Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Khối 6 nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản tại trường PTDTBT THCS Trà Don
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Khối 6 nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản tại trường PTDTBT THCS Trà Don", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_khoi.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Khối 6 nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản tại trường PTDTBT THCS Trà Don
- 1 Mẫu báo cáo sáng kiến (Kèm theo Quy định về hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI 6 NÂNG CAO KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN TẠI TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON 1. Mô tả bản chất của sáng kiến 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: 1.1.1. Các bước thực hiện: Bước 1: Sử dụng các phần mềm ứng dụng để thực hiện tốt thao tác với chuột và bàn phím. Bước 2: Giúp học sinh nắm vũng các ký tự trên bàn phím cũng như thành thạo hơn việc gõ phim để đạt được yêu cầu trong các bài thực hành Bước 3: Giúp hoc sinh nắm vững nguyên tắc chỉnh dấu tiếng việt trong soạn thảo văn bản bằng các phần mềm Vietkey (Unikey). Bước 4: Soạn thảo văn bản thông dụng thường gặp trong đời sống hằng ngày theo đúng yêu cầu một cách hiệu quả. 1.1.2. Những phương pháp giúp học sinh nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản. Trong chương trình tin học lớp 6 về kĩ năng soạn thảo văn bản, yêu cầu các em cần đạt là phải thực hiện các thao tác từ cơ bản đến hoàn thiện về khả năng soạn thảo văn bản và thực hiện được một số kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản đảm bảo đúng thời gian trong các bài thực hành yêu cầu. Tuy nhiên, là môn học tự chọn, học sinh học trái buổi nên sĩ số các lớp chưa đều. Phòng học lý thuyết và thực hành tại phòng bộ môn nên máy móc chiếm diện tích lớn, chật hẹp nên học sinh ít tập trung thoải mái trong các giờ học. Đa số là học sinh miền núi, con gia đình người dân tộc Ca dong, không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ. Sử dụng máy tính ở nhà để thực hành học tập tìm hiểu thêm là điều quá khó. Với mong muốn các em có thể rèn luyện kĩ năng thực hành các thao tác sử dụng máy tính, bàn phím, chuột, hay soạn thảo văn bản thành thạo giúp các em có được nền tảng để học tốt các nội dung chương trình bảng tính, lập trình, phần mềm trình chiếu powepoint, ở các lớp sau này là điều mà hầu như các giáo viên bộ môn Tin học miền núi đều trăn trở. Bên cạnh đó, thông qua một số tiết dạy lý thuyết, thực hành của đồng nghiệp. Bằng hình thức kiểm tra bài cũ, soạn thảo văn bản trên máy tính, so với môn học
- 2 khác chỉ học lý thuyết mà tôi dự giờ và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi nhận thấy môn học này vẫn hứng thú và thu hút, một số em tiếp thu rất nhanh, hình thành được các kỹ năng sử dụng máy tính tốt, tuy bên cạnh đó một số em tiếp thu bài còn hạn chế. Để soạn thảo một văn bản hoàn thiện không phải là đơn thuần đòi hỏi các em phải có kỹ năng sử dụng máy mà các em còn phải có kiến thức, kỹ năng xử lý văn bản. Mặt khác, các em đáp ứng với chương trình rèn luyện kỹ năng sống trong nhà trường, tập làm quen với các cuộc thi, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số vấn đề thực tiễn, cách trình bày soạn thảo đơn xin phép, biên bản họp phụ huynh, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt câu lạc bộ được chỉ dẫn thực hiện trên máy tính. Là một giáo viên giảng dạy, đứng trước thực trạng trên, tôi rất băn khoăn và lo lắng. Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số phương pháp giúp học sinh khối 6 nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản tại trường PTDTBT THCS Trà Don” với một số phương pháp cụ thể sau: a. Sử dụng các trò chơi, các phần mềm học tập xen kẻ vào giờ thực hành. - Ngoài những giờ học, cho học sinh luyện tập trên các phần mềm luyện tập chuột, luyện gõ phím như mario, mouse skills xen kẻ trong những buổi thực hành nhằm giúp các em nắm vững quy tắc sử dụng chuột cũng như gõ nhanh bằng 10 ngón. Phần mềm luyện gõ 10 ngón Mario (Mario Teaches Typing) Mario Teaches Typing là một trong những phần mềm hỗ trợ học đánh máy khá tốt dành cho đối tượng học sinh THCS. Phần mềm được thiết kế dưới dạng game Mario nhưng khéo léo lồng ghép các bài tập luyện gõ 10 ngón khá thú vị. Với Mario Teaches Typing, giúp các em thể vừa học vừa chơi và vừa cải thiện kỹ năng gõ 10 ngón của mình. Các màn chơi cũng được nâng dần theo độ khó để cải thiện tối đa kỹ năng của người học. Với Mario Teaches Typing, tâm lý áp lực khi học gõ 10 ngón thông thường sẽ không còn. Tạo tâm thái tốt cho các em trong mỗi tiết học Thực hành ở trường, vừa giúp các em thực hiện việc gõ phím trở nên nhẹ nhàng và dể dàng hơn rất nhiều.
