Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy – học tiết luyện tập Chương I Hình học Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy – học tiết luyện tập Chương I Hình học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_tiet_luyen_t.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy – học tiết luyện tập Chương I Hình học Lớp 9
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẢI PHÁP HỮU ÍCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC TIẾT LUYỆN TẬP CHƯƠNG I HÌNH HỌC LỚP 9 1. Họ và tên : Hà Thị Thu Hoài 2. Chức vụ: Giáo viên 3. Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi 4. Lý do chọn đề tài Toán học là bộ môn nhằm phát triển tư duy cho học sinh, môn học này đòi hỏi người học phải biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán cụ thể. Nếu ở tiết lý thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu thì tiết dạy học luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức đó, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh ghi nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề đã học. Trong tiết luyện tập học sinh có điều kiện thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn các thao tác tư duy để phát huy khả năng sáng tạo sau này. Kiểu bài dạy học tiết luyện tập là một trong những vấn đề khó đối với đại đa số giáo viên đứng lớp, một phần là do khả năng của mỗi giáo viên còn hạn chế trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng mặt khác là do tính chất khô khan của tiết học, khó có thể tạo ra sự hứng thú ở mỗi học sinh. Trên thực tế khi dạy các tiết luyện tập nhiều giáo viên còn lúng túng. Có thể do không nắm được phương pháp thể hiện tiết luyện tập hay nội dung bài soạn còn thiếu sót chưa đủ nội dung cần dạy trong tiết luyện tập nên hiệu quả tiết dạy chưa cao. Với những lý do trên đây tôi mong muốn được trao đổi với các đồng nghiệp bàn luận nhằm thống nhất vấn đề dạy học “ Nâng cao hiệu quả dạy – học tiết luyện tập chương I hình học lớp 9". 1
- nào? Bao nhiêu em có thể làm được những bài mà giáo viên đưa ra? Các em còn gặp những vướng mắc ở đâu? Nguyên nhân cụ thể? Chưa chú trọng khâu hướng dẫn HS tự học ở nhà. Hướng dẫn các em làm như thế nào? Vì vậy một số HS còn dùng sách giải hoặc mượn vở bài tập của học sinh khá giỏi chép vào để đối phó với giáo viên. Chưa quan tâm nhiều đến việc giúp đỡ học sinh ở nhà cũng như ở trường. Giáo viên chưa thật sự bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và chương trình giảm tải của bộ vì vậy lượng bài tập mà giáo viên đưa ra còn nặng. Chưa phân loại các đối tượng học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp. b. Về phía học sinh. Chưa mạnh dạn trong các hoạt động học tập, chưa phát huy tính năng động, tích cực, sáng tạo trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Một số học sinh lười không học lý thuyết vì vậy không thể vận dụng vào giải quyết bài tập. Đa số học sinh chưa thật sự nắm vững thuật giải của một số dạng toán cơ bản. Do đó một số dạng toán có thuật giải chưa vận dụng được. Một số học sinh bị hổng kiến thức từ lớp dưới dẫn đến chán học, tự ti vào bản thân từ đó ngày càng hổng kiến thức hơn. Thời gian chuẩn bị bài ở nhà ít, không có phương pháp tự học tốt. Không hoàn thành các yêu cầu cô giao về nhà. Hoặc vì phải chuẩn bị cho quá nhiều môn học mà chưa có thời gian đầu tư thích đáng. Chưa tự giác trong việc tự học tự rèn luyện còn mang tính ỷ lại trông chờ vào người khác như mượn vở bạn khác chép bài tập về nhà, trong giờ học còn thụ động, chưa tích cực xây dựng bài hoặc chưa chú ý trong giờ học. 5.1.2. Thuận lợi: Số tiết luyện tập tương đối nhiều (chiếm một nửa trong tổng số tiết học). Thường sau mỗi tiết lý thuyết là có tiết luyện tập ngay, điều này giúp giáo viên dễ dàng củng cố được kiến thức đã học cho các em học sinh. 5.1.3 Sự cần thiết của giải pháp: Từ việc tìm ra nguyên nhân của việc khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập của học sinh chưa tốt, học sinh chưa 3
