Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông

doc 19 trang sangkien 30/08/2022 4820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_doi_ngu_giao_vien_trong_nha.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường phổ thông

  1. A- ĐặT VấN Đề I- LờI Mở ĐầU Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng cơ bản tham gia hoạch định chiến lược và xây dựng các kế hoạch phát triển nhà trường. Cùng với hiệu trưởng, họ tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, huy động và sử dụng các nguồn lực để phát triển nhà trường. Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục. Hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh, thầy giáo, cô giáo sẽ là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn là do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó phát triển đội ngũ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. Sản phẩm của họ khác với sản phẩm của các loại hình lao động khác ở chỗ: sản phẩm này tích hợp cả nhân tố tinh thần và vật chất, đó là “Nhân cách - Sức lao động”. Lao động của nhà giáo trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững. Một ngày thiếu giáo dục đất nước không thể tồn tại được và giáo dục không có người thầy không thể vận động được. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác giáo dục. Người coi giáo viên (GV) trong chế độ mới hoàn thành được nhiệm vụ của Đảng, nhân dân giao cho là những người “Anh hùng vô danh". Người cũng rất quan tâm tới công tác đào tạo con người thông qua hoạt động giáo dục. Người khẳng định “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [Hồ Chí Minh, tập 12, 2002: 498]. Để thực hiện nhiệm vụ cách mạng vẻ Trang 1
  2. vang đó, theo Người cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, trong đó công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng. Chỉ thị 40/CT- TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” đã chỉ rõ: mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiến sĩ Raja Rosingh, nhà GD ấn Độ, chuyên gia giáo dục UNESCO khu vực Châu á - Thái Bình Dương có lời bình khá ấn tượng về tầm quan trọng của người giáo viên trong bối cảnh GD đi vào thế kỷ XXI: “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình GD và đặc biệt trong việc định hướng lại GD. Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”. Vai trò của đội ngũ giáo viên trong nhà trường là rất quan trọng, vì vậy mỗi nhà trường cần chú trọng đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ. Để thực hiện mục tiêu đó, trong mỗi nhà trường, hiệu trưởng là người lãnh đạo phát triển đội ngũ. hiệu trưởng phải chủ động thu hút và tập hợp lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ của nhà trường với những nội dung và hình thức phù hợp. II- THựC TRạNG CủA VấN Đề NGHIÊN CứU 1. Thực trạng của đội ngũ giáo viên Bỉm Sơn hiện nay. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói chung cơ bản ổn định về số lượng, đồng bộ về chất lượng, có tỷ lệ trình độ đào tạo trên chuẩn ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ giáo viên có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với công việc, nhận thức chính trị vững vàng và luôn giữ được đoàn kết nội bộ. Năng lực sư phạm ngày càng được củng cố và nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục phổ thông. Trang 2
  3. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên ở Thị xã Bỉm Sơn trong năm học 2009-2010 được thống kê với số liệu như sau: Toàn ngành có 529 giáo viên (trong đó Tiểu học: 261 người; THCS: 268 người;) - Số giáo viên thừa: TH 15 người; THCS: 54 người. - Số giáo viên thiếu: 0 - Số giáo viên nữ toàn ngành: 429 (trong đó TH: 203; THCS: 226) chiếm tỷ lệ: 81%. - Trình độ đào tạo: + Đạt chuẩn: TH: 100%; THCS: 98,7% + Trên chuẩn: TH: 28,7%; THCS 31% Nhìn chung giáo viên trên địa bàn Thị xã đủ về số lượng, có trình độ chuẩn theo quy định, đảm bảo về chất lượng, có khả năng đảm nhận công tác giảng dạy theo yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Sự phân cấp quản lý GD đặc biệt là lĩnh vực nhân sự và tài chính đã có bước tiến bộ; công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ đã được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình, tạo nên động lực phấn đấu trong đội ngũ, tạo nên sự phát triển các trường học nói riêng, ngành GD&ĐT nói chung. 2. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THCS Xi Măng. Danh mục Tổng số Ghi chú 1. TS cán bộ GV,NV 35 - Nam 6 - Nữ 29 - Đảng viên 18 - Dân tộc 0 - Quản lý 3 - Giáo viên 30 - Nhân viên 2 2. Trình độ đào tạo - Trên Đại học 0 Trang 3
  4. - Đại học 11 - Cao đẳng 23 - Trung cấp 1 3.CM đào tạo(của GV) - Toán 7 - Lý 1 - Hoá 2 -Sinh 2 - Địa 1 - C. Nghệ 0 - Thể dục 3 - Văn 7 - Sử 2 - GDCD 0 - T. Anh 2 - Nhac 1 - Hoạ 1 - Tin 1 4. Chất lượng đội ngũ - GV giỏi tỉnh 1 - GV giỏi huyện 4 - GV giỏi trường 22 5. Độ tuổi - Từ 20 - 30 tuổi 2 - Từ 31 - 40 tuổi 11 - Từ 41 - 50 tuổi 15 - Từ 51 < 60 tuổi 7 Trang 4