- 3 Phần mềm rèn kỹ năng sử dụng chuột Mouse Skills Mouse Skills là phần mềm học tập trong chương trình tin lớp 6 bổ trợ hiệu quả giúp cải thiện năng lực sử dụng chuột trên máy tính, laptop của người dùng. Có tới 5 cấp độ sử dụng chuột khác nhau trong Mouse Skills, bên cạnh đó, các em sẽ được trải nghiệm các bài tập thực tế để ứng dụng và làm quen tốt hơn với các kỹ năng sử dụng chuột. Việc nắm được các kỹ năng sử dụng chuột với Mouse Skills rất quan trọng, thao tác nháy chuột, đúp chuột, phải chuột, giúp học sinh nâng cao khả năng sử dụng chuột, bàn phím để hỗ trợ khả năng thao tác trên máy sau đó áp dụng vào các bài thực hành khám phá “quan sát hệ mặt trời”, “học toán với Geogebra” Cả hai phần mềm gõ 10 ngón và thao tác với chuột bằng Mouse Skills đều được đưa vào dạy trong chương trình lớp 6, tuy nhiên thời lượng số tiết là có thời hạn và khá ít, các em lại không có máy để rèn luyện thêm thường khi về nhà do đó các em không thể sử dụng thành thạo các thao tác với chuột cũng như gõ phím bằng 10 ngón. Chính vì lí do đó, sau các buổi thực hành trên lớp, tôi thường cho các em 5-10 phút trong giờ giải lao giữa hai tiết để các em luyện tập sau mỗi tiết thực hành bằng những phần mềm luyện gõ và sử dụng chuột này. Đây là những phương pháp giải trí học mà chơi, chơi mà học để các em thấy vai trò cũng như những ứng dụng lý thú trong tin học giúp con người rất nhiều trong các lĩnh vực đời sống, tạo cho học sinh hứng thú luyện tập, nâng cao kỹ năng dùng chuột, bàn phím thực hành môn học này và cũng là kỹ năng nền tảng giúp các em học sinh có thể sử dụng máy tính hiệu quả hơn trong tương lai phục vụ chương trình học ở các lớp sau. b. Phương pháp giúp Hs gõ bàn phím nhanh và thành thạo hơn đạt được yêu cầu trong các bài thực hành. - Vì thời gian để các em thực hành gõ bàn phím ở trên lớp là còn rất ít. Ở lớp 6 chỉ có 2-4 tiết để học gõ 10 ngón, thời gian thực hành để học gõ như vậy là còn quá ít nhưng lại càng ít hơn khi máy tính phục vụ các em chưa đủ mà ở nhà tất cả các em đều không có máy tính để luyện tập. Để gõ bàn phím được nhanh thì các em phải biết cách đặt tay ở trên bàn phím, các em phải nhớ được cách sắp xếp các chữ cái trên bàn phím và cách gõ dấu tiếng việt theo kiểu Telex hoặc Vni.
- 4 - Để gõ bàn phím nhanh ta phải dùng 10 ngón, cách để tay trên bàn phím là: Hai bàn tay để hờ trên bàn phím, hai ngón trỏ đặt ở hai phím có gai (phím F và phím J), Khi gõ mỗi ngón chỉ gõ một số phím nhất định ở phần mềm Rapid Typing, mario đã hướng dẫn cách gõ này. - Các chương trình gõ thường cho phép nhiều kiểu gõ khác nhau. Hai kiểu gõ phổ biến nhất là kiểu Telex hoặc kiểu Vni. Hai kiểu đó được thể hiện ở bảng dưới đây. Để có chữ Kiểu TELEX Kiểu VNI Ă Aw a8 Â Aa a6 Đ Dd d9 Ê Ee e6 Ô Oo o6 Ơ ow hoặc [ o7 Ư uw hoặc ] u7 Để có dấu Sắc ( / ) S 1 Huyền ( \ ) F 2 Hỏi ( ) R 3 Ngã ( ~ ) X 4 Nặng ( . ) J 5 (Hình 1) Để gõ được nhanh và thành thạo thì chúng ta phải luyện tập, do điều kiện thực tế của Hs không có đủ mỗi em một máy tính và thời gian trên lớp để tập gõ còn hạn chế nên để các em gõ tốt được thì giáo viên phải chuẩn bị một mô hình bàn phím máy tính trên giấy rồi sau đó phô tô cho các em mỗi bạn một bản (Phô tô theo hình 1, 2 và 3 để các em mang ở nhà) để học gõ và giao nhiệm vụ cho các em về nhà phải học thuộc các chữ cái ở trên bàn phím, từ đó các em không phải khó khăn đi tìm các chữ cái khi gõ văn bản.
