Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu giúp học sinh cảm nhận một tác phẩm tự sự
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu giúp học sinh cảm nhận một tác phẩm tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nghien_cuu_giup_hoc_sinh_cam_nhan_mot.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu giúp học sinh cảm nhận một tác phẩm tự sự
- I/ Lí do chọn đề tài và thực trạng ban đầu: - Xuất phát từ nhận thức chung về sự đổi mới nhận thức , quan điểm dạy học văn ; từ chức năng văn học và đời sống của tác giả, tác phẩm , là văn học có chức năng gieo trồng những giá trị nhân văn , làm lành mạnh hóa đời sống con người nhằm nhân đạo hóa đời sống con người , giá trị của văn học đối với đời sống con người là rất lớn , không gì đong đếm được . Trải qua các thời đại , các chế độ khác nhau , qua nhiều thời gian nó được đánh giá cũng rất khắc khe , rất nghiệt ngã , mất công bằng vì mỗi người nhìn ra giá trị của văn học qua nhãn quan riêng nhưng điều chúng ta biết chắc rằng “Cuối cùng, lịch sử sớm muộn gì cũng trả lại sự công bằng cho tất cả những gì thật sự có giá trị” Xã hội của chúng ta ngày nay là một xã hội đang ngày càng phát triển phong phú và cũng không phải là không phức tạp , cái thiện và cái ác thường bị lẫn lộn . Vì vậy trách nhiệm nhận thức , phân biệt nó đặt ra cho tất cả các mặt hoạt động của xã hội như pháp luật , luân lí thế nhưng tất cả vẫn không làm thay đổi được văn học , vì văn học phát huy tác dụng của nó thông qua cái đẹp . Do vậy dạy văn học nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng cũng nằm trong mạch vận động đó và ngày càng đi vào chiều sâu hơn , thúc đẩy sự cảm nhận , rung cảm với những yếu tố tự sự , học sinh ngày càng phải sáng tạo hơn , phát triển hơn hạn chế khoảng cách giữa đời thường với những hình tượng đẹp đẽ trong tác phẩm văn học . Đó là những yêu cầu cấp bách được đặt ra trong sự nhận thức cũng như trong thực tế giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh , song trên thực tế tính tích cực và sáng tạo của học sinh chưa được phát huy cao độ các em vẫn còn lúng túng trong cảm nhận về tác phẩm , dẫn đến tình trạng cảm thụ hình tượng văn học chưa được bộc lộ rõ nét như cảm xúc vui hay buồn , phấn khởi hay phẫn nộ , yêu thương hay căm ghét , cảm phục hay khinh bỉ rõ ràng ở đây chưa có sự cảm thụ văn học , cảm thụ tác phẩm tự sự . Từ những nét hạn chế đó dẫn đến việc trình bày văn bản tổng hợp khi phân tích một tác phẩm tự sự chỉ đạt được chất lượng rất thấp , hầu hết khi phân tích một tác phẩm tự sự các em lại lạc sang phân tích nhân vật , yếu tố cốt truyện và lời văn bị mờ nhạt trong quá trình phân tích . Với yêu cầu của chất lượng dạy và học ngày càng cao , bản thân tôi thiết nghĩ cần có quá trình đầu tư , nghiên cứu giúp các em khả năng cảm nhận một tác phẩm tự sự . Đó là lí do tôi chọn đề tài này . II/ Quá trình chuẩn bị và tiến hành thực hiện: 1/ Cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về cốt truyện , một yếu tố cơ bản của tác phẩm tự sự : - Phần này cần phải tiến hành trong một thời gian liên tục , cần mẫn , có sự tự ý thức ở các em , sự kiểm tra chặt chẽ và sự tận tình của giáo viên . Cho các em thấy rằng theo định nghĩa truyền thống thì “Cốt truyện là tất cả các hành động, biến cố được phát triển trong tiến trình kể chuyện” từ đó giúp các em có thể tóm tắt được một tác phẩm tự sự , phân tích sự tạo thành của truyện , nhận ra mạch truyện và sự vận hành của nó . Cụ thể như qua truyện “Người con gái Nam Xương” các em phải bày tỏ được cốt truyện theo trình tự những thành phần a/ Mở đầu: Phần này thường chỉ trạng thái, quan hệ chuẩn bị vào truyện
