Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp trong trường trung học cơ sở

doc 43 trang Sơn Thuận 07/02/2025 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp trong trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_cac_pham_chat_nang_luc_cua.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp trong trường trung học cơ sở

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Các bộ môn trong trường THCS 2. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 10 năm 2014 đến ngày 15 tháng 04 năm 2015. 3. Tác giả: Họ và tên: NGUYỄN CÔNG MINH. Năm sinh: 1980 Nơi thường trú: Xã Hồng Quang - Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán. Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ khoa học Tự nhiên. Nơi làm việc: trường THCS Nam Hoa. Địa chỉ liên hệ: trường THCS Nam Hoa - Xã Nam Hoa – Huyện Nam Trực – Tỉnh Nam Định. Điện thoại: 091 77 49 112 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Nam Hoa Địa chỉ: xã Nam Hoa - huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định Điện thoại: 03503 827 475 1
  2. Xuất phát từ thực tế và những lí do trên tôi muốn đưa ra sáng kiến: “PHÁT TRIỂN CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ” Với hi vọng sẽ giúp cho các bạn đồng nghiệp đang giảng dạy các bộ môn trong trường THCS có một tài liệu tham khảo trong quá trình dạy học, hiểu sâu hơn về phương pháp DHDA, trang bị thêm cho mình những cách thức, những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức cho học sinh học tập theo dự án. Trên cơ sở đó tạo cho học sinh hứng thú học tập đồng thời phát triển năng khiếu của bản thân thông qua việc học tập và nghiên cứu bài học. Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao chất lượng học sinh giỏi và chất lượng tuyển sinh vào THPT hàng năm và đặc biệt là phát huy tích tích cực, chủ động sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh từ đó cho ta “sản phẩm” của dạy học theo dự án là những con người phát triển toàn diện. II. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu tổng quan về phương pháp DHDA, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tổng kết kinh nghiệm hướng tới mục đích đưa ra một số bài học kinh nghiệm về nội dung, phương pháp dạy học; giúp học sinh phát huy tính linh hoạt, sáng tạo, không dập khuôn để rèn luyện tư duy đồng thời gây hứng thú học tập cho học sinh qua đó phát triển các phẩm chất và năng lực của từng học sinh; góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường trung học cơ sở; tích cực đổi mới phương pháp dạy học. III. Nhiệm vụ nghiên cứu. SKKN này tôi chủ yếu đi vào giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau đây: + Nghiên cứu tổng quan về phương pháp dạy học theo dự án. + Nghiên cứu tổng quan về các phẩm chất, năng lực. + Đề xuất một dự án dạy học theo chủ đề. IV. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu lí luận: tham khảo các giáo trình phương pháp dạy học về các phẩm chất trí tuệ, sách báo, các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài, sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm, thống kê toán học, phân tích chất lượng kết quả giảng dạy các năm. + Phương pháp phỏng vấn và điều tra giáo dục. + Tham khảo ý kiến chuyên gia về vấn đề nghiên cứu. 3
  3. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Khái quát về dự án và dạy học theo dự án 1. Khái niệm dự án và dạy học theo dự án a) Khái niệm dự án Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian, phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực xác định nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Dự án có tính phức hợp, tổng thể, được thực hiện trong hình thức tổ chức dự án chuyên biệt. Quá trình thực hiện một dự án được phân chia thành các giai đoạn khác nhau. Cách phân chia phổ biến bao gồm 4 giai đoạn cơ bản sau đây: - Xác định mục tiêu dự án (giai đoạn chuẩn bị / giai đoạn khả thi) - Lập kế hoạch dự án (lập kế hoạch và thiết kế dự án) - Thực hiện dự án (thực hiện và kiểm tra) - Kết thúc dự án (đánh giá) b) Khái niệm dạy học theo dự án Có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về dạy học theo dự án. Ngày nay DHDA được nhiều tác giả coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án, có nhiều PPDH cụ thể được sử dụng. Tuy nhiên khi không phân biệt giữa hình thức và PPDH, người ta cũng gọi là PP dự án, khi đó cần hiểu đó là PPDH theo nghĩa rộng, một PPDH phức hợp. Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA. 2. Đặc điểm của dạy học theo dự án Trong các tài liệu về DHDA có rất nhiều đặc điểm được đưa ra. Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ 20 khi xác lập cơ sở lý thuyết cho PPDH này đã nêu ra 3 đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng HS, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hoá các đặc điểm của DHDA như sau: - Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học. 5
  4. - Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học. - Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau. - Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học, ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường. b. Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân. Dự án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu. Trong trường phổ thông còn có dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho 1 lớp học. c. Phân loại theo sự tham gia của GV: dự án dưới sự hướng dẫn của một GV, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều GV. d. Phân loại theo quỹ thời gian: K.Frey đề nghị cách phân chia như sau: - Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học; - Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới hạn là một tuần hoặc 40 giờ học; - Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”). Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phổ thông. Trong đào tạo đại học, có thể quy định quỹ thời gian lớn hơn. e. Phân loại theo nhiệm vụ: Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các dạng sau: - Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng; - Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình; - Dự án thực hành (dự án kiến tạo sản phẩm): trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác; - Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên. Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau. Trong từng lĩnh vực chuyên môn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng. 5. Tiến trình dạy học theo dự án Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thể chia tiến trình của DHDA làm nhiều giai đoạn khác nhau. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy hoc theo dự án theo 5 giai đoạn. a. Xác định chủ đề và mục đích của dự án: GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó liên hệ với hoàn cảnh thực 7
