Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh trong nhà trường
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_tieng_anh_tron.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh trong nhà trường
- THAM LUẬN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TIẾNG ANH TRONG NHÀ TRƯỜNG” (Tham luận tại Hội nghị tổng kết năm học 2011-2012) Kính thưa các quý vị đại biểu! Kính thưa toàn thể các đồng chí! Về dự Hội nghị tổng kết năm học 2011-2012 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Phòng GD&CĐGD hôm nay, cho phép tôi thay mặt trường THTT ĐT được gửi lời kính chúc sức khoẻ tới toàn thể quý vị đại biểu và các đồng chí trong hội nghị! Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp! Trong Hội nghị tổng kết này, tôi xin phép được tham luận về công tác: “ Nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh trong nhà trường” Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết năm học 2011 – 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2012-2013 mà đ/c Lê Thu Trà Phó trưởng Phòng Giáo dục vừa thông qua. Kính thưa toàn thể các đồng chí! Năm học 2011 – 2012 được xác định là: “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Góp phần nhỏ vào thành tích chung của ngành, trong năm qua, trường THTT ĐT đã hoàn thành tốt chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là công tác “ Nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh trong nhà trường” Xuất phát từ Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30 tháng 9 năm 2008; kế hoạch số 855 ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về Kế hoạch tham gia thực hiện đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 của chương trình phát triển Giáo dục Trung học. Công văn số 523/PGD&ĐT-GDTH ngày 24 tháng 08 năm 2011 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đông Triều “về việc triển khai dạy tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2011 – 2012”. Tiếng Anh là ngôn ngữ được nhiều quốc gia sử dụng nhất, nó trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước, là ngôn ngữ giao tiếp giữa con người với con người trên toàn thế giới. Với xu thế Hội nhập quốc tế, Việt Nam đang ngày càng phát huy hết khả năng sẵn có trong mọi lĩnh vực. Ngôn ngữ giao tiếp trở thành công cụ đắc lực và có sức mạnh tiên quyết. Ngoài tiếng mẹ đẻ, người Việt Nam đã coi tiếng Anh như ngôn ngữ giao tiếp thứ hai, hết sức coi trọng và đưa chương trình tiếng Anh như một môn chính khoá vào các trường học. Trong nhà trường, tiếng Anh là một bộ môn khá mới mẻ, có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê với học sinh, xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn làm nản trí người học. Do đó GV cũng giống như một người nghệ sĩ, cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo cho đối tượng học những hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn mình phụ trách; áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến như phương pháp nêu vấn đề và hướng hs vào việc tìm kiếm phát hiện và giải quyết vấn đề, đồng thời kết hợp việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ và hiện đại, nhất là ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu cho hs. Cần sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp trên lớp học đến mức độ tối đa có thể: hs với gv, hs với hs nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen việc sử dụng tiếng Anh vào giao tiếp hàng ngày; khuyến khích hs học tiếng anh qua mạng Internet. Để nâng cao chất lượng dạy và học nhà trường luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các môn học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng như trang bị loa máy, máy tính, máy chiếu, phông chiếu phục vụ chương trình giảng dạy đạt hiệu quả cao.
- Lớp 1,2: học chương trình Phonics (Có phòng học riêng). Lớp 3,4: học chương trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục. Lớp 5: học chương trình tiếng Anh Let’s go của NXB Oxford. Kính thưa các quý vị đại biểu! Kính thưa toàn thể Hội nghị! Ở những vùng đô thị, thành phố, tiếng Anh trở thành nhu cầu cấp thiết của nhiều người. Nhiều trung tâm, câu lạc bộ mở ra khắp nơi đáp ứng nguyện vọng học tiếng Anh cho mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, từ trước đến nay, nhiều người cho rằng Đông Triều là huyện miền núi thì tiếng Anh đến với người học còn mới mẻ, lạ lẫm, nhận thức của nhiều người còn hạn chế, do đó tạo ra được niềm ham thích cho đối tượng học cũng không phải là dễ dàng. Nhưng trong thời gian qua việc dạy và học môn tiếng Anh trong các nhà trường trên địa bàn huyện đã được Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Đông Triều chỉ đạo và triển khai thực hiện đến tất cả các bậc học từ Mầm non, tiểu học đến THCS và đã đạt được những thành quả nhất định: việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh ở các cấp học đã chuyển biến ở cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Môn tiếng Anh đã vươn tới tầm cao cùng môn Tin học và đã trở thành môn thế mạnh của Đông Triều. Điều đó thể hiện rõ nét là số học sinh đạt giải ngày càng tăng qua các cuộc thi tiếng Anh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh và đã vươn tới cấp Quốc gia. Trường THTTĐT cũng góp phần không nhỏ vào thành tích đó cụ thể là: Thi IOE (Tiếng Anh qua mạng internet): Cấp huyện: 14 HS đạt giải: 5 giải Nhất, 2 giải Nhì, 4 giải Ba, 3 giải Khuyến khích; Cấp tỉnh: 6/6 Hs đạt giải (3 giải Nhất, 3 giải Nhì); Cấp quốc gia: 1HCV, 1 HCB, 1 HCĐ. Thi giao lưu Olympic Tiếng Anh: Cấp huyện: 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, Cấp tỉnh: 1 giải Nhất, 3 giải Nhì.Giao lưu Vòng chung kết Vinamilk tìm kiếm tài năng Việt tổ chức tại TP HCM trong tháng 8 vừa qua: đạt giải Ba cấp Quốc gia. Để đạt được những thành tích đáng khích lệ và tự hào trên là do nhà trường đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các vấn đề cơ bản sau: Một là: Thực hiện tốt sự chỉ đạo và triển khai đồng bộ từ các cấp quản lý đến các cơ sở giáo dục. Nhân điển hình lên các trường trong toàn huyện. Hai là: Xác định và tuyên truyền sâu rộng đến các đối tượng trong và ngoài nhà trường về vị trí, vai trò và sự cần thiết của môn học tiếng Anh trong nhà trường. Ba là: Đội ngũ giáo viên phải thường xuyên trau dồi, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phát hiện kịp thời hs có năng khiếu môn tiếng Anh để lựa chọn đội tuyển ôn luyện. GV phải tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do sở giáo dục và phòng giáo dục tổ chức. Hiện nay, trường chúng tôi có 1 đ/c GV đang tham gia lớp đào tạo giảng viên cốt cán tiểu học do Bộ GDĐT và Hội đồng Anh tổ chức tại Hà Nội 1 tuần/tháng. Bốn là: Tăng cường CSVC, các điều kiện thiết yếu. Tích cực bổ sung tài liệu phục vụ tốt cho việc ôn luyện đội tuyển. Thường xuyên khai thác tài liệu trên mạng Internet. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, trường THTTĐT sẽ quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2012 – 2013. Cuối cùng, tôi xin kính chúc các vị đại biểu cùng toàn thể Hội nghị dồi dào sức khoẻ, gia đình hạnh phúc. Kính chúc các đ/c đồng nghiệp bước vào năm học mới vui vẻ và đạt kết quả tốt đẹp./. Xin trân trọng cảm ơn!.