Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sin.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học cơ sở
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN THUỶ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YÊN LẠC ctcn Yên Lạc, ngày 20 tháng 10 năm 2018 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Người thầy đóng vai trò, vị trí quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn , lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học tập và bước vào cuộc sống. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 6 buổi/ tuần, người thầy còn phải thường xuyên theo dõi các 1
- PHẦN THỨ 2: NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học: Lứa tuổi cấp 2 các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng để tự tin bước vào cuộc sống. Bên cạnh đó các em bị áp lực quá lớn về học tập Cha mẹ gửi ở trường, gửi kèm riêng hàng năm đầu tư cho con tiền học thêm không ít với nhà 3
- phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận mở lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và Tên: 2. Là con thứ trong gia đình. 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo) 4. Kết quả học tập năm lớp 5: (Giỏi, Tiên tiến, trung bình) 5. Môn học yêu thích: 6. Môn học cảm thấy khó: 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không) 8. Những người bạn thân nhất trong lớp: 9. Sở thích: 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà xóm, khu Số điện thoại của gia đình: Qua phiếu điều tra với những em nhập nhóm theo học, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để đưa ra cách dạy từ xa phù hợp đối tượng. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 2. Lập mỗi nhóm là một khối lớp riêng: - Đăng Phân phối chương trình bộ môn Toán cho học sinh theo dõi. - Dạy học cơ bản: + Tôi hướng dẫn từ xa chung cho học sinh học tốt các bài trong sách giáo khoa. + Tôi chia sẻ các tiết giảng mẫu , hay bám sát phân phối chương trình và theo từng tuần để học sinh tìm kiếm để tự học dễ dàng qua điện thoại thông minh hoặc máy vi tính mà không phải học thêm tràn lan tiết kiệm thời gian, tiền của. + Tôi tìm tài liệu cho học sinh tự học theo chuyên đề với phần kiến thức song song với kiến thức các em học buổi chính khoá làm thêm để củng cố và nâng cao kiến thức. 5
- những hoạt động của cô trò một cách công khai. Phụ huynh và học sinh ,giáo viên trao đổi vô tư, thoải mái, tích cực Tôi cảm thấy nhiều điều thú vị khi tôi cùng học sinh cuốn vào dạy và học mà quên đi các trò vô bổ trên mạng xã hội. 3. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp * Xây dựng mối quan hệ thầy- trò: Trước đây, quan hệ thầy, trò là quan hệ chịu ơn- ban ơn; bề trên- kẻ dưới; giảng giải- ghi nhớ. Ngày nay, quan hệ này được thay bằng quan hệ phân công- hợp tác. Thầy thiết kế- trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc- trò làm theo mẫu của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm,nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc- học trò làm; tôi hướng dẫn- học trò thực hiện. Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn. Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của học sinh. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến cả cách tương tác , giao tiếp khi tham gia lớp học và nội quy nhóm luôn có sự giám sát của cô. một lớp học từ xa có nề nếp không dăng tải bừa bãi . Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh đó phải làm lại chứ không chấm điểm kém ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại , điểm các em làm lại vẫn có thể là điểm khá, điểm giỏi. Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh chấm điểm không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà chấm điểm để nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực. 7
- Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học giỏi sẽ giúp những em học yếu; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (Học thầy không tày học bạn). Nhưng trong thực tế, một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò,các em chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau. Những em nữ thì hay rỗi hay hờn giận. Còn các em nam thì hăm he đánh nhau, trả thù nhau. Tuy các em chưa gây ra chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm bạn bè và chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên , tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó khi đó tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh từng nhóm và lấy kết quả đó chung cho tất cả các thành viên của nhóm. Tôi khuyến khích học sinh tự phản hồi những điều em chưa đồng ý về việc làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó hoặc của một bạn nào đó trong lớp chứ không nói xấu, không xa lánh bạn. Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nẵm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa. 2.3 Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích của hầu hết các học sinh . Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ 9
- 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở trên lớp thôi chưa đủ mà việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Trong khi đó, tôi thấy điều kiện gia đình, không gian sống của học sinh cũng như nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh chỉ dừng lại ở nhận thức học tại lớp là đủ.Và điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học tập và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà. Về phương pháp học tập, tôi có thể hướng dẫn cho từng em. Nhưng còn góc học tập thì gia đình phải làm cho con em của mình. Để biết được số học sinh có góc học tập hay không, tôi tiến hành điều tra qua học sinh, qua phụ huynh, qua bạn bè gần nhà của học sinh. Đôi khi ghé thăm gia đình mục đích xem góc học tập của học sinh như thế nào. Đối với những em có góc học tập nhưng chỗ đặt chưa phù hợp, tôi trao đổi với phụ huynh sắp xếp lại vị trí sao cho sáng sủa và thoáng mát về ban ngày, đầy đủ ánh sáng về ban đêm. Tôi hướng dẫn học sinh cách sắp xếp tập vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, tiện lợi và trang trí góc học tập bằng cách cắt gấp những bông hoa, lọ hoa bằng giấy để trưng bày và những cái hộp xinh xinh để đựng đồ dùng. 11
- III. Hiệu quả của sáng kiến : Trong năm học 2014-2015 tôi được nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 6B và tôi thực hiện nghiên cứu sáng kiến ngay trong công tác chủ nhiệm , so sánh với lớp 6A không được vận dụng sáng kiến tôi thu được kết quả như sau: Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Lớp 6 A Xếp thứ Xếp thứ Xếp thứ Xếp thứ 10/ 12 lớp ( Chưa vận 4/12 lớp. 6/12 5 /12 lớp Cờ xanh ( có học sinh dụng sáng Cờ đỏ Cờ xanh ( Có bỏ tiết, mất trật tự) kiến) Cờ đỏ học sinh Không được bình xét đánh nhau) lớp tiên tiến 13
- (3,5%) ( 35 %) ( 61,5%) *) Lớp 6B đạt lớp tiên tiến năm học 2014-2015 Lớp 6A không đạt lớp tiên tiến. PHẦN THỨ 3: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận chung: Muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải: Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen, của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. 15
- nhiệm của giáo viên chủ nhiệm giỏi, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Về phía chính quyền, địa phương, gia đình học sinh : Cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên, với nhà trường để giáo dục học sinh. Nhà nước, xã hội quan tâm về đời sống của nhân dân, nâng cao về kinh tế thì sẽ nâng cao về mặt nhận thức, có kinh tế thì sẽ có điều kiện chăm lo giáo dục con, em. Về phía đồng nghiệp mong được góp ý chân thành, giúp nhau cùng tiến bộ , nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2014 -2015. Tôi xin chân thành cảm ơn . HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN Yên Lạc, ngày 16 tháng 5 năm 2015 TRƯỜNG: THCS YÊN LẠC Người viết Nhất trí xếp loại : Hoàng Thị Thu HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN HUYỆN YÊN THỦY Nhất trí xếp loại: 17
- SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 6 Yên Lạc, ngày 16 tháng 5 năm 2015 19