- cho các em. Chúng ta cũng không nên yêu cầu quá cao: những cái đã dạy là học sinh phải nhớ. Thật ra việc quên kiến thức cũ là một điều hết sức bình thường vì vậy thay vì trách mắng các em chúng ta hãy giúp các em nhớ lại. Trong phần kiểm tra bài cũ giáo viên có thể yêu cầu học sinh phát biểu và ghi lại trên bảng và phần hoàn chỉnh sẽ lưu ở một góc bảng trong suốt quá trình vận dụng. Ví dụ: Tiết 3 luyện tập về hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông giáo viên nên viết các hệ thức dưới dạng phát biểu ngắn gọn (cạnh góc vuông bình phương bằng cạnh huyền nhân hình chiếu của nó; đường cao bình phương bằng tích hai hình chiếu; tích hai cạnh góc vuông bằng cạnh huyền nhân đường cao ) ở góc bảng để học sinh vận dụng. Với cách làm như vậy học sinh yếu kém sẽ dễ dàng hơn trong việc giải các bài toán đơn giản bước đầu các em đã có thể vận dụng được kiến thức mới vào giải bài tập đơn giản từ đó tạo được hứng thú trong học tập và cũng tạo điều kiện để các em ghi nhớ được kiến thức của bài học thông qua việc áp dụng các kiến thức trong quá trình làm bài. *Bước 3: GV cần chọn lọc bài, phân chia theo dạng Việc chọn lọc khối lượng bài tập phụ thuộc vào đối tượng học sinh của từng lớp mà chúng ta đảm nhận: + Nếu đa số các em có lực học đều và khá tốt thì chúng ta có những bài tập vận dụng nâng cao. +Nếu đại đa số lực học của các em còn chưa tốt thì chúng ta xoáy sâu rèn những kĩ năng cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Phân chia những bài tập trên thành những dạng toán cụ thể. Ở mỗi dạng toán cần hướng dẫn kĩ cách xây dựng thuật giải để khi học sinh gặp những dạng toán này thì dễ dàng giải quyết. Để có thể giải quyết một bài toán giáo viên nên hướng dẫn học sinh theo các bước như sau: • Tìm hiểu đề toán Công việc này phải được thực hiện một cách thường xuyên vì có tìm hiểu kỹ đề thì chúng mới có thể khai thác hết các yếu tố của đề cho. Trong chương I hình học lớp 9 giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc để một cách tổng quát. 5
- • Thực hiện chương trình giải Khi xây dựng xong chương trình giải thì việc tiến hành giải trở nên đơn giản nhưng tính chất công việc có khác. Một điều quan trọng trong việc trình bày lời giải là trình tự các chi tiết, sự liên hệ giữa các chi tiết. Các chi tiết trình bày phải nêu rõ căn cứ, được sắp xếp theo bố cục chặt chẽ, mạch lạc, sảng sủa. Giáo viên phải thường xuyên quan tâm, uốn nắn những sai sót của học sinh một cách kịp thời để giúp các em tự tin hơn trong quá trình giải toán. • Kiểm tra và nghiên cứu lời giải Bước này rất là quan trọng giúp người giải khắc phục những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình thực hiện chương trình giải. Mặt khác việc nhìn lại những chi tiết cũng như toàn bộ cách giải giúp cho ta tìm thấy một cách giải khác tốt hơn, hoặc phát hiện ra sự kiện mới và bổ ích. Phải kiên nhẫn và chịu khó nghiên cứu lời giải tìm được giúp ta hiểu sâu hơn, sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm giải toán, sẽ củng cố và phát triển năng lực giải toán cho bản thân. Để tìm ra hướng giải quyết ta thường phân tích ngược từ kết luận theo quy trình tóm tắt sau: 7
