Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh thông qua việc dạy từ vựng

doc 21 trang sangkien 13961
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh thông qua việc dạy từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_mon_tieng_anh_thon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh thông qua việc dạy từ vựng

  1. Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 thông qua việc dạy từ vựng Sơ yếu lý lịch 1. Họ và tên: Trịnh Thuý Ngà 2. Ngày tháng năm sinh: 25 – 12 – 1990 3. Chức vụ: Giáo viên bộ môn tiếng Anh. 4. Năm vào ngành: 8/2011 Số năm công tác: 3 5. Đơn vị công tác: Trường tiểu học Kim Thư – Thanh Oai – Hà Nội 6. Chuyên ngành đào tạo: Cao đẳng sư phạm Giáo viên: Trịnh Thuý Ngà Trường tiểu học Kim Thư 1
  2. Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 thông qua việc dạy từ vựng Mục Lục Nội dung Trang 1.Đặt vấn đề 2 2: Nội dung và biện pháp giải quyết 3 2.1: Khó khăn, thuận lợi, và sự cần thiết của đề tài 3 2.2: Thuận lợi 4 2.3: Khó khăn 4 2.4: Sự cần thiết của đề tài 5 2.4.1: Cơ sở lý luận 5 2.4.2: Cơ sở thực tiễn 5 2.5 Phạm vi áp dụng của đề tài 6 2.6 Giải pháp thực hiện 6 2.6.1 Quá trình thực hiện 6 2.6.2 Biện pháp tổ chức thực hiện 10 2.7 Tính mới của đề tài 12 2.8 Khả năng áp dụng 13 3:Kết quả 14 4.Những bài học kinh nghiệm 14 5.Kết luận và khuyến nghị 15 5.1.Kết luận 15 5.2.Khuyến nghị 16 6. Tài liệu tham khảo 17 Giáo viên: Trịnh Thuý Ngà Trường tiểu học Kim Thư 2
  3. Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 thông qua việc dạy từ vựng I/ ĐẶT VẤN ĐỀ A.CƠ SỞ KHOA HỌC Như chúng ta đã biết ngoại ngữ rất quan trọng đối với chúng ta trong thời thời đại công nghiệp hóa-hiện đại hóa đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Nó được ví như chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở mang tầm nhìn và có thể đi khắp mọi nơi trên thế giới, vươn tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống mà ngôn ngữ chung cho toàn thế giới là tiếng Anh. Đât nước ta ngày càng phát triển đỏi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi những xu hướng chung của thời đại công nghệ thông tin. Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nhằm phát triển nhân cách của con người đáp ứng với những yêu cầu của thời đại. Trong các môn học của chương trình tiểu học nó mang một nội dung cụ thể nhằm hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ của học sinh một cách toàn diện. Đối với bộ môn Tiếng Anh góp phần không nhỏ phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh. Bởi vậy việc đưa chương trình Tiếng Anh vào dạy trong chương trình tiểu học đã được thực hiện trong nhiều năm qua để tạo nền tảng cho học sinh nắm bắt với xu thế của thời đại trong thời gian đến và tạo đà phát triển cho các em sau này. Hầu hết trẻ em trên cả nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều được làm quen với bộ môn Tiếng Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong các trường phổ thông. Bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đối với học sinh lớp 3 các em mới bước đầu làm quen với chương trình tiếng Anh nên các em còn hạn chế trong cách giao tiếp dù các em vẫn hiểu bài nắm được cấu trúc câu nhưng muốn diễn đạt ý còn ngại ngùng, lúng túng khi nói. Để đáp ứng được yêu cầu học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả. Qua nhiều năm giảng dạy tiếng Anh và trích lũy kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp tôi đã vận dụng một số phương pháp rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 3 nhằm tạo cho các em hứng thú và tự tin trong giao tiếp, xin được chia sẻ với các đồng nghiệp. B. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngày nay việc học ngoại ngữ rất phong phú và đang dạng song bất kỳ đối tượng và hình thức nào thì việc học tiếng Anh theo 4 kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Trong mỗi đơn vị bài học cụ thể thì 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được rèn luyện phát triển nhằm mục đích giúp học sinh nói tiếng Anh tốt. Và học sinh có đủ tự tin nói Tiếng Anh trong đời sống hằng ngày không? Câu hỏi này chắc chắn giáo viên nào cũng luôn đặt trong đầu và tìm tòi nghiên cứu câu trả lời cho phù hợp và mục đích cuối cùng của người học cũng như người dạy là tiến tới khả năng giao tiếp tốt. C. CƠ SỞ THỰC TIỄN Hiện nay sử dụng tiếng Anh giao tiếp là hết sức quan trọng và cần thiết. Cũng như đứa trẻ khi biết đọc biết viết thì phải nói trước tiên.“Nói” là một trong bốn kỹ năng quan trọng trong việc dạy tiếng Anh để học sinh có khả năng thực Giáo viên: Trịnh Thuý Ngà Trường tiểu học Kim Thư 3
