Sáng kiến kinh nghiệm Mục tiêu phấn đấu của những ai làm nghề dạy học

doc 21 trang sangkien 9260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mục tiêu phấn đấu của những ai làm nghề dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_muc_tieu_phan_dau_cua_nhung_ai_lam_ngh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Mục tiêu phấn đấu của những ai làm nghề dạy học

  1. Kinh nghiệm giáo viên giỏi – Trương Thị Kim Hạnh – Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, LX “GIÁO VIÊN GIỎI” Mục tiêu phấn đấu của những ai làm nghề dạy học ___ PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Trong thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú, có một nghề rất gần gũi và thân thương đối với con người, đó là nghề dạy học. Khi đề cập đến nghề dạy học, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí”; người làm nghề dạy học được mọi tầng lớp trong xã hội đề cao, quí trọng, tôn vinh và gọi là “Thầy”. Như vậy, “Thầy giáo” là từ dùng để chỉ những ai làm công việc truyền đạt cho người khác về tri thức, về nghề nghiệp kể cả kinh nghiệm của người đi trước cho người đi sau nhằm phát triển nhân cách theo mục tiêu phát triển của xã hội. Ở một gốc độ khác thì “Thầy giáo” là tựu trung những giá trị cao quí của của con người, thầy giáo mang đến cho học sinh những giá trị tinh hoa của nhân loại thông qua quá trình truyền đạt và tiếp thu tri thức hay còn gọi là quá trình dạy – học. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ngày nay, người làm nghề dạy học còn được gọi là “Giáo viên”. Để xứng đáng với vị trí của mình khi thực hiện trọng trách là người dẫn dắt học sinh đi tìm tri thức, giúp học sinh từng bước chiếm lĩnh và tích lũy những kinh nghiệm quí báu trong nền văn minh nhân loại, người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất và năng lực chuyên môn, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi. Giáo viên giỏi là người giúp đỡ học sinh với tất cả sự tôn trọng của mình. Người Thầy giỏi giúp học sinh mình có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, là người giúp cho học sinh biết cách ra quyết định hợp lý trong mọi điều kiện. Người Thầy giỏi trong mắt học trò là người có tư cách đạo đức trong sáng, có năng lực hơn người và là hình mẫu trong quá trình xây dựng xã hội mới. Một giáo viên giỏi là người có thể dạy cho tất cả các đối tượng học sinh và luôn thấu hiểu đối tượng một cách tường tận, thấu đáo. Nói giỏi là như vậy! nhưng xem ra liệu mình có đủ tự tin để khẳng định “Thông minh hơn học sinh lớp 5”, dù là sân chơi nhưng đó cũng là điều chúng ta cần suy gẫm để khắc phục những thiếu sót, hạn chế dù là chủ quan hay khách quan. Yêu cầu của xã hội đối với người làm công tác dạy học là như thế đó, vinh quang của những ai làm nghề dạy học là như vậy. Yêu cầu và vinh dự đó không ai làm nghề dạy học mà không biết, vì nó đã được truyền đạt trong suốt quá trình 1
  2. Kinh nghiệm giáo viên giỏi – Trương Thị Kim Hạnh – Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, LX học tập, rèn luyện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm và cả trong lịch sử phát triển xã hội, trong truyền thống của dân tộc và thực tiễn nghề nghiệp. Nhưng để trở thành giáo viên giỏi không đơn giản, mà là một quá trình lâu dài, đồng bộ, hài hoà giữa nhận thức và hành động của mỗi con người. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và lợi thế của công nghệ thông tin mà có người cho rằng “Một ngày bằng hai mươi năm trước đó”, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu và nguồn nhân lực đó tất yếu phải qua đào tạo và đạt chất lượng tốt. Học trò giỏi chỉ học được từ người thầy giỏi, còn thầy giỏi chưa chắc có học trò giỏi. Do vậy, để có nhiều trò giỏi thì tập thể sư phạm phải là những người giỏi. Điều này ai cũng thấu hiểu, từ các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho đến các cấp quản lý giáo dục và hơn ai hết là những người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Mới đây nhất, tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 (khoá XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, nội dung về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong 9 nhiệm vụ, giải pháp là “Phát huy đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Một lần nữa, Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò, vị trí và nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ làm công tác giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội. II. Lý do chọn đề tài Không chỉ là giáo viên mà bất cứ ai trong xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp của mình đều mong muốn mình không thua kém người khác, vì con người ai cũng có tinh thần cầu tiến, vươn lên khẳng định bản thân, thể hiện năng lực, sở trường đóng góp xây dựng và phát triển xã hội dù một phần nhỏ bé. Tôi là giáo viên cũng như những đồng nghiệp khác luôn có khát vọng trở thành giáo viên giỏi, xem đó là mục tiêu, là lý tưởng để phấn đấu trong suốt quá trình tác nghiệp của mình, đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay các tầng lớp trong xã hội đã và đang đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bác cho rằng “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Tiếp thu tinh hoa tư tưởng phương Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. 2
