Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7

doc 33 trang honganh1 15/05/2023 8741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_su_dung_tranh_anh_va.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7

  1. SKKN: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” 1. PHẦN MỞ ĐẦU Bản đồ là ngôn ngữ của bộ môn Địa lí, mà Địa lí là một trong những môn học không thể thiếu trong chương trình THCS. Nó không những cung cấp cho học sinh tri thức về Địa lí mà còn có tác dụng to lớn về mặt giáo dục tư tưởng, tình cảm cho thế hệ trẻ. Vì vậy, trong những năm qua việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS đang được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để học tốt môn Địa lí, các em cần phải biết khai thác bản đồ và phương pháp sử dụng tranh ảnh Địa lí như thế nào cho có hiệu quả. Đối với Địa lí 7 nói riêng là chương trình nói về thiên nhiên, con người ở các Châu lục trên thế giới. Vì thế việc sử dụng đồ dùng dạy học cho bộ môn này là không thể thiếu như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh Do các đối tượng (sự vật, hiện tượng, môi trường địa lí ) được phân bố trong một không gian rộng lớn, học sinh không phải lúc nào cũng có thể tiếp xúc với chúng một cách dễ dàng mà phải thông qua đồ dùng trực quan, đặc biệt là bản đồ: Phương tiện giúp học sinh có được tri thức về các đối tượng học tập, những tri thức Địa lí được cụ thể hóa, hệ thống hóa, bồi dưỡng trí tưởng tượng và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Để phát huy tính tích cực học tập và nâng cao khả năng quan sát, phân tích, so sánh của học sinh, việc sử dụng và khai thác các thiết bị, đồ dùng dạy học là yêu cầu của việc giảng dạy, học tập môn Địa lí lớp 7 đạt kết quả cao, trong đó phương pháp trực quan là một trong những phương pháp không thể thiếu đối với môn Địa lí thông qua bản đồ, tranh ảnh, giúp cho học sinh hiểu biết hơn về đất nước, thiên nhiên, thêm yêu Tổ quốc quê hương. Nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. Có thể nói rằng việc sử dụng đúng đắn kĩ năng bản đồ sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng tiết dạy, hoàn thiện phương pháp giảng dạy của giáo viên và sự hứng thú học tập của học sinh. Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh 1
  2. SKKN: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” Qua đúc kết kinh nghiệm, bản thân tôi nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát huy kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh cùng với chất lượng hiệu quả chuyển tải, tiếp thu trong dạy và học là cơ sở để tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh 2
  3. SKKN: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” 2. NỘI DUNG 2.1. Thời gian thực hiện Thời gian thực hiện bắt đầu từ đầu học kì I năm học 2020-2021 đến cuối học kì I năm học 2020-2021 tại trường THCS An Hải. 2.2. Đánh giá thực trạng Đánh giá thực trạng dạy và học môn Địa lí 7 tại trường Trung học cơ sở (THCS) An Hải. Đầu học kì I năm học 2020-2021 tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả học tập của HS khối 7 Trường THCS An Hải đạt được như sau: Lớp Sỉ số Chưa biết khai thác Biết khai thác Khai thác tốt 7A 32 18 12 2 7B 32 20 10 2 Tổng 64 38 22 4 Tỉ lệ (%) 100 59,4 34,4 6,2 2.2.1 Kết quả đạt được Qua số liệu nhận thấy nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác tốt tranh ảnh và bản đồ còn rất ít chỉ chiếm 40,6% còn lại 59,4% là số học sinh chưa biết khai thác.Từ kết quả khảo nghiệm trên tôi vận dụng một số kinh nghiệm khai thác kiến thức từ bản đồ,lược đồ, tranh ảnh địa lí vào trong quá trình giảng dạy bằng các phương pháp đã nêu. Kết quả khảo nghiệm của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng: Các tiết dạy có sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh Giáo viên đã giúp các em nắm được kiến thức cơ bản một cách chính xác do chính các em tìm ra từ phương tiện trực quan và biết cách tái hiện kiến thức khi cần thiết, biết suy luận, biết diễn tả sự vật hiện tượng địa lí và vận dụng chúng vào bài học. Kết quả khảo nghiệm cuối học kì I, năm học 2020-2021 như sau: Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh 3
