Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_giai_toan_co_loi_van_c.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1
- PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN HUỆ Độc lập – Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1 Phần I Khái quát về bản thân 1- Họ tên : Nguyễn Thị Lý , năm sinh : 1970 ,Giới tính : Nữ 2- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Nguyễn Huệ, huyện Tân Hồng. 3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ĐHGDTH 4- Chức vụ: giáo viên 5. Nhiệm vụ được giao: dạy lớp Phần II Nội dung sáng kiến, giải pháp 1. Thực trạng tình hình tập thể, cá nhân trước khi đăng ký sáng kiến, giải pháp. 1.1. Thực trạng tình hình đơn vị Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy hầu như giáo viên nào cũng phàn nàn khi dạy đến phần giải toán có lời văn ở lớp 1. HS rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 25% số HS biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi Cô hỏi lại lại không biết để trả lời . Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. GV phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. 1.2. Thực trạng của bản thân Đầu năm học 2015 – 2016 Tôi được BGH phân công tôi dạy lớp 1A2 có tổng số 30 học sinh. Trong đó có 18 học sinh nữ và 14 hs nam . Gia đình các em đều làm nghề nông nghiệp , sự quan tâm kèm cặp còn hạn chế. Nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn, một số em bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà nên việc học tập của các em thực sự chưa được quan tâm. Tuy điều kiện như vậy song bản thân Cô giáo chủ
- nhiệm cùng tập thể lớp 1A2 luôn nỗ lực rèn luyện và phấn đấu đạt nhiều thành tích trong các phong trào thi đua của nhà trường. Qua nghiên cứu nội dung sách giáo khoa đối chiếu với việc giảng dạy ở trên lớp, kết hợp trao đổi với đồng nghiệp lâu năm chúng tôi rút ra nhận định chung như sau: Với dạng toán: “Giải toán có lời văn lớp1” khi dạy giáo viên và học sinh còn có một số tồn tại : Giáo viên chưa yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, xem bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? Học sinh còn hổng kiến thức, giải toán có lời văn còn lơ mơ . Học sinh chưa biết điền phần bài toán cho biết vào tóm tắt của bài toán. Đặc biệt nhiều em chưa biết viết câu lời giải khi giải bài toán. Trước thực trạng đó, tôi tiến hành khảo sát môn toán dạng bài : “Giải toán có lời văn lớp1” LỚP 1A2 SĨ SỐ HS HOÀN THÀNH CHƯA HOÀN THÀNH 32 14 18 2. Nội dung sáng kiến và giải pháp thực hiện - Đối với học sinh lớp 1 việc giải toán gồm; - Giới thiệu bài toán đơn - Giải bài toán đơn về phép cộng, phép trừ.Chủ yếu là bài toán thêm, bớt một số đơn vị. - Mới làm quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn, không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh. - Để giúp học sinh dần dần phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới giúp học sinh yêu thích say mê giải toán. Chúng tôi đã lựa chọn được một số biện pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Điều chủ yếu của việc dạy học giải toán là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện bài toán mà thiết lập các phép tính số học tương ứng, phù hợp. Để tiến hành được điều đó việc dạy toán diễn ra theo 3 mức độ: -Mức độ thứ nhất : Hoạt động chuẩn bị của giáo viên. -Mức độ thứ hai : Hoạt động làm quen với việc giải toán. -Mức độ ba : Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán. Để học sinh nắm vững được các bước của quá trình giải toán. chúng tôi đã tiến hành như sau : *Hoạt động của giáo viên. Trước mỗi giờ toán, chúng tôi thường nghiên cứu kĩ bài dạy. Tìm xem đồ dùng nào phù hợp với bài dạy như : Nhóm đồ vật, mẫu hình, tranh vẽ.