- -Giới thiệu nhân vật Trương Sinh , Vũ Nương và nguyên nhân xảy ra chuyện : Trương Sinh có tính đa nghi , triều đình bắt lính b/ Phần thắt nút: Là sự gặp gỡ giữa các nhân vật gây nên những xung đột tạo thành quan hệ có khả năng phát triển tiếp -Trương Sinh ra lính -> vợ tiễn chồng -> mẹ Trương Sinh ốm -> Vũ Nương lo lắng chăm sóc -> mẹ chết -> lo ma chay -> lo cho con -> chồng về -> lời con trẻ -> nỗi oan khuất tày trời Bước thăng trầm của nhân vật và quan hệ của chúng theo nguyên tắc nhân quả liên tục để lên đến đỉnh điểm của sự mâu thuẩn -Vũ Nương tha thiết van xin -> hàng xóm biện bạch nhưng không được -> Vũ Nương thề thốt -> nàng phải tự vẫn , lấy cái chết để tỏ lòng thành . Đây là bước phát triển cao nhất tạo ra bước ngoặt , sự đột phá c/ Phần mở nút: Xung đột được giải quyết , bước ngoặt được thực hiện , câu chuyện không còn gì để phát triển nữa mà tự chấm dứt . Chẳng hạn như trong truyện này phần mở nút chính là lời con trẻ , nỗi oan của Vũ Nương được chàng Trương giải quyết bằng sự kiện lập đàn tràng giải oan cho vợ 2/ Phát biểu cảm nhận chung về cốt truyện , tình huống trong cốt truyện ở mức độ khái quát : -Việc làm này được tôi tiến hành thường xuyên để tạo thói quen cho các em , các em tự thấy rằng đây là nhu cầu cần có .Bằng một loạt câu hỏi có tính chất khái quát được đặt ra Theo em , Truyền kì mạn lục Người con gái Nam Xương được phát triển với những tình huống như thế nào ? , sự kiện ra sao ? Đã có em có những nhận xét khái quát như: Truyện là chuỗi dài của những tình huống có tính chất bị kịch và sự kiện trong truyện có tính chất liệt kê Một tác phẩm khác với cốt truyện hết sức phong phú như Truyện Kiều của Nguyễn Du giáo viên cũng có thể cho các em nắm vững cốt truyện bằng cách đặt ra một số câu hỏi khái quát như trên ( nhưng chỉ cho đối tượng học sinh khá trở lên) còn lại giáo viên có thể cung cấp cho các em trong tiết học đầu tiên “Truyện Kiều” rằng đây là cốt truyện tình yêu : không những Kim Trọng – Thúy Kiều mà còn Kiều – Thúc Sinh , Kiều – Từ Hải , đều là những mối tình thiết tha đồng thời lại là cốt truyện tố cáo xã hội với cảnh vu oan , cảnh xử oan , cảnh mua bán người , cảnh lật lọng đẩy Kiều vào vực thẳm phi nhân tính . Tuy nhiên , truyện Kiều còn có một tuyến cốt truyện về tình người . Đó là tuyến bắt đầu từ buổi gặp gỡ trong tiết thanh minh , gặp mộ Đạm Tiên , lo nghĩ cho số phận rồi hội ngộ Kim Trọng , đánh đàn , tiễn Kim Trọng về hộ tang chú , cảm xúc trong buổi bán mình , cảm nhận của Kiều về cuộc đời chìm nổi, khi lở chân chạy theo Sở Khanh , khi chạy khỏi nhà Hoạn Thư ,tình cảm nhớ nhà , nhớ người yêu Theo suy nghĩ của em , Truyện Kiều gồm những sự kiện lớn nào ? Các em có thể không trả lời rành mạch với yêu cầu đề ra nhưng bằng nhiều cách gợi mở , bình giảng của giáo viên ,học sinh sẽ hiểu được một cách khái quát những sự kiện đó . Sự
