Sáng kiến kinh nghiệm Nhận biết các chất hoá học

doc 33 trang sangkien 10741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nhận biết các chất hoá học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhan_biet_cac_chat_hoa_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nhận biết các chất hoá học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm : Giúp học sinh định dạng và làm bài nhận biết chất . PHầN I - đặT VấN Đề 1.Lí do: Trong bộ môn Hóa Học thì các dạng bài tập là đa dạng và phong phú .Dù đó là kiểu bài tập định lượng như : Tính theo phương trình hoá học,xác định công thức hoá học các chất Hay các dạng bài tập định tính như : Viết phương trình theo sơ đồ cho trước,giải thích các hiện tượng hoá học,điều chế chất, tách các chất riêng rẽ từ hỗn hợp,nhận biết chất Bởi chỉ ngay trong một phản ứng hoá học khi có sự diễn ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác thì cũng đồng thời kéo theo những sự thay đổi về lượng chất (mol),trạng thái ,màu sắc của các chất tham gia và các chất sản phẩm , chính những sự thay đổi này đã đặt ra trước mắt học sinh rất nhiều yêu cầu cần phải được làm rõ và trong nhiều các yêu cầu đó thì việc định dạng và làm bài nhận biết các chất hoá học cũng rất quan trọng . 2.Mục đích nghiên cứu: Hoá học với đặc thù là môn khoa học thực nghiệm ;nghĩa là từ những kết quả thí nghiệm,các hiện tượng để hình thành nên kiến thức cơ bản,rồi từ đó minh hoạ các kiến thức bằng bài tập. > là kiểu bài tập định tính xong nó sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về các chất để từ đó giúp cho việc làm các bài tập định lượng có liên quan đến tính chất của các chất hoá học sẽ dễ dàng và chính xác hơn . 3.Đối tượng và phạm vi : Bài tập nhận biết các chất đều có ở các mức độ khác nhau,cho nên với mỗi đối tượng học sinh thì đều có các loại bài phù hợp.Chính vì thế ,để giúp các em học sinh với các năng lực khác nhau có thể phân loại và làm tốt các bài tập thuộc dạng này , tôi sẽ trình bày một số vấn đề về việc định dạng và làm các Người viết : Phạm Long Tân – Đơn vị Trường THCS Cao Minh Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm : Giúp học sinh định dạng và làm bài nhận biết chất . bài nhận biết các chất để giúp cho học sinh được toàn diện hơn trong làm toán hoá học. PHầN II –NộI DUNG 1.Cơ sở lí luận: * Hiện nay hoá học đã tìm được đến 113 nguyên tố hoá học khác nhau ,có những nguyên tố đã có sẵn trong tự nhiên ,và có những nguyên tố cho chính con người tạo ra dù nó chỉ có thể tồn tại trong một thời gian rất ngắn.Và các đơn chất tạo nên từ cùng một nguyên tố ,hay các hợp chất do hai hay nhiều nguyên tố hoá học khác nhau tạo nên cũng rất nhiều có thể lên đến hàng vài chục triệu chất khác nhau .Mỗi chất đều có một tính chất vật lí như : màu sắc ,tính tan trong nước, trạng thái tự nhiên ,nhiệt độ sôi ,nhiệt độ nóng chảy và có các tính chất hoá học chung và riêng thể hiện ở nhiều điều kiện , nhiều môi trường khác nhau và tuỳ mỗi điều kiện và môi trường các chất đều thể hiện những đặc trưng riêng của nó đó có thể là các dấu hiệu rõ ràng ,dễ quan sát.Vì vậy ,trong hoá học đã đặt ra một yêu cầu với người dạy và người học là nhận biết các chất hoá học đó như thế nào để không bị nhầm lẫn và phân biệt được với các chất khác từ đó có những hiểu biết về các chất để phần nào sử dụng hợp lí chúng trong thực tiền ? 