  5. c) Tin yêu đất nước Việt Nam; có ý thức tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 1.2. Nhân ái, khoan dung a) Yêu thương con người; sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tham gia các hoạt động xã hội vì con người. b) Tôn trọng sự khác biệt của mọi người; đánh giá được tính cách độc đáo của mỗi người trong gia đình mình; giúp đỡ bạn bè nhận ra và sửa chữa lỗi lầm. c) Sẵn sàng tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường; không dung túng các hành vi bạo lực. d) Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới. 1.3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư a) Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; nhận xét được tính trung thực trong các hành vi của bản thân và người khác; phê phán, lên án các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống. b) Tự trọng trong giao tiếp, nếp sống, quan hệ với mọi người và trong thực hiện nhiệm vụ của bản thân; phê phán những hành vi thiếu tự trọng. c) Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. 1.4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó a) Tự giải quyết, tự làm những công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt; chủ động, tích cực học hỏi bạn bè và những người xung quanh về lối sống tự lập; phê phán những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. b) Tin ở bản thân mình, không dao động; tham gia giúp đỡ những bạn bè còn thiếu tự tin; phê phán các hành động a dua, dao động. c) Làm chủ được bản thân trong học tập, trong sinh hoạt; có ý thức rèn luyện tính tự chủ; phê phán những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. d) Xác định được thuận lợi, khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân; biết lập và thực hiện kế hoạch vượt qua khó khăn của chính mình cũng như khi giúp đỡ bạn bè; phê phán những hành vi ngại khó, thiếu ý chí vươn lên. 1.5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên a) Tự đối chiếu bản thân với các giá trị đạo đức xã hội; có ý thức tự hoàn thiện bản thân. 9
  6. 2. Về các năng lực chung 2.1. Năng lực tự học a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện. b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. 2.2. Năng lực giải quyết vấn đề a) Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. c) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. 11
  7. 2.6. Năng lực hợp tác a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp; b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công; c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp; d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm; e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. 2.7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống. 2.8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ a) Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các bài đối thoại, chuyện kể, lời giải thích, cuộc thảo luận; nói chính xác, đúng ngữ điệu và nhịp điệu, trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương tŕnh học tập; đọc hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các văn bản, tài liệu ngắn; viết đúng các dạng văn bản về những chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân ưa thích; viết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân tích được cấu trúc và ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiện. 13
  8. CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT MỘT DỰ ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên dự án dạy học: Tích hợp kiến thức các môn Vật lý, Hóa học, Hình học và kiến thức trong thực tiễn vào giảng dạy nội dung “Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình” cho học sinh lớp 9 ( Tiết 41,42,43,44 – Phần Đại số 9). 2. Mục tiêu dạy học Trong chương trình Toán lớp 9, giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình là nội dung được dạy ở chương III: Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn – Phần Đại số; được giảng dạy trong 4 tiết học: 41,42,43,44. Mục tiêu cơ bản cần đạt được: - Về kiến thức học sinh có khả năng: + Nắm chắc các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. Thấy được ý nghĩa của từng bước giải để từ đó thiết lập sự liên hệ chặt chẽ trong việc phân tích, lập hệ, giải hệ, trả lời nghiệm của bài toán. + Biết vận dụng linh hoạt kiến thức về toán học, vật lý, hóa học và những hiểu biết về thực tế để làm toán. + Nắm được các dạng bài tập giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình: loại toán về tỉ số, loại toán về quan hệ giữa các số; loại toán phần trăm, loại toán chuyển động, loại toán năng suất công việc; loại toán có nội dung lí hóa, loại toán có nội dung hình học; - Về kĩ năng: + Học sinh được rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp và tìm mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán để lập hệ phương trình, giải và trả lời nghiệm. + Học sinh có kĩ năng giải các loại toán về giải bài toán bằng cách lập phương trình. + Học sinh biết dựa vào số liệu bài toán đã cho để thiết lập bài toán mới hoặc dựa vào nội dung bài toán thay số liệu để đề xuất bài toán mới, + Học sinh được rèn kĩ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sử dụng công nghệ hiệu quả trong học tập. - Về thái độ: + Nghiêm túc, cẩn thận trong việc đánh giá đề bài toán, chọn và đặt điều kiện cho ẩn, lập hệ , giải hệ và trả lời kết quả. + Thấy được toán học gắn liền với thực tiễn cuộc sống và toán học với các môn học khác như các môn Vật lí hay Hóa học, + Yêu thích bộ môn toán và ý thức vươn lên trong học tập. 15