- kiện lớn là : một cô gái đẹp , con nhà lương thiện , trung lưu do gia biến phải rơi vào một chuỗi môi trường ô trọc , nhục nhã thế nhưng cô luôn giữ gìn danh tiết đối đầu với những éo le , vật vã với những đau khổ để luôn giữ được phẩm hạnh và cuối cùng được đoàn tụ với gia đình . Từ những sự kiện đó dẫn đến một loạt sự kiện khác liên tục xảy ra như một tất yếu , chẳng hạn như: Kiều ở lầu xanh nhưng không phải là gái làng chơi , Kiều đi tu nhưng không phải là nhà tu hành , Kiều đoàn tụ với chàng Kim nhưng không phải là vợ chồng Vì sao chúng ta cần nắm những sự kiện trên ? Có nhiều em đã trả lời một cách ngây thơ rằng “Vì đó là nội dung chính của truyện” . Điều đó cũng đúng nhưng giáo viên cần hướng cho các em hiểu rằng những sự kiện trên đẻ ra cốt truyện . Từ những cảm nhận tương tự như vậy qua các tác phẩm tự sự nâng cao khả năng so sánh , đối chiếu cho các em trong việc nhận xét khái quát về cốt truyện . Ví dụ: Sau khi đã tìm hiểu cốt truyện Người con gái Nam Xương , Truyện Kiều . Em có suy nghĩ gì về cốt truyện Làng , Lặng lẽ Sa Pa , hãy phát biểu . Các em dễ dàng nhận thấy rằng : Tác phẩm “Làng ” của Kim Lân là một loại truyện có cốt truyện tâm lí không xây dựng trên các biến cố , sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến tình huống bên trong nội tâm của nhân vật ( ông Hai) .Còn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có cốt truyện đơn giản là sự gặp gỡ tình cờ của các nhân vật ( anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư) - Để thực hiện tốt bước này , bản thân tôi luôn đặt ra cho mình những yêu cầu rõ ràng , rành mạch trong quá trình nghiên cứu đầu tư, soạn hệ thống câu hỏi riêng cho từng tác phẩm , cung cấp chu đáo câu hỏi cho các em , linh hoạt theo từng đối tượng cụ thể ở lớp mình trực tiếp giảng dạy thì những kiến thức quí báu đó sẽ đến với các em bằng con đường ngắn nhất , đầy đủ nhất làm nền cho những rung động của các em về tác phẩm tự sự 3/ Tìm hiểu ý nghĩa của biến cố , ý nghĩa của cốt truyện qua phần đọc , qua đọc cảm nhận chung về nhân vật , về lời văn : - Nếu ở bước 1 giáo viên giúp các em nhận ra tự sự vận động của các hành động , biến cố ( sự kiện) thì ở bước này sẽ giúp các em hiểu bước đầu về cốt truyện là sự vận hành đó của truyện tạo thành ý nghĩa truyện , có nghĩa là giúp các em hiểu cốt truyện theo quan điểm cảm nhận như thi pháp học có nói : “Truyện nào cũng đặc trưng bởi một biến cố , tức là một chuyện xảy ra , không có chuyện gì xảy ra thì không có truyện , nhưng không phải mọi việc xảy ra đều thành chuyện , nói cách khác mọi việc xảy ra chỉ có thể thành chuyện khi xét theo một ý nghĩa nào đó ” Đây là một yêu cầu cần thiết , đòi hỏi giáo viên phải có một sự gia công từ ban đầu qua khâu đọc, hướng dẫn đọc kĩ những đoạn nào , những đoạn nào có thể lướt qua . Chú ý về cách đọc , giọng đọc , phát hiện kịp thời những sai sót của các em để có hướng khắc phục , tuyên dương những em đọc diễn cảm đúng phong văn tự sự để cả lớp rút kinh nghiệm , mỗi ngày một ít bằng sự sửa chữa , khuyến khích như vậy làm cho các em có thể khắc phục nhanh chóng những khiếm khuyết , phát huy những thành công của mình trong qúa trình cảm nhận tác phẩm qua khâu đọc , tránh tình trạng đọc cho rồi , đọc chưa ngân vang ,