2.Cơ sở thực tiễn : * Thực tế với các em học sinh bậc trung học cơ sở nhất lại là học sinh vùng nông thôn thì cơ sở vật chất ,điều kiện học tập còn rất nhiều hạn chế .Nên việc được làm quen với thực hành ,thí nghiệm về các chất hoá học để các em nhận biết ,hiểu và nhớ hơn về điểm đặc trưng của từng chất từ đó giúp các em có thể làm tốt các dạng bài tập nhận biết của hoá học cũng gặp rất nhiều khó khăn.Vì vậy ,trong quá trình làm các bài tập nhận biết chất các em cũng Người viết : Phạm Long Tân – Đơn vị Trường THCS Cao Minh Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm : Giúp học sinh định dạng và làm bài nhận biết chất . còn nhiều lúng túng trong việc nhìn nhận và kĩ năng trình bày .Từ đó dẫn đễn các kết quả không thực sự cao .Do chưa nắm rõ về những điểm đặc trưng của các chất ,nhưng phần nhiều là học sinh còn khó khăn khi định dạng các bài nhận biết và trình bày nó trong bài làm của mình .Chính về thế dưới đây tôi sẽ phân loại và hướng dẫn học sinh khắc phục khó khăn trên. 3.Các biện pháp thực hiện : Trước tiên giáo viên cần cho học sinh cần phải hiểu và phân biệt rõ một số vấn đề sau : + Nhận biết các chất là dựa vào 2 tính chất đặc trưng của mỗi chất đó là dựa vào tính chất vật lí và tính chất hoá học,một số trường hợp còn dùng cả tính toán để nhận biết. + Trong nhận biết các chất cần phân biệt chất cần nhận biết với chất dùng để nhận biết (còn được gọi là thuốc thử ),đây là khái niệm có tính qui ước. + Đối với chất cần nhận biết có thể là chất riêng rẽ (đựng trong từng lọ hoặc ống nghiệm riêng rẽ ) hoặc trong một hỗn hợp cùng với chất khác . + Đối với việc dùng thuốc thử để nhận biết có thể chia ra 3 trường hợp : TH1: Thuốc thử không bắt buộc (tuỳ ý).Trường hợp này chỉ cần chọn thuốc thử phù hợp với phản ứng đặc trưng giữa chất thử và chất cần nhận biết nào đó để xác định được các chất là đạt yêu cầu. TH2:Thuốc thử bắt buộc (hạn chế) .Trường hợp này cần phải suy nghĩ theo hướng :Chọn chất thử theo đề bài đã giới hạn,sao cho chất thử dùng vào phải phân biệt được ít nhất một chất hoặc chia ra được các nhóm chất để từ đó có các bước nhận biết tiếp theo bằng cách lấy chính chất vừa tìm để phân biệt ra các chất còn lại. Người viết : Phạm Long Tân – Đơn vị Trường THCS Cao Minh Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm : Giúp học sinh định dạng và làm bài nhận biết chất . TH3:Không dùng thuốc thử .Trường hợp này thì chính các chất cần nhận biết lại là thuốc thử .Đó là các mẫu chất được đánh dấu và đổ cho từng cặp mẫu chất phản ứng ngẫu nhiên với nhau.Dựa vào số dấu hiệu,hay dấu hiệu đặc trưng để tìm ra các chất. + Khi trả lời câu hỏi nhận biết cần nêu đủ các ý sau : Bước1 :Chia mẫu các chất chất cần nhận biết (có đánh dấu các mẫu chia với mẫu gốc) Bước2 :Chọn thuốc thử và tiến hành Bước3 :Nêu các hiện tượng kèm theo bằng các dấu hiệu khi tiến hành thử các mẫu với nhau. Bước 4:Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)ghi các dấu hiệu đặc trưng của phản ứng *Đặc biệt hơn để nhận biết tốt các chất thì cần phải nắm rõ từng đặc điểm chung và riêng của các chất nhất là các tính chất đặc trưng như màu,trạng thái ,độ tan ,phản ứng đặc trưng với dấu hiệu đặc biệt Nếu thực tế mà phương pháp nhận biết định tính vẫn không đủ cơ sở để kết luận thì có thể dùng phương pháp định lượng để xác định.Sau đây là các dạng bài và các ví dụ cụ thể của bài tập nhận biết. Loại1.Nhận biết các chất bằng phương pháp vật lí. *Với bài nhận biết bằng phương pháp vật lí thì nên sử dụng dụng linh hoạt các hình thức như màu sắc ,từ tính,độ tan trong nước ,mùi đặc trưng Nhưng hạn chế nhận biết các chất bằng mùi vì có thể có các chất rất độc với mùi của nó (Cl2,SO2 )Trước khi làm các bài nhận biết kiểu này giáo viên cần trng bị thêm cho học sinh các hiểu biết thêm về tính chất vật lí của nhiều các đơn chất và hợp chất khác nhau ngoài các tính chất của các chất mà trong phạm vi chương trình học đã có. Người viết : Phạm Long Tân – Đơn vị Trường THCS Cao Minh Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm : Giúp học sinh định dạng và làm bài nhận biết chất . Ví dụ :Bảng dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng về tính chất vật lí của một số chất. STT Tên chất Tính chất vật lí đặc trưng 1 Khí Clo (Cl2) Màu