- Yêu cầu học sinh sắp xếp những suy luận của mình một cách lôgic: cái nào trước, cái nào sau, viết thế nào để lời giải đơn giản mà vẫn đủ ý, phần trình bày cô đọng và khoa học. Giáo viên cần khuyến khích học sinh trình bày, học sinh có thể trình bày không hoặc chưa đúng ý của giáo viên. Chúng ta cần tôn trọng, nếu học sinh trình bày còn dài dòng giáo viên nên để cho học sinh tự điều chỉnh. *Bước 5: Tìm nhiều lời giải cho một bài toán Một trong những cách thức tạo hứng thú cho học sinh khi dạy học luỵên tập là để các em được tự trình bày ý tưởng của mình và có sự đóng góp, nhận xét của các bạn học sinh khác. Hiệu quả sẽ cao hơn khi chính ý tưởng của các em lại được tập thể đánh giá là tối ưu nhất và được giáo viên khuyến khích sử dụng trong các lời giải khác nhau của bài toán. Việc tìm nhiều lời giải cho một bài toán giúp giáo viên có thể khơi dậy được tính tích cực trong mỗi học sinh. * Bước 6: Hướng dẫn cụ thể công việc về nhà Giáo viên hướng dẫn cụ thể công việc về nhà cho học sinh, đây cũng là dạy học sinh kĩ năng tự học. Để tránh học sinh không biết phải học như thế nào giáo viên cần đưa ra yêu cầu cụ thể về lý thuyết, về bài tập. Với các bài tập cho về nhà, hướng dẫn cách tự giải quyết: tương tự bài nào đã giải hoặc áp dụng lý thuyết, công thức, định lý nào. Phân loại học sinh: với học sinh trung bình, yếu kém chỉ giao cho các em một lượng ít bài tập nhằm củng cố trực tiếp nội dung kiến thức cơ bản nhất tránh giao quá tải, với học sinh khá, giỏi yêu cầu các em làm thêm các bài tập nâng cao mở rộng nhằm phát triển tư duy cho cac em. Hướng dẫn phần chuẩn bị cho tiết học sau: cần ôn bổ trợ kiến thức cũ nào, dụng cụ cần chuẩn bị. *Bước 7: Tổ chức thực hiện ➢ Một số dạng toán về hệ thức giữa cạnh và đường cao Ví dụ 1: Dạng toán cho sẵn hình vẽ, sử dụng trực tiếp công thức Giáo viên cần cho học sinh nhắc lại các công thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông. Có thể tóm tắt các hệ thức đo như sau: 9
- H: Rút ra yếu tố cần tìm? AH Ví dụ 2: Bài toán cần tìm thêm yếu tố trung gian. Tìm x, y trên hình vẽ. A 6 8 x y B C H Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung H: đọc hình vẽ? -Cho tam giác vuông biết A hai cạnh góc vuông. Tính H: nêu yếu tố bài cho và 6 8 hai hình chiếu. x y yếu tố cần tìm? B C H H: nêu định lí liên quan -Bình phương cạnh góc tới yếu tố bài cho và yếu vuông bằng cạnh huyền tố cần tìm? nhân hình chiếu của nó. H: viết hệ thức đó cho -HS viết hệ thức ˆ 0 hình vẽ? ABC ( A =90 ),AH BC H: trong công thức còn - Còn hai yếu tố chưa BC AB2 AC 2 2 2 mấy yếu tố chưa biết, biết 6 8 100 10 tính được hình chiếu AB2 = BH.BC chưa? -Cần tìm thêm BC =>62 = x.10 H: để tìm x cần biết thêm 62 HS vận dụng định lí => x = 3,6 yếu tố nào? 10 Pitago tính BC H: tính được BC không? HC = BC – BH HS nêu cách tính BH,CH Nêu cách tính? = 10 - 3,6=6,4 HS khá giỏi nêu cách H: tính HB,HC? tính khác H: nêu cách giải khác? 11
- Có đường cao rồi nêu cách tính hai cạnh góc Dùng dịnh lí Pitago tính vuông? các cạnh góc vuông Sau khi đã quen với cách phân tích bài toán qua các ví dụ đơn giản, khi gặp bài toán phức tạp hơn như trong ví dụ sau HS có thề phân tích được bài toán để tìm ra lời giải. Ví dụ 4: Dạng toán giải bằng phương pháp đại số. Tìm x,y trên hình vẽ. x 2x 2 b' c' y Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung H: đọc hình vẽ? Cho tam giác vuông biết A đường cao ứng với cạnh x 2x huyền bằng 2 . biết một 2 cạnh góc vuông gấp đôi B b' c' C H cạnh góc vuông còn lại. y Tính cạnh huyền và hai ABC ( µA =900),AH BC cạnh góc vuông Với AB = x, AC = 2x, HS nêu các hệ thức H: tìm các hệ thức liên BC = y, (x>0,y>0) hệ giữa yếu tố bài cho và HS nêu hai hệ thức: hệ Ta có y.2 = 2.x.x yếu tố cần tìm. thức cạnh huyền nhân => y = x2 ,(1) đường cao tương ứng bằng tích hai cạnh góc Theo Pitago ta có H: qua các hệ thức đó ta vuông và hệ thức của 2 2 có điều gì? y 2x x x 5 ,(2) định lí Pitago 13
- tố chưa biết của tam giác ABC? Tính cạnh huyền dựa vào H: tam giác vuông biết định lí Pitago bai cạnh ta tính cạnh còn ABC ( µA =900) lại như thế nào? Biết cạnh đối và cạnh kề 2 2 H: ta biết được yếu tố BC AB AC Tính được tan hoặc cot 32 42 5 (cm) nào của góc B? của góc B 4 H: tính được yếu tố nào tanB = 3 của góc B? HS trình bày cách bấm Bµ 530 H: nêu cách bấm máy để máy µ 0 µ 0 tính góc B? C 90 B 37 HS nêu cách tính góc C H: nêu cách tính góc C? HS nêu các cách giải H: nêu cách giải khác? khác H: chọn ra cách giải tối - Nên chọn cách giải sử ưu? dụng các yếu tố bài cho hơn là cách giải sự dụng các yếu tố vừa tìm được đề tránh sai sót dây chuyền hoặc sử dụng kết quả xấp xỉ khi tính toán 15