  4. SKKN: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” Lớp Sỉ số Chưa biết khai thác Biết khai thác Khai thác tốt 7A 32 3 18 11 7B 32 2 19 11 Tổng 64 5 37 22 Tỉ lệ (%) 100 7,8 57,8 34,4 Qua số liệu trên thì nhìn chung số em học sinh biết khai thác và khai thác tốt tranh ảnh và bản đồ ngày càng tăng chiếm 92.2% so với 40,6% lúc chưa được hướng dẫn tăng 51,6% còn số học sinh chưa biết khai thác giảm mạnh chỉ lại khoảng 7,8% so với trước đây là 59,4% . Bây giờ các tiết thực hành giáo viên chỉ cần hướng hẫn là học sinh tự tìm tòi kiến thức rất tốt. Sử dụng tranh ảnh và bản đồ là phương pháp trực quan gợi mở và hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh. Qua sáng kiến “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” Bản thân tôi nhận thấy khi hướng dẫn học sinh khai thác một cách cụ thể thì học sinh không chỉ biết cách sử dụng mà còn biết khai thác tốt kiến thức từ tranh ảnh và bản đồ, qua đó tâm lí học sinh cũng cảm thấy thoải mái hơn khi học môn Địa lí và không khí giờ dạy trở nên rất sôi nổi hào hứng, đã đáp ứng được các yêu cầu về kiểm tra đánh giá hiện nay. Về thái độ tình cảm: Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường " Xanh - Sạch - Đẹp''. Tôn trọng các giá trị kinh tế, văn hóa của nhân dân lao động trong nước và nước ngoài. Sẵn sàng bày tỏ tình cảm trước các sự kiện xảy ra ở các châu lục và thế giới. 2.2.2. Những mặt còn hạn chế *Về phía giáo viên: Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh 4
  5. SKKN: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” - Đối với nhà trường: bản đồ, tranh, ảnh . phục vụ cho môn Địa lí còn thiếu nhiều chưa đáp ứng được cho việc giảng dạy, giáo viên đôi khi chuẩn bị không đầy đủ đồ dùng dạy học nên chỉ sử dụng lược đồ, tranh ảnh trong SGK. Vì vậy kết quả dạy và học chưa mang lại chất lượng cao. - Đặc biệt trong những tiết học có kĩ năng khai thác bản đồ hầu như chỉ có học sinh khá giỏi làm việc còn lại những học sinh trung bình và yếu như muốn lãng quên. - Vẫn tồn tại một số em còn thụ động, ít phát biểu trong giờ học, có tâm lý ngại phát biểu, chưa thực hiện được nhiệm vụ giáo viên giao trong giờ học Địa lí. Một số em thiếu tập trung và chưa thực sự hết mình muốn khám phá kiến thức từ bản đồ và tranh ảnh. - Sự tương tác giữa bản đồ và học sinh còn nhiều hạn chế, quá trình giao câu hỏi thảo luận và kết quả thảo luận chưa nhanh làm tốn nhiều thời gian. 2.2.3. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế * Nguyên nhân đạt được - Với vai trò một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lí, trong mỗi tiết học tôi luôn rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh và phải tiến hành thường xuyên. Để làm thế nào cho tiết học tốt gắn với việc nghe nhìn, tư duy và ghi chép cũng như khuyến khích được nhiều đối tượng học sinh tham gia bài học một cách hứng thú. - Do tính chất thú vị và hấp dẫn từ môn học nên đa số các em đều thích thú môn học này. - Giáo viên được tập huấn nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, yêu nghề, có trách nhiệm với công việc. *Nguyên nhân hạn chế Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, phòng thực hành giành riêng cho bộ môn Địa lí chưa có, một số bản đồ và tranh ảnh còn thiếu hoặc bị mục nát qua nhiều năm sử dụng. Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh 5