- 5 Hình 2 Qua cách này giúp các em thành thạo hơn trong việc gõ bàn phím. Nhưng để đạt được kết quả cao thì giáo viên phải kiểm tra công việc đã giao cho các em để xem các em về nhà có học bài lý thuyết hay không. Từ đó có biện pháp thích hợp như nhắc nhở, khuyến khích các em về nhà luyện tập, tuyên dương những em có kết quả gõ tiến bộ, Trong các tiết thực hành Gv phải thường xuyên kiểm tra xem các em đã gõ tốt chưa và nhận xét kết quả thực hành trong cuối tiết. c. Biết được cách chỉnh dấu trong Vietkey (Unikey) để thực hiện gõ dấu trong tiếng việt Trong các tiết thực hành tôi còn thấy Hs còn chưa biết cách chỉnh dấu ở Vietkey (Unikey) ngay cả ở học sinh khối 8,9. Để gõ dấu tiếng việt, nhiều máy sử dụng Vietkey, có máy thì sử dụng phần mềm Unikey vì vậy Gv cần chuẩn bị 2 phần mềm Vietkey và Unikey để hướng dẫn các em gõ dấu. Bàn phím chỉ là bảng chữ cái tiếng anh vì vậy để gõ dấu tiếng việt ta cần phải cài thêm vào máy phần mềm hỗ trợ gõ dấu tiếng việt là Vietkey (Unikey) Để khắc sâu cho Hs biết tác dụng của một trong hai phần mềm này Gv nên có những biện pháp để học sinh biết lý do và tác dụng cần dùng đến những phần mềm này. Đặt ra những câu hỏi để học sinh tự tìm hiểu ? Vậy không có phần mềm này chúng ta có gõ dấu tiếng việt được không Gv: Hướng dẫn Hs cách sử dụng phần mềm Vietkey (Unikey) (Thao tác này Gv phải làm chậm và làm 2- 3 lần để Hs quan sát được Gv: Gọi 2 -3 Hs lên bảng thực hiện việc chỉnh dấu để gõ chữ tiếng việt
- 6 Hs: Lên bảng thực hiện Gv: Cho Hs nắm được cách chọn bảng mã phù hợp với font chữ đã chọn Font chữ Bảng mã tương ứng .Vntime, .VnArial, TCVN3 VNI- Times, VNI- Helve, VNI-WINDOWS Time New Roman, Arial, Tahoma, UNICODE (Font chữ chuẩn) (Hình 3) - Trong chương trình tin 6 các em phải chỉnh và gõ được dấu trong văn bản, cách chỉnh dấu trong văn bản như sau: - Khởi động phần mềm soạn thảo, sau đó chọn font chữ, cỡ chữ (chọn cỡ chữ từ 12 - 14). - Khởi động Vietkey (Unikey), chọn bảng mã tương ứng với font chữ, chọn kiểu gõ (Vni hoặc Telex). (Với phần mềm Vietkey trong thẻ kiểu gõ nhớ chọn " bỏ dấu tự do" và chỉnh xong nháy nút Tasbar, còn Unikey chọn phím chuyển CTRL + SIFT và chỉnh xong nháy nút "Đóng") Gv: Cho Hs dưới lớp thực hành chỉnh dấu tiếng việt cho bảng tính với font Time New Roman, cỡ chữ 14, kiểu gõ mà em biết gõ theo kiểu gõ đó. Hs: Thực hành Gv: Kiểm tra và nhận xét kết quả thực hành của Hs, sửa sai cho những nhóm Hs còn mắc phải lỗi trong thực hành. d. Thực hiện được tốt các bài thực hành và soạn thảo văn bản đơn giản theo đúng yêu cầu của đề bài. Bước 1. Xác định mục tiêu chính, nội dung cơ bản và định hướng các kiến thức cần nắm kỹ. Để học sinh thực hiện tốt với các bài thực hành thì các em cần thành thạo thao tác đóng mở, lưu các văn bản, thành thạo thao tác làm việc với những văn bản mình tạo ra. Quản lý thư mục, tệp tin một cách khoa học, nhuần nhuyễn. Hình thành cho các em các bước đầu cơ bản nhất về soạn văn bản. Là học sinh lớp 6, nên cần chú ý đến từng kiến thức cơ bản, giúp các em hiểu kỹ thế nào là ký tự, dòng, đoạn văn, bài văn Ký tự chính là thành phần cơ bản nhất của văn vản, là một chữ cái, chữ số hay dấu câu bất kỳ và khoảng trống cũng gọi là ký tự. Liên hệ đến kiến thức thực tế, muốn tạo một đoạn văn ta làm thế nào? Dùng phím enter để xuống dòng mỗi khi kết thúc đoạn văn để học sinh nắm.