- Mỗi học sinh có một bộ đồ dùng học toán theo yêu cầu của giáo viên, học sinh được rèn luyện các thao tác trên các nhóm đồ vật hoặc mẫu hình Phần lớn các bài toán đều có chủ đề liên quan tới các đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán. Vì thế việc rèn luyện kĩ năng thao tác qua việc học về phép đo đại lượng rất cần thiết cho việc giải toán. *Hoạt động làm quen với việc giải toán tiến hành theo 4 bước. *Tìm hiểu nội dung bài toán. - Bàì toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Thực hiện các bước giải bài toán. - Kiểm tra cách giải bài toán. *Tìm hiểu nội dung bài toán: *Tìm tòi cách giải toán: Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các giữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán, nhằm xác định mối quan hệ giữa chúng và tìm được các phép tính số học thích hợp. A. Bài toán đơn “về thêm” *Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán. -Giáo viên cho học sinh xem tranh ( nếu có ) rồi đọc bài toán và trả lời câu hỏi của bài toán. *Hướng dẫn học sinh tìm lời giải của bài toán. * Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải -Viết câu lời giải. ( Dựa vào câu hỏi của bài toán) -Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn) - Viết đáp số. *Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán qua tranh vẽ, hoặc mẫu vật thật. Liên hệ với thực tế cuộc sống. Sau đó viết phép tính và kết quả đúng. Giáo viên chỉ vào từng phần của bài giải nhấn mạnh các bước khi giải bài toán: -Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ; Bước 1: Viết câu lời giải ( dựa vào câu hỏi của bài toán. ) Bước 2: Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn ) Bước 3: Viết đáp số. Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại để khắc sâu nội dung bài.Giáo viên nhấn mạnh: Đây là bài toán thuộc dạng toán đơn về “ thêm” ta thực hiện bằng phép tính cộng. B. Bài toán đơn “Về bớt” Bài toán mẫu. Lan gấp được 14 cái thuyền, Lan cho bạn 4 cái thuyền . Hỏi Lan còn lại mấy bao nhiêu cái thuyền ? Tóm tắt :
- Có cái thuyên Bài giải Cho bạn : cái thuyền Còn lại : Cái thuyền ? Các bước tiến hành tương tự như bài toán đơn về thêm. Các em đã nắm được các bước giải bài toán . Học sinh khá giỏi đã giải được thành thạo bài toán đơn về thêm. Vì vậy khi giải bài toán đơn “về bớt” giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, hiểu nội dung bài toán và nắm được các bước giải của bài toán. * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán . - Giáo viên cho học sinh xem tranh ( nếu có) rồi đọc bài toán và trả lời câu hỏi của bài toán: *Hướng dẫn học sinh tìm cách giải của bài toán. * Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Khuyến khích học sinh tìm nhiều câu lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất. - Viết câu lời giải. ( Dựa vào câu hỏi của bài toán) - Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn) - Viết đáp số. *Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán qua tranh vẽ, hoặc mẫu vật thật. Sau đó viết phép tính và kết quả đúng. Ví dụ : Bài toán “về bớt” Cho biết tất cả Một phần Phần còn lại Bớt đi một phần thường dùng các từ : cho đi, bán đi, bay đi, cắt đi, trong đó có, đã tô màu Để tìm phần còn lại: lấy số tất cả trừ đi số bớt đi
- *Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán; Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ (hoặc vật thật) nếu có để kiểm tra kết quả. Việc kiểm tra này nhằm xem cách giải đúng hay sai chỗ nào để sửa chữa, sau đó ghi cách giải đúng, ghi đáp số. -Cuối cùng giáo viên phải yêu cầu học sinh nêu được : Khi giải bài toán tiến hành theo 3 bước ; Bước 1 : Viết câu lời giải ( Dựa vào câu hỏi của bài toán. ) Bước 2 : Viết phép tính. (Tên đơn vị cho vào dấu ngoặc đơn ) Bước 3 : Viết đáp số. Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại nhằm khắc sâu nội dung bài. Để học sinh nắm chắc các bước giải của bài toán và giải thành thạo dạng toán này, giáo viên cho học sinh thực hành một số bài luyện tập để củng cố. -Học sinh biết giải bài toán theo các bước và trình bày bài giải có khoa học. Phần III Khả năng, phạm vi áp dụng và lợi ích, hiệu quả 1 Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến, giải pháp: -Tôi đã áp dụng dạy cho lớp mình đạt hiệu quả cao, và tiết tiết hội giảng chuyên đề về chuyện môn cho dồng nghiệm dự dánh giá góp ý đạt cao . Nên tôi nhân rộng mô hình này ra toàn khối lớp một ở trường TH Nguyễn Huệ. -Mong được các bạn đồng nghiệp tham khảo thực hiện . 2.Hiệu quả đề tài: Những lợi ích, hiệu quả mang lại khi triển khai áp dụng sáng kiến, giải pháp mới: *Khảo sát cuối học kì 2 năm học 2015- 2016 lớp 1A2: kết quả đạt được như sau : Lớp Sĩ Hoàn thành Chưa hoàn thành Số SL % SL % 1A2 32 32 100 0 0 Từ bảng tổng hợp trên ta thấy chất lượng học sinh khá giỏi cuối học kì 2 cao hơn hẳn so với giữa học kì 2. . Học sinh khá giỏi tăng lên . Học sinh trung bình giảm không có học sinh yếu . Hầu hết các em nhìn vào bài toán nêu được tóm tắt, nhìn vào tóm tắt hiểu nội dung bài toán. Biết trình bày bài giải, các em tư duy được nhiều câu lời giải khác nhau. Các em nắm chắc được kiến thức cơ bản của từng dạng toán . Đặc biệt nắm được các bước khi giải toán.
- -Dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. động viên khuyến khích học sinh tìm được nhiều lời giải ngắn gọn, sáng tạo. -Giáo viên thường xuyên trao đổi đồng nghiệp tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Giáo viên luôn sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, -Phối kết hợp với gia đình, nhà trường để học sinh có phương pháp học tốt nhất. Đạt được kết quả cao nhất. Phần IV Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận: Trên đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã áp dụng trong việc dạy; “Giải toán có lời văn lớp1“. Qua thực tế giảng dạy trên lớp và dạy thử nghiệm một số tiết chuyên đề của nhà trường. Từ đó đã giúp chúng tôi rất nhiều trong giảng dạy và đúc kết được một số kinh nghiệm . Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả cao . Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người đăng ký Nguyễn Thị Lý
- PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH NGUYỄN HUỆ Độc lập – Tự do - Hạnh phúc ĐĂNG KÝ THI ĐUA NĂM HỌC 2016-2017 I. Khái quát về bản thân 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Lý , sinh năm: 1970 2. Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Huệ 3. Chức vụ: giáo viên 4. Nhiệm vụ được phân công : Dạy lớp 1 II. Nội dung đăng ký thi đua: Hưởng ứng phong trào thi đua do Ủy ban nhân dân huyện, đơn vị phát động, tôi xin đăng ký thi đua thực hiện hòan thành tốt các nội dung sau: 1/ Nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu sắc chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chương trình hành động của đảng bộ. Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW. Luôn tự giác, đồng lòng quyết tâm thực hiện một cách hiệu quả. 2/ Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; sáng tạo, đổi mới trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Tham mưu, đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả, hoàn thành xuất sắt nhiệm vụ năm học 2016 - 2017. 3/ Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện tốt kỷ cương, nề nếp, kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của nhà trường; Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, tận tâm với nghề, yêu thương học sinh, xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh, tác phong mẫu mựccủa người giáo viên . 4/ Thường xuyên, tích cực trong học tập, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao trong chuẩn nghề nghiệp,về trình độ đào tạo, ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và công tác,hoàn thành nhiệm vụ được giao. 5/ Đoàn kết, hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác,cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ vụ được giao . III. Đăng ký hình thức thi đua: Tôi xin đăng ký hình thức thi đua Năm học 2016-2017 là: Lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cơ sở. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người đăng ký Nguyễn Thị Lý