Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm

doc 20 trang sangkien 27/08/2022 12841
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_de_lam_tot_cong_tac_ch.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NHẬN XÉT CHUNG: ĐIỂM THỐNG NHẤT Bằng số: Bằng chữ: Giám khảo số 1: Giám khảo số 2: NĂM HỌC 2009- 2010 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG: THPT NAM SÁCH II SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM TÁC GIẢ: ĐÀO THỊ HẬU ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG TH, THCS HOẶC TỔ CHUYÊN MÔN, TRƯỜNG THPT, TRUNG TÂM ( Nhận xét, xếp loại, ký, đóng dấu) 2
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Chính vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết người GVCN cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ và nội dung của công tác chủ nhiệm. 1, Nhiệm vụ, chức năng và nội dung của người giáo viên chủ nhiệm. a, Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải quản lí toàn diện lớp học và cần nắm vững: hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm; quản lí toàn diện đặc điểm học sinh của lớp. Nắm vững mục tiêu đào tạo cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, để kết hợp giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực hiện tốt nhiệm vụ của một thầy cô giáo nói chung, mẫu mục về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và những quy định của nhà nước; nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn dạy học. Người giáo viên phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội với tư cách là lực lượng tri thức trong công cuộc đổi mới, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và BGH kịp thời các vấn đề của lớp chủ nhiệm để giải quyết. Kịp thời kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của học sinh. Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp khác làm chủ lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng trường học. Thông qua tổ chức hoạt động tự quản của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khác tổ chức cho học sinh có điều kiện tham gia vào các hoạt động của nhà trường, xã hội, Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa BGH, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách là người đại diện cho lớp chủ nhiệm, GVCN có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực những quyền lợi chính đáng cho học sinh của lớp. GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh 3
  4. Học sinh lớp 12 là những em ở lứa tuổi thanh niên – lứa tuổi giàu ước mơ, đang muốn khẳng định mình, năng động, dám nghĩ dám làm nhưng còn thiếu kinh nghiệm, khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, gặp thất bại lại dễ mất niềm tin, Vì vậy, việc định hướng, giúp đỡ học sinh kịp thời là rất cần thiết. Chức năng cố vấn có ý nghĩa quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm vì chức năng này, về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giáo dục. Cố vấn còn là quá trình giáo dục, định hướng của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với hoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay cho các em mọi hoạt động. Chức năng cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn bộ nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. GVCN cần tư vấn cho học sinh trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong bạn bè, định hướng nghề nghiệp , cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 – lớp học cuối cấp. b, Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững đường lối, quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. Ví dụ: Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách, vai trò của giáo dục, hoạt động; mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh; các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, bùng nổ sư phạm, đó là những lí luận mà người giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững. Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh. Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp, phân tích cho được nguyên nhân của các hiện tượng, đặc điểm của từng học sinh. Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học để đảm bảo tính hệ thống phát triển nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau: Khái quát chung về đặc điểm lớp chủ nhiệm. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá – giỏi, phụ đạo học sinh yếu – kém. Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác. Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 4
  5. 2, Lý do chọn đề tài. Trong thời gian qua, Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ với thế giới bên ngoài. Những thành quả gặt hái được trong quá trình đó thì ai cũng có thể thấy được. Nhưng cũng có một thực tế rõ ràng, cùng với những giá trị tốt đẹp thì nhiều mặt trái của hội nhập cũng theo gót vào Việt Nam. Chính điều đó đã làm băng hoại, xói mòn nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc. Ta thường nói rằng: tâm hồn học sinh là một tờ giấy trắng mà ai cũng có thể vẽ lên đó những nét bút cho dù là nét đẹp hay xấu. Nói cách khác, học sinh là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng văn hóa từ ngoài vào. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì điều đó lại càng dễ dàng. Thực tế cho thấy có rất nhiều học sinh tốt, có ý thức, chịu học, nhưng số học sinh chưa tốt cũng không ít. Bất cứ lớp học nào cũng có học sinh chưa tốt, học sinh hư, học sinh “lạc đường” trong nhận thức vấn đề. Lớp học do tôi chủ nhiệm cũng không là ngoại lệ. Bên cạnh đó, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm, ở những năm trước tôi chưa đi sâu vào vấn đề chủ nhiệm mà chỉ ở mức hoàn thành nhiệm vụ, chủ yếu tôi tập trung vào công tác chuyên môn. Chính vì vậy, ở những năm trước số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về mặt đạo đức chưa nhiều, tôi chưa phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản của các em; có một số học sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật; chưa giúp Ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả, vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở lớp chủ nhiệm. Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công tác của mình. Nhiều biện pháp đã được tôi nghĩ đến và thử nghiệm. Và đến nay tôi đã bước đầu đạt được những thành công trong công tác chủ nhiệm. Tất cả những gì tôi tìm tòi và áp dụng thành công sẽ được tôi trình bày trong “NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ”. Những biện pháp này được tôi áp dụng từ năm học 2008 – 2009 và hoàn thiện ở năm học 2009 – 2010. 3, Phạm vi nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi, tôi không tập trung vào tất cả các vấn đề mà tập trung nhiều vào các vấn đề sau: Ý thức chấp hành nội quy của học sinh. Ý thức học tập. Khả năng tự quản. Xây dựng đội ngũ BCS lớp. Vận dụng tâm lý và dựa vào tính cách, thái độ của học sinh để xử lý tình huống 5
  6. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm giáo dục phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục, đến tác động vào từng cá nhân và tập thể. Quá trình đó cũng không phải chỉ diễn ra trong một hay hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài, như dân gian thường nói “mưa dầm thấm lâu” . 1, Đặc điểm tình hình của lớp chủ nhiệm. Năm học 2009 – 2010, lớp tôi có 54 học sinh, trong đó có: 44 học sinh nữ. 10 học sinh nam 52 học sinh là Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh Đầu năm học lớp có một số thuận lợi và khó khăn như sau: 1.1, Thuận lợi. - Được sự quan tâm của BGH, Đoàn và các tổ chức trong nhà trường. - Có một số học sinh có ý thức học tập tốt, nhiệt tình, năng động, - Ban cán sự (BCS) lớp có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao. - Lớp có tinh thần đoàn kết, không chia phe – nhóm. - Trong lớp có một số học sinh nhà gần trường 1.2, Khó khăn. - Đa số học sinh nhà ở xa trường rất khó khăn trong việc đi lại. - Lớp có 2 học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt( bố mẹ li hôn) nhiều học sinh có mẹ đi nước ngoài, 1 học sinh có cha mẹ bất hòa đã lâu năm. - Nhiều học sinh ý thức học tập chưa cao, còn ham chơi, thậm chí tham gia tệ nạn xã hội (cá cược, điện tử ). - Nhiều cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em. - Môi trường xã hội xung quanh trường học tương đối phức tạp, làm ảnh hưởng không tốt đến học sinh. 1.3, Kết quả chất lượng hai mặt giáo dục ở năm học 2008 – 2009: Hạnh kiểm Học lực Tốt 22 Giỏi / Khá 32 Khá 18 TB / TB 36 Yếu / Yếu / 6
  7. 2, Biện pháp thực hiện – cách làm mới: 2.1, Nhận lớp chủ nhiệm. Trước ngày khai giảng, GVCN nhận sự phân công của BGH nhà trường nhận lớp chủ nhiệm. Sau khi có danh sách học sinh, GVCN cố gắng nhớ hết tên học sinh trong lớp. Đây là điều rất quan trọng. Bởi con người, ai cũng muốn mình là người quan trọng đối với người khác, là người được người khác tôn trọng. Việc giáo viên gọi tên các em học sinh ngay khi mới gặp nhau là biểu hiện của điều đó. Học sinh sẽ rất vui, bất ngờ vì việc này. Chính việc này sẽ giúp người giáo viên chủ nhiệm nhanh chóng để lại ấn tượng của mình trong các em. Điều quan trọng là các em cảm nhận được sự tôn trọng của GVCN đối với mỗi học sinh. Ví dụ: Khi BGH trao cho tôi danh sách lớp, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần để nhớ tên của học sinh lớp mình và tôi cố gắng biết mặt của 1/3 số học sinh trong lớp trước ngày tôi gặp lớp. Khi vào lớp tôi gọi tên những học sinh mà tôi biết mặt để hỏi thăm tình hình trong dịp nghỉ hè. Trước việc làm đó học sinh đã rất bất ngờ vì không biết tại sao cô chủ nhiệm lại biết tên trong lúc chưa tiếp xúc lần nào. Thực sự các em rất thích thú về điều đó. Tiếp theo GVCN sẽ gặp những giáo viên chủ nhiệm cũ kết hợp với buổi học nội quy, buổi lao động đầu năm của các em để nắm bắt tình hình chung, tình hình của một số học sinh trong lớp (như học sinh giỏi, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, ). Cũng qua đó GVCN sẽ định hình được đội ngũ BCS lớp sau này cũng như đưa ra được biện pháp giáo dục học sinh phù hợp. Ví dụ: Sau khi nhận lớp, tôi đã gặp GVCN cũ. Qua đó tôi nắm được một số thông tin quan trọng về một số học sinh do tôi chủ nhiệm như sau: Học sinh trong lớp sống ở nhiều địa bàn khác nhau, có những học sinh nhà rất xa trường; trong lớp có 2 học sinh cha- mẹ ly hôn, 1 học sinh nhà rất nghèo, 1 học sinh có cha mẹ đang trong tình trạng bất ổn về hôn nhân, Trên cơ sở những thông tin này, trước các hành vi ứng xử của học sinh, GVCN sẽ đưa ra được biện pháp xử lý phù hợp, có thái độ, lời nói đúng mực. Tránh được việc đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của các em cũng như có thể động viên các em kịp thời. Khi mới nhận lớp GVCN không nên áp đặt ngay những quy định của lớp, buộc các em vào khuôn khổ ngay lập tức. Vì điều này tạo cho các em sự gò bó, mất tự do mà tự do là điều mà đa số các em đang muốn có. Ví dụ: Ở lớp tôi chủ nhiệm hiện nay áp dụng nhiều quy định riêng của lớp như xếp hạnh kiểm theo thang điểm, vi phạm nội quy sẽ phải làm vệ sinh phòng học, không thuộc bài ở nhà thì cuối buổi phải ở lại học thuộc rồi mới về Tất cả các biện pháp này đều áp dụng từ từ, điều quan trọng là tôi đã áp dụng nó đúng lúc. Chính vì vậy mà tôi đã được các em ủng hộ. 7