  3. Kinh nghiệm giáo viên giỏi – Trương Thị Kim Hạnh – Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, LX Từ dẫn luận trên cho thấy để phấn đấu trở thành giáo viên giỏi không chỉ là trách nhiệm của người làm công tác giáo dục mà còn là yêu cầu của xã hội đối với những ai làm nghề dạy học, là mục tiêu phấn đấu của từng giáo viên, đặc biệt trong nền văn minh tri thức ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực, cố gắng vươn lên không ngừng, ra sức tự học, không ngừng sáng tạo để có thể đảm đương được sứ mệnh của mình. Theo suy nghĩ chủ quan, thì giáo dục trong nền kinh tế thị trường dù là định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng hiện nay một bộ phận không nhỏ trong xã hội vẫn xem nặng nội dung kinh tế và lợi nhuận hơn là chú ý đến chất lượng giáo dục, đào tạo, giá trị cốt lõi và truyền thống tốt đẹp của nghề dạy học ít được quan tâm, ở một phạm vi nào đó chúng ta nhận thấy mờ dần hình ảnh của những thầy giáo, cô giáo với tác phong chuẩn mực, nhân hậu, dễ gần và tấm lòng bao dung luôn mở rộng vòng tay với học trò và quan trọng hơn là yêu cầu của xã hội “Để dạy một Thầy giáo phải biết mười” không còn là thước đo chủ yếu đối với người làm nghề dạy học. Những hạn chế trên không phải hoàn toàn do khách quan hay chủ quan của người làm nghề dạy học mà có một phần do cách thức tổ chức quá trình đào tạo giáo viên, do mặt trái của xã hội tác động quá lớn. Hiện nay, trong hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước còn bao nhiêu trường sư phạm đúng nghĩa trọn vẹn của nó để có một đội ngũ thầy và trò vừa hồng vừa chuyên như trước đây. Thực trạng trên, ngành giáo dục đã nhận ra và đang có động thái cần thiết về đổi mới đào tạo sư phạm sao cho phù hợp trong tương lai. Giáo viên giỏi bao giờ cũng là yêu cầu, là đòi hỏi của xã hội, là mục tiêu phấn đấu của giáo viên. Đó là yêu cầu khách quan. Để có đội ngũ những người thầy (tập thể sư phạm) đáp ứng được sứ mệnh trăm năm trồng người như Bác Hồ đã từng căn dặn. Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và đúc rút những kinh nghiệm cần thiết không phải để khẳng định bản thân mình như thế nào, nhưng qua đó là dịp để so sánh giữa lý luận và thực tiễn, soi rọi lại bản thân cái gì làm được, cái gì chưa tốt để hoàn thiện mình hơn và có thể trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, cái mới luôn hình thành, quan trọng là biết tiếp nhận và làm mới nó như thế nào. Những nội dung trong phần nghiên cứu của bản thân có thể là không mới nhưng chắc rằng trong xu thế phát triển ngày nay thì những nội dung trên sẽ được làm mới ở những khía cạnh cần thiết, có thể giúp chúng ta tự tin thực hiện nhiệm vụ cao cả mà xã hội đã giao phó, nhân dân tin tưởng trao cho trọng trách đào tạo thế hệ trể đáp ứng yêu cầu 3
  4. Kinh nghiệm giáo viên giỏi – Trương Thị Kim Hạnh – Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, LX công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập ngày nay. III. Phạm vi nghiên cứu Phạm trù “Giáo viên giỏi” là đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong đề tài này. Theo đó, tập trung giải quyết ba nội dung cơ bản sau đây: thứ nhất cơ sở lý luận, thứ hai thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện hoạt động nghề nghiệp của giáo viên và thứ ba là bài học kinh nghiệm rút ra. Nhân cách của người giáo viên từ những nội dung mang tính lý luận đến thực tiễn theo yêu cầu xã hội hiện tại, chủ yếu là phẩm chất và năng lực sư phạm của giáo viên sẽ được xem xét, bàn kỹ trong phần nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, còn đề cập đến một số nét tính cách cần thiết nhằm giúp giáo viên thăng hoa trong hoạt động nghề nghiệp của mình. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trên cơ sở kiến thức lý luận về giáo dục học, tâm lý học, triết học; những yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với người giáo viên để đối chiếu với thực tiễn hiện nay khi đòi hỏi của xã hội ngày càng cao, thách thức ngày càng lớn, sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã đưa thế giới chuyển sang nề kinh tế tri thức. Giáo dục thế kỷ 21 có những biến đổi to lớn, đó là lấy “Học thường xuyên, học suốt đời” làm nền tảng, dực trên tiêu chí tổng quát là “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống với nhau và học để làm người”. Ngành giáo dục đề ra yêu cầu đối với giáo viên là “Không ngừng tự học và sáng tạo” thì những giá trị cốt lõi về phẩm chất và năng lực của người thầy giáo có gì khác biệt so với trước đây (cái cũ mang tính truyền thống và cái mới của thời đại). Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và yêu cầu cao đối với người làm công tác giáo dục và đào tạo thì những chuẩn mực mang tính truyền thống cần được bổ sung và làm mới nội dung gì, cách làm như thế nào và ra sao? cái nào phù hợp, không phù hợp, nội dung nào cần đặc biệt quan tâm trong điều kiện thực tế của đơn vị của địa phương. Đó chính là điểm mới trong nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Khi bàn luận “Làm thế nào để trở thành giáo viên giỏi” thì nhiều nhà giáo dục, các chuyên gia, những người nghiên cứu về lý luận giáo dục, lý luận dạy học trong và ngoài nước đưa ra nhiều yếu tố cần và đủ để đạt mục tiêu giáo viên 4