  6. SKKN: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” Học sinh trong trường đa số là con em nông thôn, nhiều em có cha mẹ đi làm ăn xa, điều kiện kinh tế còn khó khăn, các em ít được quan tâm và đầu tư cho việc học tập nói chung và môn Địa lí nói riêng. Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh 6
  7. SKKN: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Căn cứ thực hiện - Xác định bằng lượng thông tin thích hợp đến một giai đoạn nhất định, bản đồ đã thể hiện được sự vật, hiện tượng có mối quan hệ với nhau. Qua đó giáo viên trang bị cho HS thế giới quan duy vật biện chứng và tư duy khoa học. - Giữa bản đồ, tranh ảnh và sách giáo khoa phải phù hợp với tâm sinh lí học sinh, các yếu tố trực quan được đề cao: màu sắc đẹp, kí hiệu rõ ràng, phải đảm bảo tính khoa học. - Từ những cơ sở trên, bản đồ giáo khoa là công cụ dạy học Địa lí của giáo viên và học sinh, nhằm minh họa cho bài giảng, phục vụ cho học tập Địa Lí một cách trực quan và cụ thể. - Muốn sử dụng tốt và hiệu quả, trước hết phải hiểu bản đồ, kĩ năng đọc bản đồ, bản chú giải là chìa khóa để khai thác các yếu tố Địa lí. Sử dụng kênh hình vào khai thác thông tin hai chiều tạo nhiều tình huống cụ thể, đưa học sinh vào làm chủ thể hoạt động, tạo tình cảm yêu mến bộ môn, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học. 3.2. Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện 3.2.1 Nội dung, giải pháp: -Trong quá trình giảng dạy việc vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy là điều quan trọng, vì mục đích của quá trình giáo dục là hình thành cho học sinh năng lực khoa học và phẩm chất đạo đức của bản thân. Muốn học sinh tự giác, tích cực lĩnh hội tri thức khoa học thì giáo viên phải có những phương pháp giảng dạy thích hợp. Muốn vậy trong quá trình giảng dạy nói chung và trong quá trình giảng dạy môn Địa lí nói riêng. Phải kết hợp chặt chẽ ba quá trình: . Quá trình dạy học của thầy Hoạt động học tập của trò Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh 7
  8. SKKN: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tranh ảnh và bản đồ trong dạy học bộ môn Địa lí 7” Nội dung học tập - Giáo viên giữ vai trò hết sức quan trọng trong các nhiệm vụ quan trọng ấy. Nó được thể hiện trong từng hoạt động ở trên lớp biểu hiện: Giáo viên phải điều khiển, tổ chức quá trình nhận thức của học sinh một cách hợp lí thông qua mối quan hệ giữa “Dạy” và “Học ” Giáo viên phải sử dụng những phương tiện để học sinh nắm vững khối lượng kiến thức được định ra trong từng bài học. Chọn và sử dụng phương pháp một cách hợp lí, để đạt được hiệu quả tối ưu. - Phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng hiện nay là: Tổ chức hoạt động nhận thức, hoạt động thực hành giúp học sinh chủ động lĩnh hội vững chắc kiến thức. Đây chính là phưuơng pháp “lấy học sinh làm trung tâm ”. Phương pháp dạy học Địa lí cũng tuân theo quy tắc đó. - Các phương pháp giảng dạy Địa lí hiện nay thường được sử dụng là: Nhóm phương pháp dùng lời : Nhóm phương pháp giảng dạy trực quan: - Trực quan có nhiều giá trị đối với việc dạy và học Địa lí: Trực quan có thể chứng minh, mở rộng, kiểm tra, củng cố tri thức Địa lí. Nó chứa đựng nhiều nội dung địa lí ví dụ như: “Bản đồ là cuốn sách giáo khoa thứ hai của học sinh” Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của Trái Đất, các tranh ảnh minh họa Một số cách làm việc có hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ, tranh ảnh cho học sinh: * Muốn dạy phần địa lí 7 đạt hiệu quả, trước hết người giáo viên phải nắm được mục tiêu của chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, về kĩ năng phải làm cho học sinh: – Biết cách khai thác kiến thức địa lí qua quan sát bản đồ, lược đồ, hình vẽ. Người thực hiện : Huỳnh Thị Thanh 8