Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_truc_tuyen.docx
- Lưu Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Vinh_ Đề tài Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tu.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 1. Tầm quan trọng của việc dạy học trực tuyến 1 2. Thực tế của việc dạy học trực tuyến trên thế giới và Việt nam 1 2.1. Thực tế việc dạy học trực tuyến trên thế giới 1 2.2. Thực tế việc dạy học trực tuyến ở Việt Nam 2 II. Đối tượng nghiên cứu 4 III. Phương pháp nghiên cứu 4 IV. Cấu trúc của đề tài 4 NỘI DUNG 5 I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 5 1. Cơ sở lý luận 5 1.1. Tổng quan về dạy học trực tuyến 5 1.2. Đặc điểm của dạy học trực tuyến 6 1.3. Ưu điểm trong dạy học trực tuyến 8 1.4. Hạn chế trong dạy học trực tuyến 8 2. Hệ thống quản lý dạy học trực tuyến (LMS- Learning Management Systems) 9 3. Cơ sở thực tiễn 9 3.1. Thực trạng của việc dạy học trực tuyến được khảo sát từ phía học sinh 9 3.2. Thực trạng của việc dạy học trực tuyến được khảo sát từ phía giáo viên 12 II. Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng 13 2. Kinh nghiệm dạy học trực tuyến 13 2.1. Công tác chuẩn bị 13 2.2. Trong quá trình dạy 26 2.3. Củng cố tiết học trực tuyến vào cuối giờ 26 2.4. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến 27 2.5. Lưu trữ bài giảng 27 III. Kết quả đạt được 27 3.1. Về chất lượng đại trà 28 1
- DANH MỤC VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh THPT : Trung học phổ thông GD- ĐT : Giáo dục – Đào tạo CTGDPT : Chương trình giáo dục phổ thông BGD- ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo GDCD : Giáo dục công dân KHKT : Khoa học kỹ thuật UBND : Ủy ban nhân dân KK : Khuyến khích TN : Tốt nghiệp PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ GVBM : Giáo viên bộ môn CNTT : Công nghệ thông tin 2
- phát minh ra “máy dạy học”, điều này cho phép các trường quản lý hướng dẫn được lập trình cho học sinh của họ. Mãi đến năm 1960, chương trình đào tạo dựa trên máy tính đầu tiên đã được giới thiệu với thế giới. Chương trình đào tạo dựa trên máy tính này (hoặc chương trình CBT) được gọi là Logic lập trình PLATO cho các hoạt động giảng dạy tự động. Ban đầu nó được thiết kế cho các sinh viên theo học tại Đại học Illinois, nhưng cuối cùng được sử dụng trong các trường học trong toàn khu vực. Với sự ra đời của máy tính và internet vào cuối thế kỷ thứ 20, các công cụ E- learning và phương pháp phân phối được mở rộng. MAC đầu tiên trong những năm 1980 cho phép các cá nhân có máy tính trong nhà của họ, làm cho nó dễ dàng hơn cho họ để tìm hiểu về các đối tượng cụ thể và phát triển bộ kỹ năng nhất định. Sau đó, trong thập kỷ tiếp theo, môi trường học tập ảo bắt đầu thực sự phát triển mạnh, mọi người được tiếp cận với vô số thông tin trực tuyến và các cơ hội học tập. Trong những năm 2000, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng E-learning để đào tạo nhân viên của họ. Các công nhân mới và có kinh nghiệm cũng đã có cơ hội cải thiện cơ sở tri thức ngành của mình và mở rộng các kỹ năng. Ở nhà, các cá nhân được cấp quyền truy cập vào các chương trình cung cấp cho họ khả năng kiếm tiền trực tuyến và làm phong phú thêm cuộc sống của họ thông qua kiến thức mở rộng. Hôm nay, E- learning đã phổ biến hơn bao giờ hết, đa số cá nhân nhận ra những lợi ích mà học tập trực tuyến có thể cung cấp. Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới đã làm thay đổi vô số thói quen của con người. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, nhiều hoạt động của con người đã dần dịch chuyển sang trực tuyến. Những tác động sâu sắc của đại dịch đang được đặc biệt cảm nhận trong giáo dục. Hệ thống giáo dục của các nước phải thay đổi để duy trì tính liên tục của chương trình học. Giáo dục online trở thành một phương pháp kịp thời và thông minh nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ thông tin. Theo đó, các nước đều đưa vào triển khai hoặc nâng cấp quy mô giảng dạy từ xa trên cơ sở tận dụng nhiều phương tiện công nghệ. Hầu hết các nước sử dụng mạng internet để cung cấp các nền tảng học online như Argentina, Croatia, Trung Quốc, Cyprus, Ai Cập, Pháp, Hi Lạp, Ý, Nhật, Mexico, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Saudi Arabia, UAE và Mỹ. Một số phần mềm được sử dụng rộng rãi hiện nay là Zoom, Google Meet, 2.2. Thực tế việc dạy học trực tuyến ở Việt Nam Ở Việt Nam việc học trực tuyến đã ngày càng phổ biến hơn: Từ các khóa học ngắn hạn đến các chương trình đào tạo dài hạn. Nếu trước đây người ta còn lo lắng có nên học trực tuyến hay không thì sau hàng chục năm giáo dục trực tuyến tại Việt Nam đã dần khẳng định được chất lượng cũng như vị thế và vai trò của học trực tuyến trong thời kỳ cách mạng 4.0. 2
- và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 từng địa phương, đảm bảo yêu cầu đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát, kết hợp dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, việc áp dụng dạy học trực tuyến từ năm 2020 đến nay đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Các em học sinh nhạy bén và tiếp cận công nghệ nhanh hơn. Trong quá trình học trực tuyến, các em được thực hiện các sản phẩm học tập theo nhóm, làm bài thuyết trình, video, thiết kế poster, làm phim ngắn Các kỹ năng rất có lợi trong việc học tập và làm việc cho các em trong tương lai, đặc biệt trong thời đại phát triển của công nghệ số. II. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng. III. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp: - Phân tích tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phướng pháp khảo sát thực tiễn. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp đối chiếu so sánh. - Phương pháp phỏng vấn. IV. Cấu trúc của đề tài - Phần một: Đặt vấn đề. - Phần hai: Nội dung. - Phần ba: Kết luận. 4