- GV hướng dẫn HS sử cot cos530 6 dụng tính chất của tỉ lệ 1 NP 6.1 PN 10(cm) thức để rút ra được NM. cos530 H: với cách phân tích tương tự phân tích để tìm cạnh NP? Biết cạnh kề tính cạnh huyền của góc P ta sử dụng tỉ số cos của góc P 5.4.2. Khả năng áp dụng Chương I hình học lớp 9 là chương với kiến thức khá cô đọng, các bài tập chủ yếu vận dụng, củng cố các kiến thức mới học nên việc áp dụng giải pháp trên mang lại hiệu quả tích cực. Trong tiết luyện tập học sinh đã biết lựa chọn hệ thức phù hợp để giải một số bài toán đơn giản, từ đó các em có hứng thú hơn với việc học bộ môn toán. Ngoài ra giải pháp còn có thể áp dụng với các tiết luyện tập khác trong chương trình toán THCS của toàn huyện. 5.4.3. Kết quả thực hiện Bằng những biện pháp đã nêu ở trên, trong qua trình giảng dạy, kết hợp với quá trình theo dõi thử nghiệm thực tế, kết quả cho thấy hiệu quả vận dụng của các em được nâng cao rõ rệt. Học sinh đã có phương pháp học tập chất lượng hơn, bước đầu đã có hứng thú với những tiết luyện tập trong chương I hình học lớp 9, biết lập luận bài toán có lôgíc và suy nghĩ hướng giải của bài toán. Kĩ năng vận dụng từ lí thuyết vào bài tập đã có chuyển biến. Các em biết cách trình bày bài toán một cách khoa học logic hơn. Sau hai năm áp dụng giải pháp, năm nay tôi có áp dụng thêm phương pháp dạy học tích cực kết hợp thì kết quả nhận được rất khả quan. Đặc biệt là giờ luyện tập không còn bị nhàm chán, các em rất tích cực tham gia vào tiết học. Số bài kiểm tra đạt điểm trên trung bình năm 2015-2016 là 87,3% đã tăng lên trong năm 2016-2017 là 89,2% và năm 2017-2018 là 98,4%, không có bài điểm dưới 3. 17
- các em học sinh thể hiện rất rõ trong kết quả mà các em đạt được. Nhiều học sinh học yếu đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số tồn tại, do thời lượng tiết học hạn chế, một số học sinh kiến thức cơ bản nắm chưa chắc chắn nên phần nào ảnh hưởng đến tiến trình giờ dạy. Sáng kiến này giúp học sinh học các tiết Luyện tập chương I hình học 9 trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn, làm cho tiết học đạt hiệu quả cao hơn. Khơi dậy được sự đam mê học Toán nói chung và giảm được tâm lí "ngại" học tiết Luyện tập, đặc biệt là Luyện tập chương I hình học 9. 6. Bài học kinh nghiệm rút ra khi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích vào thực tế. Khi áp dụng giải pháp cho mỗi lớp học khác nhau thì tùy theo học lực của các học sinh trong lớp mà giáo viên cần chọn ra các dạng bài tập có mức độ dễ khó phù hợp vừa sức để đạt được mục tiêu của tiết học và đảm bảo được thời lượng của tiết học. Giáo viên cần chủ động học tập thêm các phương pháp tổ chức lớp học theo phương pháp mới trên nhiều kênh thông tin khác nhau dựa vào sự phát triển của công nghệ 4.0, làm cho giờ học trở nên hấp dẫn thu hút hơn. Sự hỗ trợ của công nghệ là không thể thiều góp phần giảm thời gian ghi chép của GV và HS như máy chiếu đa vật thể, tivi, bảng nhóm. Nhờ đó GV và HS có nhiều thời gian hơn để tương tác với nhau.Do đó GV cần áp dụng triệt để các phương tiện hỗ trợ này trong tiết học. Bên cạnh đó nhóm bộ môn cần tăng cường dự giờ làm các chuyên đề để giúp đỡ đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp, hoàn thiện các giải pháp để nhân rộng trong nhóm bộ môn cho các khối lớp khác trong trường. 7. Đề xuất, kiến nghị Việc dạy học là một quá trình phức tạp đầy cam go, đòi hỏi người dạy phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Luôn luôn tìm ra hướng đi đúng đắn cho quá trình dạy học của bản thân, sẽ không có một PPDH nào để áp dụng cho mọi kiểu bài lên lớp, áp dụng cho mọi đối tượng học sinh. 19