vàng lục 2 Thuỷ ngân (Hg) Dạng lỏng ở điều kiện thường 3 Iốt (I2) Tinh thể màu tím đen 4 Dung dịch Brôm (Br2) Màu đỏ nâu 5 khí NH3 (Amôniăc) Mùi khai 6 khí H2S (HiđrôSunfua) Mùi trứng thối 7 Lưu huỳnh (S) Màu vàng dạng bột 8 Natri (Na) Mềm ,cháy ngọn lửa màu vàng 9 Khí NO Không màu ,hoá nâu trong không khí 10 Sắt (Fe) Bị nam châm hút 11 BariSunPhat(BaSO4) Khó bị nhiệt phân 12 Vôi tôi ít tan trong nước 13 Urê (NH2)2CO Tan tốt trong nước ,tạo dung dịch lạnh. 14 Đồng SunFat Màu xanh lam 15 HgO(Thuỷ ngân II oxit) Màu đỏ ,không tan trong nước 16 Chì(II)Oxit PbO Màu vàng 17 CuS (đồng II Sunfua ) Màu đen 18 Kali (K) Mềm ,cháy cho ngọn lửa màu tím Học sinh có thể được quan sát mẫu vật thật ,từ các thí nghiệm,tranh ảnh,tư liệu về các tính chất đặc trưng của các chất để có thể làm tốt các bài nhận biết theo phương pháp vật lí. Người viết : Phạm Long Tân – Đơn vị Trường THCS Cao Minh Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm : Giúp học sinh định dạng và làm bài nhận biết chất . *Bài tập minh hoạ : Dạng1. Nhận biết bằng màu sắc đặc trưng ,hay khả năng từ tính. *Với loại bài này thì cũng không thực sự quá khó khăn, nhưng để có thể làm tốt được thì học sinh cũng phải nắm vững tính chất vật lí của các đơn chất và các hợp chất và bước đầu tiên trong bài làm đôi khi không cần chia mẫu khí ngay để tránh sự lãng phí các khí vào môi trường bởi loại bài này có thể nhận ngay ra các chất bằng màu sắc . Bài1.Bằng phương pháp vật lí hãy phân biệt các mẫu chất khí sau trong các lọ kín:Cl2,SO2,NO, NO2. Bài giải. Qua quan sát nhận thấy lọ khí nào có màu vàng lục là khí Cl2 - Màu nâu là khí NO2 - Không màu là 2 khí NO và SO2 - Lấy ra ở một trong hai lọ một lượng nhỏ 2 khí còn lại nếu khí nào hoá màu nâu trong không khí là khí NO,không thay đổi màu là SO2. Bài2.Phân biệt các chất dạng bột sau :S, Fe , CuO ,Al. Giải - Chia các chất cần nhận biết thành nhiều mẫu thử - Mẫu có màu đen là CuO,màu vàng là S - Dùng nam châm thử vào 2 mẫu còn lại mẫu nào bị nam châm hút là Fe, không bị nam châm hút là Al. Bài3.Phân biệt các khí :O2,Cl2,CO2.bằng phương pháp vật lí. Giải -Trong 3 khí trên ,khí nào màu vàng lục là khí Cl2,hai khí không màu là O2 và CO2. Người viết : Phạm Long Tân – Đơn vị Trường THCS Cao Minh Trang 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm : Giúp học sinh định dạng và làm bài nhận biết chất . - Lấy ra từ mỗi lọ khí còn lại một lượng nhỏ để làm mẫu thử ,sau đó dùng than hồng thử vào mỗi mẫu mẫu nào làm than hồng bùng cháy sáng là O2,mẫu không làm than hồng bùng cháy sáng mà lại tắt ngay là CO Dạng2. Nhận biết dựa vào khả năng hoà tan hoặc độ tan. a.Dựa vào tính tan của các chất trong nước. *Các chất có tính tan khác nhau ,có chất tan nhiều ,chất tan ít thậm trí có chất lại không tan trong nước. Nên dựa vào tính tan khác nhau các chất trong dung môi nước cũng có thể phân biệt được các chất.Và không giống với cách phân biệt dựa vào màu sắc, dạng này có thể không cần chia mẫu thử để phân biệt với dạng phân biệt chất theo tính tan hay độ tan khác nhau thì bước đầu tiên bắt buộc phải chia các chất cần nhận biết ra nhiều mẫu để tránh việc làm ảnh hưởng đến mẫu chất cần nhận biết . Bài1.Dựa vào tính chất vật lí ,hãy phân biệt 2 chất bột :AgCl,và AgNO3. Giải + Chia các chất cần nhận biết thành các mẫu thử nhỏ. + Hoà tan 2 chất bột trên vào nước ,chất bột nào tan được là AgNO3;không tan là AgCl. Bài2.Phân biệt các chất bột :AgNO3 , Fe và Cu dựa vào tính chất vật lí. Giải + Chia các chất bột cần nhận biết thành nhiều mẫu + Hoà từng mẫu vào nước ,nếu mẫu nào tan là AgNO3 ,hai mẫu không tan là Fe và Cu. + Dùng nam châm thử vào 2 mẫu ,mẫu nào bị nam châm hút là Fe ,không bị nam châm hút là Cu. b.Phân biệt dựa vào độ tan của các chất. Người viết : Phạm Long Tân – Đơn vị Trường THCS Cao Minh Trang 7