- chưa lôi cuốn , chưa biết ngắt giọng lên xuống , chưa cảm xúc . Cũng cần thấy rằng cần có sự cân nhắc chu đáo của giáo viên , tránh làm qua loa và phải tiến hành công việc thường xuyên , nghiêm túc chú ý nhiều hơn đến những em chỉ đọc theo lối nhận chữ hoàn toàn không phân biệt đâu là độc thoại , đâu là lời dẫn trực tiếp , gián tiếp . Nếu không tạo điều kiện cho các em thì vô hình trung giáo viên sẽ chẳng có một kết quả gì trong sự cảm thụ của các em về tác phẩm . Thông qua phần đọc kĩ , đọc âm vang các em có thể nhận biết nhận vật nào là nhận vật trung tâm , dần dần dưới sự quan tâm nâng đỡ kịp thời của giáo viên sẽ giúp các em nhận biết được lời văn nào là lời văn độc thoại , lời văn nào là lời văn miêu tả , lời nói trực tiếp ,đối thoại , các kiểu câu , lời phát ngôn , giọng điệu Cho các em thấy rằng cốt truyện không thể nằm ngoài ngôn ngữ của tác phẩm mà có thể nói rằng mỗi bình diện của các yếu tố tự sự như nhân vật , không gian , thời gian , chi tiết , cốt truyện, kết cấu trong tác phẩm tự sự lại biểu hiện thành một bình diện của lời văn . Điều đó đòi hỏi chúng ta phải hết sức cố gắng , hết sức nghiêm túc khi đọc để nắm được ý nghĩa của biến cố , của cốt truyện thông qua lớp ngôn ngữ của tác phẩm tự sự Ví dụ: Qua đọc truyện Truyền kì Mạn Lục người con gái Nam Xương với kết cấu một cốt truyện mang tính bi kịch , truyện có ý nghĩa gì? Rõ ràng rằng với những bước chuẩn bị trên , với cảm nhận thật sự của mình về tác phẩm thông qua khâu đọc các em có thể hiểu rằng : Tác phẩm đã nêu lên được một sự kiện lớn của thời đại phong kiến , đánh dấu sự suy thoái của xã hội phong kiến với những hủ tục lạc hậu trói buộc người phụ nữ . Với việc làm trên dần dà giáo viên sẽ giúp các em nhận biết một điều cơ bản trong tìm hiểu về cốt truyện là những biến cố là việc xảy ra có tính chất khác thường xét về mặt ý nghĩa thì những biến cố của truyện có ý nghĩa dự báo một sự đổi thay , một hiểm họa và rằng : Truyện là chuỗi dài những biến cố mà kết thúc là khẳng định một trạng thái sự vật hợp lí , có ý nghĩa . Cụ thể như: Truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu 4/ Một số câu hỏi xoay quanh vấn đề về cốt truyện , về nhân vật , lời kể : - Xuất phát từ tính chất khái quát ở hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa , tôi đặt thêm cho các em một số câu hỏi cụ thể hơn, chi tiết hơn và bằng cách tháo gỡ từng bước theo cách riêng của mình , giáo viên có thể gặt hái được nhiều kết quả qua những bước thực hiện như vậy , trên thực tế thời gian thực dạy ở lớp không đủ để kiểm tra cảm nhận của các em một cách đại trà về những điều đã nói trên nhưng để đạt được những điều mong muốn tôi cho các em viết phần cảm nhận này qua cuốn vở soạn với một số câu hỏi cụ thể đi từ thấp đến cao . Ví dụ: Trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương” một câu chuyện về số phận , sẽ có những câu hỏi + Một câu chuyện đầy chia li , trông đợi mòn mỏi làm sao thiếu được nội tâm của nhân vật . Em hãy cho biết nội tâm của Vũ Nương khi tiễn chồng đi lính , khi bị nghi oan được bộc lộ qua những lời văn nào? Nhận xét của em về những lời văn đó ?