng trực quan: tranh, ảnh, các phiên bản tranh nghệ thuật của các hoạ sĩ cũng rất ít, đa số giáo viên tự làm đồ dùng nhưng có khi đồ dùng lại làm rất sơ sài, thiếu tính thẩm mỹ nên đã làm giảm sút tinh thần học tập của học sinh. Để khắc phục tình trạng này thì Bộ Giáo dục, các cơ quan, các cấp quản lý phải quan tâm đến việc giảng dạy bộ môn này ở trường phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng để tạo điều kiện góp phần làm đủ và giàu thêm đồ dùng dạy và học bộ môn Mĩ thuật. - Trình bày ĐDTQ: Tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi hình thức nghệ thuật mà có những yêu cầu về trình bày đồ dùng trực quan khác nhau. + Đặt mẫu trong vẽ tả thực: Lớp học hiện nay rất khó cho việc đặt mẫu ngang tầm mắt, như cách nhìn thông thường thì từ giữa lớp trở xuống học sinh không nhìn thấy mẫu. Muốn khắc phục khó khăn này, đối với những mẫu có kích thước tương đối lớn, trong lớp có thể bố trí từ 2 đến 3 mẫu (một mẫu ở trên, mẫu ở giữa và một mẫu ở gần cuối lớp). Để cho mẫu hấp dẫn hơn, đẹp hơn và gây được không khí nghệ thuật trong giờ vẽ thì bàn (hoặc ghế) đặt mẫu vẽ nên phủ vải làm nền. Đối với những mẫu nhỏ như cái chén, cái lá giáo viên có thể yêu cầu học sinh mang theo. Đến giờ vẽ đặt lên một số bàn (đủ cho học sinh nhìn thấy) vẽ cái lá, mỗi học sinh tự đặt cái lá lên trước mặt mình để vẽ. + Trình bày hình minh hoạ trên bảng: Loại hình vẽ này giáo viên có thể vẽ trực tiếp bằng phấn lên bảng theo từng bước giảng hoặc chuẩn bị vẽ trên giấy trước. Giảng xong không nên xoá ngay mà lưu lại ít phút để học sinh có thể nhìn bao quát, hệ thống lại. Khi vẽ hình lên bảng cũng cần phải vẽ cẩn thận, chú ý đến bố cục, không nên tuỳ tiện gặp đâu vẽ đấy, vẽ thế nào cũng được, làm ảnh hưởng xấu đến học sinh. - Trình bày tranh ảnh nghệ thuật: Hình thức này được sử dụng chủ yếu trong các giờ xem tranh và phần nào đó trong giờ trang trí. Có nhiều 4
  5. cách trình bày tranh để giảng, song có 2 cách sau đây là thông dụng và có hiệu quả cao hơn cả: + Treo tranh theo từng bước giảng: Giảng đến đâu treo tranh đến đó, khi nào giảng xong bài mới cất tranh. Ưu điểm của cách trình bày này là sự chú ý của học sinh không bị phân tán. + Có thể treo tranh tất cả một lúc (theo thứ tự đã dự kiến để thuận tiện cho việc giảng dạy) nhưng phân tích theo từng trọng điểm: Phân tích vẽ cách bố cục, lấy dẫn chứng ở một số tranh này, phân tích màu sắc, đậm nhạt, lấy lại ví dụ ở tranh kia, qua đó học sinh có thể quan sát, so sánh rút ra kết luận đúng. Trình bày theo phương pháp này làm cho nhãn quan của học sinh được mở rộng song dễ làm phân tán sự chú ý của học sinh. Tuỳ theo yêu cầu của từng loại mà sử dụng, cách này hay cách khác hoặc kết hợp sao cho giờ học có hiệu quả. * Phương pháp giảng giải gợi mở, pháp vấn: Là phương pháp giáo viên dùng lời nói của mình: bằng các lời giải thích, các câu ngắn gọn, dễ hiểu, những bài thí dụ vui, sinh động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh để dẫn dắt các em từ nhận thức này đến nhận thức khác theo định hướng của giáo viên. Đối với việc dạy môn Mỹ thuật ở những lớp đầu cấp, khi dạy rèn luyện các đường nét cơ bản giáo viên có sự lôi cuốn học sinh học tập bằng những lời nói gợi cảm. - Em hãy vẽ những cái gậy cho bà (luyện vẽ nét thẳng). - Em hãy diễn tả con đường làng của em (nét ngang). - Ai có thể lát cái sân gạch của nhà mình cho thật vuông (phối hợp nét thẳng và nét ngang). Hoặc khi hướng dẫn học sinh quan sát nên có những câu hỏi khích lệ ganh đua tìm tòi học tập của học sinh như: Em nào có thể nói được vật mẫu là hình gì? Em nào nói đúng trong bức tranh này có những màu gì? 5
  6. Mỗi phân môn Mỹ thuật có 1 yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục riêng vì thế việc gợi mở, giảng giải cần căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung để có câu hỏi trọng tâm ở mỗi giờ học và có những biện pháp phù hợp để chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao. Đặc biệt ở môn Mỹ thuật sự khêu gợi hứng thú học tập cho các em là rất cần thiết. Ngay từ đầu giờ học nếu giáo viên gây được không khí “nghệ thuật” bằng đồ dùng dạy học, cách đặt mầu vẽ, sự treo tranh ảnh; tạo được sự phấn chấn, học sinh sẽ vẽ với tất cả sự hào hứng say mê, kết quả giờ vẽ sẽ tốt và ngược lại. * Phương pháp luyện tập: - Mục đích: Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Qua luyện tập kiến thức được củng cố và khắc sâu hơn. Đối với môn Mỹ thuật, sự luyện tập của học sinh chiếm phần lớn thời gian trong tiết học. Các em được rèn luyện cách nhìn, cách quan sát đối tượng vẽ như hiện thực của nó, rèn luyện cách thể hiện sự quan sát đó trên giấy. Rèn luyện cách nhìn và cách thể hiện đối tượng là 2 bước trong một quá trình dạy học sinh vẽ; nó có mối quan hệ thống nhất với nhau, quan sát được cái gì cái đó sẽ thể hiện trên giấy. Quan sát tốt hình vẽ sẽ gần mẫu và ngược lại. - Do đó khi hướng dẫn học sinh quan sát, so sánh giáo viên cần tính đến cái gì học sinh sẽ phải thể hiện ở giờ học đó để có những câu hỏi gợi ý quan sát thích hợp, hướng dẫn sự chú ý của học sinh vào những yêu cầu trọng tâm. Tránh gợi ý, lan man không thiết thực với thể hiện, vì sự chú ý của học sinh tiểu học chưa ổn định, chưa bền lâu. Nêu ra mức độ rèn luyện cho sát với đối tượng học sinh ở từng lớp. - Phương pháp luyện tập quan sát và luyện tập thể hiện của vẽ và từ bao quát đến chi tiết. Trong lúc học sinh làm việc (vẽ) giáo viên cần theo dõi giúp các em. Nếu phần lớn học sinh còn lúng túng về thể hiện cần cho cả lớp dừng thực hành để hướng dẫn chung. Đối với các em khá cần động viên khích lệ để các em phấn khởi làm việc, giúp các em kém bằng cách chỉ ra những chỗ 6