  5. - Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đội ngũ CBGV, nhân viên có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng trình độ chuẩn của giáo viên giảng dạy ở cấp học: 100% đạt chuẩn; 30% giáo viên đạt trên chuẩn; 20% giáo viên đang học trên chuẩn. 80% có chứng chỉ tin học, ngoài những giáo viên ngoại ngữ, chưa có giáo viên có chứng chỉ bằng A tiếng Anh, và đây là một hạn chế cho đổi mới phương pháp dạy học, việc tiếp cận với tri thức công nghệ thông tin thời hội nhập vào công tác dạy học. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên phân rõ thành 2 thế hệ. Giáo viên tuổi đời, tuổi nghề cao, thuộc thế hệ lớp trước. Họ có kinh nghiệm, nhiệt tình giảng dạy, tâm huyết với nghề song việc tiếp cận kiến thức mới và đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế, thiên về thuyết trình giảng giải, nên học sinh thụ động ghi chép, học thuộc một cách máy móc Thế hệ giáo viên trẻ được đào tạo chính quy có kiến thức mới, phong phú, chắc chắn ở nhiều lĩnh vực. Họ có ý thức và mạnh dạn trong việc đổi mới có ý thức đổi mới phương pháp dạy và học, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động tập thể khá sôi nổi. Tuy nhiên đội ngũ này còn hạn chế về phương pháp dạy học. thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, lòng nhiệt tình chưa cao. Đội ngũ này cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn, như soạn bài, giảng dạy, chấm bài, chữa bài đúng quy chế; phần lớn có sự đầu tư cho chuyên môn, Song việc soạn giảng của giáo viên soạn giảng vẫn còn nhiều hạn chế, còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo viên, chưa bám sát đối tượng, chưa nắm vững trọng tâm, chưa biết khắc sâu kiến thức cơ bản, chưa chú ý đến luyện kỹ năng cho học sinh. - Về cơ cấu bộ môn: Có nhiều sự bất cập về cơ cấu bộ môn, môn thừa, môn thiếu: Ngữ Văn, Toán, môn Thể dục thừa nhiều, một số môn còn thiếu như: Địa, Tiếng Anh, có những giáo viên phải dạy tới 19/tuần trong khi đó các môn khác chỉ dạy 12T/ tuần. Như vậy tổng số GV biên chế là đủ, song cơ cấu bộ môn không đông đều, rất khó cho việc bố trí đúng chuyên môn đào tạo. - Về phẩm chất đạo đức: Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đa số có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, yêu nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục. Chấp hành đầy đủ các quy định của Pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Trang 5
  6. Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương, của ngành, của nhà trường. Có đạo đức nhân cách, lối sống lành mạnh trong sáng của nhà giáo. - Về giới tính và độ tuổi:: Số cán bộ giáo viên nữ là 30 đồng chí, chiếm 86% tổng số giáo viên toàn trường. Số giáo viên có tuổi đời từ 40 trở lên chiếm 63%. Đội ngũ giáo viên số có sức khoẻ tốt, có thể cống hiến lâu dài cho sự nghiệp GD&ĐT. Song số giáo viên cao tuổi vẫn nhiều hơn so với giáo viên trẻ nên việc tiếp cận công nghệ thông tin hạn chế, tự học tự bồi dưỡng ở mức độ thấp, ảnh hưởng nhiều đến việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. - Định mức lao động theo thông tư 35: Nhà trường còn thiếu nhiều nhân viên: Nhân viên y tế, nhân viên văn thư, thư viện nhà trường phải phân công cho giáo viên khác kiêm nhiệm, gây khó khăn trong công tác điều hành của hiệu trưởng nên hiệu quả công việc không cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đội ngũ giáo viên của nhà trường hàng năm được bổ sung, từng bước chuẩn hoá về trình độ và cân đối về cơ cấu. Hiện nay, đội ngũ giáo viên khá đủ về số lượng; đảm bảo về chất lượng. Về cơ bản đội ngũ CBGV đã đáp ứng được yêu cầu, trình độ chuyên môn, đa số giáo viên nhiệt tình, say mê tâm huyết với nghề, hàng năm nhà trường luôn chú trọng đến nâng cao từng bước chất lượng đội ngũ. Song do yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa (SGK) nên đội ngũ giáo viên hạn chế nhiều mặt, nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Mặt khác nguồn nhân lực đội ngũ của trường là phụ thuộc vào sự điều động của cấp trên,. Vì vậy việc xây dựng phát triển đội ngũ là việc làm khó khăn, việc lập kế hoạch chỉ mang tính lý thuyết. Các chế tài của nhà nước chưa cho phép các hiệu trưởng chủ động muốn xây dựng một cơ chế tài chính, nhằm thu hút giáo viên hoặc cân đối đội ngũ cho hợp lý thì các việc này đều vượt khỏi tầm tay. III. KếT QUả THựC TRạNG Với những khó khăn có tính đặc thù của địa phương, của nhà trường hiện nay, công tác phát triển đội ngũ đang đứng trước những thách thức: giữa yêu cầu phát triển nhanh về quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Số lượng Trang 6