  4. Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 thông qua việc dạy từ vựng hành giao tiếp nhanh và đạt hiệu quả cao nhất. Học sinh tiểu học ở địa phương còn yếu cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc , viết. Nhất là các em rất ngại nói tiếng Anh trong giờ học do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tâm lý ngượng ngùng, dè dặt, ngại các bạn cười khi mình nói sai; do lớp học đông, giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Tổ chức luyện nói tốt sẽ giúp khắc phục những hạn chế trên. Kỹ năng nói giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện nhiều hơn trong một tiết học. Thực hiện được nguyên tắc trong mỗi giờ học ngoại ngữ : Ôn cũ - luyện mới . Mọi kiến thức mới đều được gợi mở dần dần từ những kiến thức đã được học ở bài trước làm cho học sinh không sợ bài mới. “Học thầy không tày học bạn”, trong khi luyện nói học sinh có thể học hỏi lẫn nhau, sửa lỗi cho nhau, tự do nói theo ý của mình mà không ngại thầy cô giáo. Thông qua thực hành nói, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, khắc phục được sự ức chế khi trong lớp chỉ có một số học sinh giỏi tham gia phát biểu, do vậy sẽ lôi cuốn được toàn thể học sinh trong lớp tham gia hoạt động kể cả các em học trung bình hoặc yếu. Tăng cường khả năng ứng xử của học sinh trong các tình huống khác nhau, gây hứng thú, tự tin mạnh dạn cho học sinh khi đã thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh, giờ học sẽ trở lên vui vẻ, sôi nổi và đạt hiệu quả cao. II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Từ thực tế trên, bản thân tôi đã không ngừng học tập, nghiên cứu và thực nghiệm những thủ thụât ôn tập và kiểm tra từ vựng với mục đích nhằm tìm ra cách dạy hiệu quả nhất, phù hợp với các kiểu bài dạy trong chương trình Tiếng Anh THCS đồng thời giúp học sinh củng cố được vốn từ vựng để phát triển tốt các kỹ năng ngôn ngữ như Nghe - Nói - Đọc và Viết. III. PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU - Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học từ vựng Tiếng Anh ở trường THCS, từ đó rút kinh nghiệm cũng như học hỏi những phương pháp hay từ đồng nghiệp; lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua dự giờ để chọn lọc phương pháp dạy phù hợp. - Tham khảo các tài liệu về phương pháp giảng dạy: + Sách giáo khoa, giáo viên; + Tài liệu thay sách; + Cẩm nang người dạy Tiếng Anh; + Thiết kế bài giảng; - Sử dụng Internet thường xuyên để cập nhật thêm các thông tin liên qua đến đề tài. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Khó khăn, thuận lợi, và sự cần thiết của đề tài: a. Thuận lợi: Giáo viên: Trịnh Thuý Ngà Trường tiểu học Kim Thư 4
  5. Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 thông qua việc dạy từ vựng -Môn tiếng Anh là môn mới được áp dụng đối với học sinh tiểu học trong những năm gần đây. Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú, hoặc yêu thích với môn học còn mới mẻ này, nên mỗi khi lên lớp đa số học sinh rất tích cực. - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, cùng các anh chị đồng nghiệp đi trước đã tạo mọi điều kiện để việc dạy và học môn tiếng Anh tốt hơn. Có đầy đủ sách giáo khoa và thiết bị như: băng đài, đĩa, loa, máy chiếu phục vụ cho việc dạy và học. b. Khó khăn: - Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 02 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Nhưng muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, Giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học. Bên cạnh đó, các em học sinh ở đây do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này. Thêm vào đó, do điều kiện phát triển về mọi mặt còn hạn chế, điều kiện để các em học sinh tiểu học được tiếp xúc với các thông tin đại chúng, các chương trình giải trí sử dụng tiếng Anh còn ít. Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế, huống hồ là giao tiếp bằng tiếng Anh - Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không thành công. - Về phía học sinh, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà. Bởi vì là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh. - Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế cho nên, các em rất mau Giáo viên: Trịnh Thuý Ngà Trường tiểu học Kim Thư 5
  6. Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 thông qua việc dạy từ vựng quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên. Cho nên giáo viên cần chú ý đến tâm lý này của học sinh. c. Sự cần thiết của đề tài: *Cơ sở lý luận : Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. *Cơ sở thực tiễn: - Bất cứ một thứ tiếng nào trên thế giới, muốn giao tiếp được với nó, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn từ. Bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được trong ngôn ngữ, được sử dụng cho hoạt động giao tiếp. Do vậy, việc nắm vững số từ đã học để vận dụng là việc làm rất quan trọng. - Trong tiếng Anh chúng ta không thể rèn luyện và phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mà không dựa vào nền tảng của từ vựng. Thật vậy nếu không có số vốn từ cần thiết, các em sẽ không nghe được và hệ quả của nó là không nói được, đọc không được và viết cũng không xong, cho dù các em có nắm vững mẫu câu. Giáo viên: Trịnh Thuý Ngà Trường tiểu học Kim Thư 6